Tin mới
1
Á quân Nguyễn Kiều Oanh thể hiện ca khúc phim đang giữ top 1 phòng vé
Ca sĩ Nguyễn Kiều Oanh được siêu mẫu Xuân Lan mời hát nhạc phim "Cái giá của hạnh phúc" mang tên "Ước mơ thành ngôi sao". Nữ ca sĩ cho biết cô vui mừng vì góp một phần công sức cho đoàn phim. Hiện tại, theo thống kê của Box Office Vietnam, dự án điện ảnh này đang giữ top 1 phòng vé Việt với doanh thu hơn 14,3 tỉ đồng (tính tới sáng 22.4).
2
Cao Mỹ Kim khoe sắc tại 'THE MIC - Người dẫn chương trình tài năng 2024' với vai tró giám khảo
Ca sĩ, diễn viên đa tài Cao Mỹ Kim đã chính thức xác nhận sẽ đảm nhiệm vai trò giám khảo trong cuộc thi “THE MIC - Người dẫn chương trình tài năng 2024”. Với bề dày kinh nghiệm và chuyên môn trong lĩnh vực nghệ thuật, đặc biệt là khả năng dẫn dắt chương trình ấn tượng, Cao Mỹ Kim được kỳ vọng sẽ mang đến những góp ý quý giá cho các thí sinh tham gia cuộc thi.
4
MV OST của Lật Mặt 7 chính thức ra lò,
Không chỉ sở hữu dàn diễn viên đông đảo hiếm thấy trên màn ảnh Việt, dự án Lật Mặt 7: Một Điều Ước của đạo diễn Lý Hải còn khiến khán giả quan tâm bởi nhiều yếu tố đầu tư khủng khác. Bên cạnh phần bối cảnh nên thơ, hùng vĩ tại làng K’Long K’Lanh của Lâm Đồng, Lật Mặt 7 còn hứa hẹn “lấy nước mắt” người xem bởi những ca khúc OST đầy cảm động và ý nghĩa.
Ảnh
Ca sĩ có thẻ đen quyền lực
Theo SCMP, để sở hữu thẻ đen nhiều đặc quyền, các ngôi sao Kpop phải có trong tay khối tài sản khoảng 16 triệu USD, chi tiêu trung bình 120.000 USD/năm.

sunwin | sunwin

Á quân Nguyễn Kiều Oanh thể hiện ca khúc phim đang giữ top 1 phòng vé

Ca sĩ Nguyễn Kiều Oanh được siêu mẫu Xuân Lan mời hát nhạc phim "Cái giá của hạnh phúc" mang tên "Ước mơ thành ngôi sao". Nữ ca sĩ cho biết cô vui mừng vì góp một phần công sức cho đoàn phim. Hiện tại, theo thống kê của Box Office Vietnam, dự án điện ảnh này đang giữ top 1 phòng vé Việt với doanh thu hơn 14,3 tỉ đồng (tính tới sáng 22.4).
Cao Mỹ Kim khoe sắc tại 'THE MIC - Người dẫn chương trình tài năng 2024' với vai tró giám khảo

Ca sĩ, diễn viên đa tài Cao Mỹ Kim đã chính thức xác nhận sẽ đảm nhiệm vai trò giám khảo trong cuộc thi “THE MIC - Người dẫn chương trình tài năng 2024”. Với bề dày kinh nghiệm và chuyên môn trong lĩnh vực nghệ thuật, đặc biệt là khả năng dẫn dắt chương trình ấn tượng, Cao Mỹ Kim được kỳ vọng sẽ mang đến những góp ý quý giá cho các thí sinh tham gia cuộc thi.

"La La Land" của nhạc kịch Việt: Kẻ mộng mơ không khờ

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2017-03-09 08:03

"Mộng ước không xa vời" của PPAN có điểm tương đồng với "La La Land" vì cùng khiến những ai đã và đang đi qua thời thanh xuân đều có thể soi chiếu bản thân trong đó.

La La Land của đạo diễn Damien Chazelle, khi công chiếu ở Việt Nam vào năm 2016, lấy một tựa đề tiếng Việt, không thể đẹp và thích hợp hơn: Những kẻ khờ mộng mơ. Tác phẩm được nhận xét là “duyên dáng, hoài cổ, đau đớn và ngọt ngào đan xen. Bất cứ ai đã và đang đi qua tuổi trẻ đều có thể soi chiếu bản thân trong đó”.

Đó là một bộ phim đẹp về tình yêu và đam mê, mang lại cho người xem cảm giác đắm say và dang dở như nghe một bản nhạc jazz lãng mạn, không đầu không cuối. Cuối tháng 2 vừa qua La La Land được nhắc lại như một “hiện tượng” bất đắc dĩ sau sự cố trao nhầm giải tại Oscar.

Và thật trùng hợp, khi dư âm về “sự hồi sinh của những giấc mơ lãng mạn” chưa nguội thì trên sân khấu Hà Nội có một vở nhạc kịch mang tên Mộng ước không xa vời. Tác phẩm của Nguyễn Phi Phi Anh (PPAN) cũng đầy mộng mơ, hoài bão, đấu tranh, chọn lựa như Sebastian và Mia trong La La Land.

'La La Land' cua nhac kich Viet: Ke mong mo khong kho hinh anh 1
Mộng ước không xa vời quy tụ 35 diễn viên, 17 nhạc công và 15 kiến tạo viên. Họ đều trẻ và không chuyên.

Xem lần đầu, nhiều người hoang mang và không hiểu

Tất nhiên, Mộng ước không xa vời không phải là một bản sao của La La Land trên sân khấu nhạc kịch dù cùng nói về “những kẻ mộng mơ”. Xem tác phẩm của đạo diễn Damien Chazelle lần đầu, khán giả có thể ngay lập tức khóc, đồng cảm và thấy mình trong đó. Nhưng với tác phẩm của PPAN và đồng bọn, điều này dường như không thể.

“Một số bài hát quen quen, lời thoại nhân vật có vẻ triết lý nhưng tôi chẳng hiểu gì”, một khán giả đã bình luận như vậy khi Mộng ước không xa vời diễn đêm mở màn. Và đó không phải là một cảm xúc cá nhân. Tên nhân vật rối rắm, mạch truyện nhiều sơ hở, kết thúc dang dở, thông điệp khó hiểu – nhiều người đã nhận xét như vậy.

Nhưng nếu có cơ hội xem tác phẩm lần 2, để tâm đến lời thoại, bối cảnh và ca từ các bài hát. Bỗng dưng, người xem như được “giác ngộ” một điều gì đó. Và tất nhiên có thể dễ dàng cười và khóc cùng những tình huống của tác phẩm.

Virus H-Ô-Hô hóa ra là sự hão huyền. “Bà nội” của virus này, không ai khác chính là hoài bão. Hoãi bão đẻ ra sự suy diễn, suy tưởng. Và hão huyền – cái mà 2 tỷ người đã nhiễm phải - bắt đầu từ đó.

Hành trình xuyên không gian và thời gian của Ken và Mina để ngăn chặn đại dịch virus H-Ô-Hô có nguy cơ xoá sổ nhân loại, thực chất là cuộc du hành của 2 kẻ mộng mơ. Chỉ có 2 kẻ như thế mới đi tìm một thứ không có câu trả lời vì đến Benny và David - người sáng chế ra H-Ô-Hô - cũng chẳng biết virus từ đâu ra.

'La La Land' cua nhac kich Viet: Ke mong mo khong kho hinh anh 2
Ngoài các bản hit của Coldplay, Kelly Clarkson, vở nhạc kịch còn sử dụng nhạc Nhật và nhạc Hong Kong, với phiên bản tiếng Việt do PPAN viết lời. 

Mộng ước không xa vời có lẽ để dành riêng cho những ai vẫn còn trẻ nhưng đã kịp bước qua một thời thanh xuân. Ở đó, có ước mơ và hy vọng, cơ hội và thử thách. Ở đó, còn có những ảo tưởng đời thường, những suy nghĩ viển vông. Thậm chí, có cả nỗi cô đơn không thể giãi bày.

Trong tác phẩm của PPAN, nhiều khi người xem có cảm giác chẳng nhân vật nào liên quan đến nhân vật nào. Hoặc là, mỗi nhân vật đều có thể bước ra ngoài tác phẩm để đứng độc lập.

Cô đơn, đau đớn, giày vò như bà Hoài Bão, thô cứng, máy móc mà triết lý như nhân vật con Robot. Và một trí tuệ siêu việt nhưng cuối cùng cũng chẳng làm được trò trống gì, thậm chí bất lực như tiến sĩ David.

Khi đã hiểu, các nhân vật trong Mộng ước không xa vời bỗng trở nên sống động trong cảm nhận của khán giả. Từng lời hát, câu thoại, tưởng triết thuyết sáo rỗng hóa ra rất phù hợp với nhân vật và phục vụ cho một thông điệp xuyên suốt về mộng ước và hão huyền trong cuộc sống của mỗi người trẻ.

Nguyễn Phi Phi Anh và Sebastian: Ai cô đơn hơn ai?

Sebastian, được yêu, được nhớ. Mặc lòng, chàng nghệ sĩ jazz đó vẫn cô đơn vì đam mê, vì những giấc mơ lãng mạn. Nguyễn Phi Phi Anh, được hiểu, được đồng cảm. Và cũng rơi vào tình cảnh tương tự.

Mộng ước không xa vời là cái tôi của nam đạo diễn sinh năm 1991. Một cái tôi quá lớn. Cháy vé. Khán phòng không còn một chỗ trống. Nhưng không phải ai cũng hiểu tường tận điều mà PPAN xây dựng. Không ít người ném đá, chê bai. Và tất nhiên, không ai là đối tượng đáng trách.

Công chúng từng yêu mến PPAN với câu chuyện màu sắc cổ tích trong Góc phố danh vọng và trinh thám trong Đêm hè sau cuối. Do vậy, nhiều người khó có thể chấp nhận một PPAN quá viễn tưởng với cái tôi nghệ thuật ngày một cao.

Và điều đáng tiếc nữa, là không phải ai cũng chấp nhận và có cơ hội đi xem lần 2, để kịp hiểu những điều chưa thể hiểu về PPAN và tác phẩm nhạc kịch mới của anh.

'La La Land' cua nhac kich Viet: Ke mong mo khong kho hinh anh 3
Sân khấu được thiết kế lớp lang, toàn kính và có 2 cây khô không lá trước sân khấu.

Sân khấu của PPAN trong Mộng ước không xa vời được thiết kế lớp lang, tầng cao tầng thấp như chính con người của nam đạo diễn. Một sân khấu toàn kính. Nhân vật chạy, nhảy, múa, đi lại đều để lại bóng người trong kính.

Trước sân khấu là hai cái cây khô khốc, không lá – chơ vơ và cô đơn. Vậy mà một nhân vật thốt lên đầy "mơ mộng": “Cây nhiều lá nhỉ?”.

Kết thúc vở diễn, mộng ước, có thể sẽ không xa vời nhưng con người sẽ bị mờ dần đi khi bất chấp quy luật của thời gian, không gian. Và một nhân vật chính trong Mộng ước không xa vời đã mờ đi như thế.

Chi tiết này mang lại cảm xúc cao trào cho khán giả. Mờ đi là tột cùng của cô đơn, của hão huyền, của đam mê và của những mộng ước không đầu, không cuối.

Người viết từng bảo Nguyễn Phi Phi Anh rằng cả hai vở Đêm hè sau cuối và Góc phố danh vọng đều nhạt. Nhưng Mộng ước không xa vời thì khác, người xem phải nghiền ngẫm, phải thấu tỏ lời thoại và diễn biến của nhân vật mới biết đạo diễn đang muốn gửi gắm điều gì.

Tất nhiên, để làm được những điều mới lạ và không dễ hiểu ấy, Nguyễn Phi Phi Anh phải là một kẻ “mộng mơ nhưng không khờ”, tức là sống chết với đam mê nhưng cũng hành xử đầy lý trí.

Theo zing.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận