Tin mới
5
Dòng người nhích từng bước ở chợ Viềng
Dòng người ùn ùn đổ về chợ Viềng ở Nam Định lúc nửa đêm để mua bán, lễ lạt cầu tài lộc trong năm mới khiến mọi ngả đường dẫn vào khu vực này đều tắc kín.
Ảnh
​Chào năm mới 2024
Biển người đổ về các khu vực trung tâm ở Hà Nội, Huế, TP HCM, Cần Thơ... đón thời khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới, với mong ước đất nước ngày càng hưng thịnh.

sunwin | sunwin

Chuyện về con phố thời gian lưu giữ "những gì còn sót lại" của Sài Gòn suốt hơn 30 năm

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2016-02-15 01:02

Phố đồ cổ Lê Công Kiều với con đường nhỏ, vỉa hè hẹp, ngày qua ngày vẫn yên bình theo dòng chảy thời gian nhưng vẫn giữ được những giá trị xưa của Sài Gòn qua những món đồ từ rất xưa...

Ở Sài Gòn tuy không có 36 phố phường như Hà Thành, nhưng có những con đường ngắn, nhỏ, người ta chỉ bán duy nhất một mặt hàng, nên người dân gọi là phố, thành ra mới có phố lồng đèn, phố ăn vặt, phố trái cây tô.... và nhất là không thể bỏ qua con phố đồ cổ, hay còn được gọi là "phố thời gian" đã tồn tại hàng chục năm qua.

Chuyện về con phố thời gian lưu giữ những gì còn sót lại của Sài Gòn suốt hơn 30 năm - Ảnh 1.
Phố thời gian luôn yên ắng suốt cả ngày, ít phương tiện qua lại do đường nhỏ.

Hình thành từ những năm sau giải phóng, phố đồ cổ trên đường Lê Công Kiều (quận 1, TP. HCM) vốn dĩ là một chợ trời buôn bán từ các vật dụng linh tinh đến các mặt hàng đắt giá. Theo dòng chảy của thời gian, chợ trời dần tiêu biến, nhưng con đường ấy vẫn còn đồ cổ đến ngày nay, được bạn bè quốc tế yêu thích luôn tìm đến đây để khám phá.

Chuyện về con phố thời gian lưu giữ những gì còn sót lại của Sài Gòn suốt hơn 30 năm - Ảnh 2.
Một cửa hàng bày bán chén dĩa cổ xưa trên vỉa hè.

Chuyện về con phố thời gian lưu giữ những gì còn sót lại của Sài Gòn suốt hơn 30 năm - Ảnh 3.
Người bán ngồi thảnh thơi giữa hàng nghìn món đồ cổ.

Chúng tôi có dịp trở lại con đường đặc biệt và độc đáo ấy ở trung tâm Sài Gòn vào những ngày đầu năm mới. Con đường đồ cổ tuy nhỏ, có lề cũng không lớn nhưng vẫn êm đềm và yên bình đến lạ vì rất ít phương tiện qua lại, chỉ có người đi bộ ngắm đồ cổ. Ghé vào một tiệm đồ cổ ngẫu nhiên trên con phố, người bán vẫn ngồi đó trước những món hàng của nhà mình, ung dung nhìn ra ngoài đường.

"Khách đến phố đồ cổ chỉ để ngắm chơi chứ không mua nhiều đâu, tôi biết chứ vì mấy chục năm gắn bó với nghề rồi. Ở đây ai cũng sống bình thản, chậm rãi mà không hề bon chen trước với sự sôi động ngoài kia. Có lẽ gắn bó với những món đồ cổ xưa, nó như níu mình lại quay về với sự bình yên", bà chủ tiệm đồ cổ nói.

Có một điều lạ ở con phố này, người bán không chèo kéo, chào mời khách như ở những nơi khác, mọi người ở đây cứ chậm rãi lau chùi từng món đồ, có người ngồi đọc báo trước nhà hay có người ngồi trước cổng nhà chỉ để ngắm bâng quơ phố xá, như người chủ cửa hàng mà chúng tôi gặp.

Cuộc sống thư thái, nhàn nhã không giống như sự bề bộn, hối hả của đô thị năng động nhất cả nước. Nhờ toát lên một nét riêng vốn có của con phố xưa nhất Sài Gòn, phố đồ cổ Lê Công Kiều luôn thu hút mãnh liệt với nhiều người vì vẻ đa dạng và tinh xảo của nó.

Chuyện về con phố thời gian lưu giữ những gì còn sót lại của Sài Gòn suốt hơn 30 năm - Ảnh 4.
Bộ chén đĩa bằng gốm sứ được bày bán bên vỉa hè tại phố đồ cổ.

Chuyện về con phố thời gian lưu giữ những gì còn sót lại của Sài Gòn suốt hơn 30 năm - Ảnh 5.
Những người khách đang xem hàng.

Đi dạo ở con phố độc đáo này, đã cho chúng tôi tìm thấy những dấu ấn văn hóa khắp thế giới trên đồ bày bán ở đây. Theo những người bán đồ cổ, những món đồ nổi bật nhất có lẽ là đồ gốm sứ có từ đầu thế kỉ 20 từ Trung Hoa. Ngoài ra, những món đồ sứ của phương Tây tuyệt đẹp như đồ Wedgwood xanh lam nhạt với những chi tiết chạm khắc tinh xảo hay gốm Nhật Bản Imari, Satsuma đầy màu sắc mang đặc trưng của sứ sở hoa anh đào.

Bên cạnh đó, cũng không thể không nhắc đến những thứ được bày bán tại vỉa hè từ chiếc hộp quẹt Zippo cũ vào những năm 1960 đến hàng thủ công như mặt dây chuyền bằng cẩm thạch, mã não, hay đồ trưng bày hình các con vật, hoa lá được đúc bằng đồng, tiền giấy, tiền đồng cổ...

Chuyện về con phố thời gian lưu giữ những gì còn sót lại của Sài Gòn suốt hơn 30 năm - Ảnh 6.
Những bức tranh cũ về Sài Gòn xưa cũng được bày bán.

Chuyện về con phố thời gian lưu giữ những gì còn sót lại của Sài Gòn suốt hơn 30 năm - Ảnh 7.
Đèn dầu thời xưa.

Chuyện về con phố thời gian lưu giữ những gì còn sót lại của Sài Gòn suốt hơn 30 năm - Ảnh 8.
Ngoài ra còn có những bức tranh và sách cổ cũng được lưu giữ tại phố cổ ở Sài Gòn

Chuyện về con phố thời gian lưu giữ những gì còn sót lại của Sài Gòn suốt hơn 30 năm - Ảnh 9.
Bộ ấm đun nước hiếm hoi có mặt tại phố đồ cổ.

Người ta nói bán đồ cổ như "bán thời gian" vì chỉ có thời gian mới tạo cho những món đồ vật đó có giá trị trường tồn. Nhưng thời gian cũng đã một phần lấy đi giá trị cốt lõi của món đồ vật đó mà chúng ta không hề hay biết. Hiện nay, nhu cầu của đời sống xã hội ngày càng tăng theo tỉ lệ thuận với sự phát triển của nền kinh tế đã đặt ra cho người tiêu dùng nhiều sự lựa chọn hơn. Điều này, khiến cho những món đồ cổ cũng chẳng ai ngó vì không phù hợp nữa.

Chú Minh, chủ cửa hàng đồ cổ nhớ lại, năm 2008 trở về trước, mỗi ngày cửa hàng chú bán được từ vài chục triệu đến cả trăm triệu đồng là chuyện bình thường. Từ năm 2009 đến nay khách không còn nhiều, nếu có cũng chỉ là những người sưu tầm đồ cổ hay những vị khách nước ngoài ghé qua ngắm chơi rồi đi.

Chuyện về con phố thời gian lưu giữ những gì còn sót lại của Sài Gòn suốt hơn 30 năm - Ảnh 10.
Người bán hàng tranh thủ chợp mắt vì quá vắng khách.

Chuyện về con phố thời gian lưu giữ những gì còn sót lại của Sài Gòn suốt hơn 30 năm - Ảnh 11.
Điện thoại từ rất lâu đời.

Chuyện về con phố thời gian lưu giữ những gì còn sót lại của Sài Gòn suốt hơn 30 năm - Ảnh 12.
Và những chiếc đồng hồ đáng giá bạc triệu.

Chú Minh chia sẻ: "Khách quen ở đây luôn dễ dàng nhận ra có nơi trưng bày món cổ vật hơn chục năm vẫn chưa.... xê dịch do chưa ai hỏi mua. Những cửa hàng ở đây chủ yếu là nhà ở nên không tốn chi phí mặt bằng nên những người bán mới trụ được với nghề suốt hơn 30 năm nay".

Giờ đây không còn cái không khí ồn ào, kẻ hỏi mua người thách giá như ngày trước, phố cổ đìu hiu chậm rãi với dăm ba du khách nước ngoài. Hiện tại phố thời gian có thể là nơi duy nhất của Sài Gòn còn lưu giữ được cái “hồn” tinh túy của Sài Gòn xưa.

"Trải qua thời gian dài, dù có bao nhiêu đổi thay chúng tôi chỉ mong con phố này sẽ là nơi lưu giữ nhiều giá trị tốt đẹp, không chỉ có ý nghĩa về văn hóa mà còn có giá trị về lịch sử của Sài Gòn. Đồng thời đây cũng là nơi để những con người tìm về chốn yên bình phía sau sự náo nhiệt vủa thành phố", ông Tâm (chủ một cửa hàng đồ cổ) trải lòng tâm sự.

Theo Trí Thức Trẻ

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận