Tin mới
4
Phim Đóa Hoa Mong Manh làm lễ ra mắt tại Thành phố Hồ Chí Minh
Tối 11/4/2024 tại Thành phố Hồ Chí Minh, bộ phim Đóa Hoa Mong Manh tổ chức lễ công chiếu tại cụm rạp BHD Star Thảo Điền (Tầng 5, TTTM Vincom Mega Mall, 159 XL Hà Nội, Thảo Điền, TP Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh). Đây cũng là một hoạt động trong nằm khuôn khổ LHP quốc tế TPHCM lần thứ nhất (HIFF 2024) đang diễn ra từ ngày 6 đến 13/4.
5
Đạo diễn Lý Hải, tỉ mỉ đến từng chi tiết bối cảnh Lật Mặt 7
Đạo diễn Lý Hải, nổi tiếng là nhà làm phim chú trọng đến tính chân thực, tỉ mỉ đến từng chi tiết trong việc tạo dựng và tìm kiếm bối cảnh quay. Hậu trường kỳ công của Lật Mặt 7: Một Điều Ước, một lần nữa, cho thấy mức độ đầu tư và sự tìm tòi nghiên cứu chưa từng có trong điện ảnh Việt.
Ảnh
'Lật mặt 7' lộ diện dàn diễn viên khủng
Chiều ngày 08/12/2023 tại Chloe Gallery, ekip “Lật mặt 7” đã có buổi ra mắt dàn diễn viên phim. Với tổng số xấp xỉ 50 diễn viên, “Lật mặt 7” cũng là dự án đạt kỷ lục về đội ngũ diễn viên tham gia đông nhất từ trước đến nay của thương hiệu.

sunwin | sunwin

Gameshow truyền hình Việt: "Bội thực" vì ăn xổi ở thì!

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2016-05-06 08:05

"Món ăn tinh thần" của khán giả Việt giờ đây đang dần bị "xuống cấp" và với số lượng không được kiểm soát, gây ra hiện trạng "bội thực" đối với công chúng.

Khoảng 10 năm về trước, các gameshow trên màn ảnh nhỏ không quá 10 ngón tay thì hiện nay, sự phát triển của loại hình này được gia tăng đáng kể. Chưa bao giờ trên sóng truyền hình Việt tràn ngập nhiều chương trình thực tế và gameshow giải trí như bây giờ.

Chất lượng tỉ lệ nghịch số lượng

Sự phát triển này từng được xem là một tín hiệu đáng mừng bởi nó không chỉ đáp ứng nhu cầu nghe nhìn của khán giả mà còn tạo điều kiện cho các tài năng trẻ có cơ hội bứt phá. Tuy nhiên, sự lạm dụng một cách thái quá từ các đơn vị sản xuất và nhà đài, nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận đã phần nào gây ra những phản ứng tiêu cực. Bởi khi người người, nhà nhà đều cố gắng nghĩ ra nhiều chương trình để lên sóng, trong khi việc kiểm soát chất lượng chưa thực sự đảm bảo tạo nên gây ra tình trạng "bát nháo" trên sóng truyền hình là điều đương nhiên.

Có thể thấy, đa phần các chương trình giải trí hiện nay đều trung thành với format cũ, những gương mặt giám khảo quen thuộc và dàn thí sinh thiếu cá tính... vậy làm thế nào thu hút được sự quan tâm của khán giả? Phương án chung được các nhà sản xuất lựa chọn để giải quyết vấn đề: đó chính là tạo ra scandal nhằm kích thích người xem.

Phải chăng vì mải loay hoay tạo "chiêu trò" thu hút khán giả nên càng ngày chất lượng của loại hình giải trí này càng “tuột dốc không phanh”? Thậm chí, có nhiều cuộc thi không ngại phát triển thêm phiên bản nhí để sử dụng các thí sinh nhỏ tuổi, mở rộng phạm vi khai thác tài năng, gia tăng lợi nhuận cho nhà sản xuất.

"Ngắc ngoải" với những "món ăn" nhạt nhẽo

Có thể thấy, khi truyền hình được thương mại hóa, nhà sản xuất đã "mạnh tay" hơn trong việc đầu tư vào các chương trình giải trí cũng như những cuộc thi như một mặt hàng kinh doanh với lợi nhuận thu về cao gấp bội các lĩnh vực trên truyền hình khác. Từ đây, các nhà đài chỉ "ngồi mát" bán giờ phát sóng cho nhà sản xuất và thu tiền từ quảng cáo. "Giờ vàng" dành cho các nhu cầu thiết yếu của công chúng cũng trở nên nhạt nhòa trước những gameshow "khủng". 

Tuy nhiên, trong bất kì lĩnh vực nào cũng vậy, khi tỉ lệ cung – cầu bị chênh lệch quá nhiều sẽ phá vỡ sự cân bằng của thị trường và tạo ra những hệ quả liên đới. Hiện tại, showbiz Việt đang có khoảng 50 gameshow cũng như các chương trình thực tế, được phủ sóng rộng khắp các khung giờ. Việc xuất hiện nhan nhản như vậy khiến cho khán giả gần như bị bội thực và không còn “mặn mà” với gameshow mỗi khi bật tivi.

Thiết nghĩ, vai trò của các đơn vị tổ chức và nhà đài cũng giống như một đầu bếp. Muốn thực hiện món ăn ngon và có sức hấp dẫn nhưng người nấu không chịu khó đi tìm những nguyên liệu mới thì thành phẩm họ làm ra, người ta ăn hoài rồi cũng đâm ra ngán ngẫm và quay lưng đi tìm một món ăn khác mới lạ hơn. Vì vậy, một đầu bếp giỏi là người luôn tạo sự kích thích khẩu vị cho thực khách, như vậy mới mang lại cảm giác thèm thuồng, lôi kéo khán giả nhớ đến.

Giải trí thực thụ hay “ăn xổi ở thì”

Khác với 10 năm về trước, ngày nay nhu cầu giải trí càng được nâng cao, vì cái lợi trước mắt nên nhiều nhà sản xuất chương trình đã tập trung đẩy mạnh "mảnh đất mày mỡ" ở lĩnh vực ca hát, nhảy múa, người mẫu, thời trang và hài kịch. Điều này dần dẫn đến sự "xói mòn" các gameshow về đề tài tri thức. Thực trạng này đã vang lên hồi chuông báo động về sự thoái trào của xu hướng nâng tầm tri thức cho mỗi công dân, thông qua các chương trình truyền hình. 

Bởi xét về mặt tích cực, gameshow không chỉ là trò chơi giải trí đơn thuần mà còn góp phần gợi mở tư duy, óc sáng tạo cho người chơi và khán giả. Nếu như trước đây, hàng loạt những gameshow ra đời hướng đến nhiều đối tượng người xem và mang tính trí tuệ như Đường lên đỉnh Olympia, Rung chuông vàng, Làm giàu không khó, Đường đến thành công, Ai là triệu phú, Đấu trường 100… Hay những chương trình mang tính giáo dục cao như Hành trình văn hóa, Ở nhà Chủ nhật, Vui khỏe có ích… mang đến cho khán giả kho tàng kiến thức quý giá ngoài những phút giây thư giãn. Thì giờ đây, phần lớn các gameshow hữu ích đã bị “khai tử”, thay vào đó là sự lên ngôi của những chương trình đơn thuần giải trí.

Xét về góc độ cuộc sống, việc xem truyền hình để thư giãn, hoàn toàn là một nhu cầu chính đáng và cần được quan tâm. Tuy nhiên, nếu việc giải trí ấy có chừng mực thì sẽ trở nên ý nghĩa hơn rất nhiều. Thế nhưng, thời điểm hiện tại, các đơn vị sản xuất cũng như nhà đài chỉ nhắm đến cái lợi trước mắt mà quên đi hệ quả lâu dài. Việc “ăn xổi ở thì” như vậy lâu ngày sẽ vô tình khiến khán giả cảm thấy ngán ngẩm và quay lưng mỗi khi nhắc đến hai từ... gameshow!

Có lẽ, sau một thời gian phát sóng ồ ạt, những chương trình truyền hình thực tế, gameshow ca nhạc, nhảy múa… dần bị bão hòa. Rồi sẽ đến lúc, công chúng không còn bận tâm về cuộc “lật đổ” hay “sóng sau xô sóng trước” của các gameshow truyền hình. Cái họ muốn thưởng thức là chương trình hấp dẫn, có nội dung phong phú, đa dạng, đảm bảo chất lượng và có ích cho xã hội.

Để làm được điều này, các đơn vị sản xuất nên chăng dừng việc tung ra những chương trình vô tội vạ hòng chạy theo lợi nhuận. Thay vào đó, họ tập trung nâng cao chất lượng chuyên môn, để mỗi chương trình sẽ là một điểm nhấn tốt đẹp trong lòng người xem.

Theo thegioitre.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận