Tin mới
3
Nghệ sĩ Tường Vi qua đời
Nghệ sĩ Tường Vi - giọng ca cách mạng nổi tiếng với "Cô gái vót chông", "Tiếng đàn Ta Lư" - qua đời ở tuổi 86
5
Con gái Công Lý làm phim về bố
Thục Anh - con gái của Công Lý với vợ đầu - làm phim về chân dung nghệ sĩ sau màn ảnh và giai đoạn đối diện bệnh tật
Ảnh
Trịnh Kim Chi - Nghệ sĩ Nhân dân: Danh hiệu là động lực để tiếp tục cống hiến
Với hơn 20 năm hoạt động trong ngành công nghiệp điện ảnh Việt Nam, Trịnh Kim Chi đã chứng tỏ được bản lĩnh và tài năng của mình thông qua hàng loạt các vai diễn ấn tượng trên màn ảnh. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình yêu nghệ thuật, cô đã dần khẳng định vị thế của mình trong làng giải trí Việt.
Nam Phong sánh đôi cùngLee Phương khai trương chi nhánh Viện thẩm mỹ La Ratio.
Ngày chủ nhật 14/5 vừa qua, Công ty TNHH Bệnh Viện Thẩm Mỹ Ratio tổ chức sự kiện khai trương chi nhánh viện thẩm mỹ La Ratio. Buổi lễ được diễn ra tại 391E Trần Hưng Đạo, phường Cầu Kho, quận 1, TP.HCM, với sự hiện diện của hơn 200 vị khách mời là các đơn vị đối tác, đại diện cơ quan ban ngành và các nghệ sĩ nổi tiếng đến tham dự và chúc mừng.

sunwin | sunwin

Nghệ sĩ Tường Vi qua đời

Nghệ sĩ Tường Vi - giọng ca cách mạng nổi tiếng với "Cô gái vót chông", "Tiếng đàn Ta Lư" - qua đời ở tuổi 86

'Là người gốc Á, mẹ khuyên tôi nên im lặng'

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2021-05-05 11:05
Bác sĩ Tiffany Moon - ngôi sao "Những bà nội trợ thực thụ của Dallas" - cho biết cô muốn dùng danh tiếng để lên án nạn bắt nạt người gốc Á trên đất Mỹ.

Năm 6 tuổi, Tiffany Moon - ngôi sao của show truyền hình thực tế Những bà nội trợ thực thụ của Dallas - từ Bắc Kinh, Trung Quốc sang New York, Mỹ sinh sống.

Chính cô cũng không ngờ chuyến đi một mình đến Mỹ thăm cha mẹ gặp tai nạn lại là cú chuyển giúp cô thực hiện giấc mơ Mỹ sau này.

Đến hôm nay, đã ba thập kỷ trôi qua, Tiffany Moon vẫn nhớ ký ức trên chuyến bay đến Mỹ. Moon nhớ lại thời điểm đó cô chỉ là đứa bé và được tiếp viên hàng không mời nước ngọt. Lúc ấy, cô chỉ lắc đầu và nói “Cháu không có tiền”.

“Tôi xuất thân từ một gia đình khá nghèo. Tôi hầu như chưa từng được đi xe hơi. Mọi thứ trên máy bay với tôi quá xa vời”, cô nói trong cuộc phỏng vấn với SCMP.

Sau nhiều năm, Tiffany Moon có công việc ổn định. Trước khi trở thành ngôi sao của Những bà nội trợ thực thụ của Dallas, cô đã là bác sĩ gây mê ở Mỹ. Dù thành đạt, Moon vẫn đối mặt với việc bị kỳ thị bởi có trong người nguồn gốc châu Á.

Từ đứa bé Trung Quốc đến ngôi sao truyền hình thực tế

Năm lên ba, cha mẹ để Tiffany Moon ở lại Bắc Kinh, Trung Quốc sống cùng bà ngoại. Cha mẹ cô sang New York, Mỹ để học thạc sĩ. Trong khi cha cô theo đuổi ngành Khoa học máy tính, mẹ cô học ngành Ngôn ngữ Anh.

Không lâu sau khi sang Mỹ, cha mẹ Moon gặp tai nạn giao thông suýt chết. Vì vậy, cô được đưa sang Mỹ để thăm người thân. Sau khi cha mẹ ổn định, cô luôn mang ơn các bác sĩ. Trong tiềm thức của Tiffany Moon, bác sĩ là một ngành cao quý. Vì vậy, cô đã theo đuổi ngành y, một cách để tri ân những người cứu sống cha mẹ.

Năm sáu tuổi, Tiffany Moon gặp lại gia đình. Cô cho biết bản thân không có được giấc mơ Mỹ hào nhoáng như những gì truyền thông tô vẽ hay giống với những điều mà người dân nghèo quê cô hay nói đến.

“Cuộc hội ngộ của chúng tôi không giống trong các bộ phim, cũng chẳng có bản nhạc nào được phát”, nữ diễn viên nhớ lại. Tiffany Moon sống cùng cha mẹ trong căn hộ nhỏ ở một nơi “không quá rộng lớn” - nếu không nói là quá nhỏ - của thành phố New York. Họ cùng nhau chia sẻ chỗ ở trong không gian chật hẹp.

Tại trường, Tiffany Moon không sử dụng tiếng Anh. Cô bị trêu chọc không ngừng trong giờ học. Nhớ về ngày bé, cô bị ám ảnh với việc bị bắt nạt ở trường học. “Tôi sợ hãi mỗi khi lên xe buýt về nhà. Họ có những trò đùa rất ác ý. Tôi thậm chí bị nhổ vào mặt, bị tát và bị đấm”.

Tiffany Moon nhớ lại mỗi khi mang chuyện bị bắt nạt về nhà kể với cha mẹ, họ chỉ khuyên cô nên im lặng, đừng ầm ĩ và hãy tập trung vào việc học. Thời điểm đó, cô không hiểu vì sao bản thân phải nhịn nhục. Đến giờ, cô nhận ra rằng người gốc Á chỉ là cộng đồng thiểu số. Cô cho hay chính cha mẹ cũng không thể lên tiếng vì “thấp cổ bé họng”.


Tiffany Moon cảm thấy sợ hãi khi nhớ về thời thơ ấu. Ảnh: Ringo Chiu.

“Chúng tôi rồi cũng có nhà. Đột nhiên tôi không còn nghèo nữa. Những sự kỳ thị, bắt nạt cũng dần ít đi”, Moon nhớ lại.Vài năm sau, cha của Tiffany Moon nhận được công việc ở Dallas. Sau khi chuyển đến Texas, gia đình cô bắt đầu có tiền. Lúc đó cô mới nhận ra bản thân và gia đình không phải lo lắng chuyện tiền bạc.

Năm 14 tuổi, Moon đăng ký dự thi SAT (bài kiểm tra tiêu chuẩn để tuyển sinh đại học). Sau khi thành công, nữ diễn viên chuyển đến học ở ĐH North, Texas. Năm 17 tuổi, cô theo học ở Đại học Cornell, New York, chuyên ngành Thần kinh. Sau khi tốt nghiệp, cô chuyển đến ĐH Southwestern ở Texas để học ngành y.

Cuộc đời của Tiffany Moon bắt đầu thay đổi.

Với Tiffany Moon, cuộc đời cô là chặng đường dài. Hiểu theo nghĩa đen, đó là con đường dài từ Bắc Kinh sang New York. Hiểu rộng hơn, chặng đường từ một đứa bé Trung Quốc sang Mỹ định cư đến bác sĩ, ngôi sao truyền hình thực tế gốc Á trên đất Mỹ.

Hiện tại, cô là người Mỹ gốc Á đầu tiên xuất hiện trong loạt phim truyền hình Real Housewives. Từ đứa bé người Trung Quốc, cô trở thành thành viên của giới siêu giàu châu Á trên đất Mỹ.

Tiffany Moon là tay chơi hàng hiệu, có trong tay khoảng 50 túi Hermès, 250 đôi giày từ cách thương hiệu khác nhau. Cô cũng có công việc riêng - bác sĩ gây mê - bên cạnh nghề diễn viên.

Daniel, chồng của nữ diễn viên là luật sư, đồng thời kinh doanh bất động sản cho khách sạn gia đình. Tiffany Moon gặp ông xã ở một quán bar trong thành phố. Chồng cô là người gốc Hàn nhưng được sinh ra ở Memphis, Tennessee. Cô hiện sống bên chồng và hai người con song sinh.

Người gốc Á luôn đối mặt với thù hận

Tuy đã có cuộc sống tương đối ổn định, Moon cho biết cô vẫn hàng ngày đối mặt với các vấn đề phân biệt chủng tộc.

Mỗi khi ra đường, Tiffany Moon luôn bị nghi ngờ, thậm chí hỏi dồn dập về nguồn gốc, xuất thân. “Khi tôi nói tôi ở New York, họ lại thắc mắc quê gốc tôi ở đâu. Và khi tôi nói tôi tên là Tiffany, họ lại thắc mắc tên thật của tôi là gì”, cô kể.

Theo báo cáo của Stop AAPI Hate, có đến 3.800 vụ việc tấn công người châu Á diễn ra trong thời gian từ tháng 3/2020-2/2021, trong đó số lượng phụ nữ gấp đôi nam giới. Những con số này được công bố trước khi Atlanta xảy ra vụ xả súng khiến 8 người thiệt mạng, trong số đó là 6 phụ nữ châu Á, hồi đầu tháng 3.

 

nguoi goc A bi cam ghet anh 2
Tiffany Moon luôn muốn dùng tiếng nói của mình để phơi bày nạn phân biệt người gốc Á trên đất Mỹ. Ảnh: Ringo Chiu.

 

Trong cuộc phỏng vấn với The Wrap, Tiffany Moon cho biết cô đau lòng khi chứng kiến cảnh bạo lực với người châu Á diễn ra trên đất Mỹ.

“Điều đó thực sự khiến tôi tan nát. Là phụ nữ, đặc biệt là người châu Á, tôi luôn khó chịu vì chứng kiến những người phụ nữ bị sát hại. Những người phụ nữ được gọi là phái yếu và dễ bị tấn công hơn. Tôi không quá ngạc nhiên khi phụ nữ dễ trở thành đối tượng bị nhắm đến hơn nam giới", cô nói với The Wrap.

Sau khi nổi tiếng với chương trình Những bà nội trợ thực thụ ở Dallas, Tiffany thấy bản thân dần có tiếng nói hơn. Cô cũng dần lên tiếng về sự căm ghét người Mỹ gốc Á. Nữ diễn viên nói rằng nhiều người đang quan tâm nhiều hơn đến những vấn đề nhức nhối trong xã hội, đặc biệt là nạn kỳ thị người gốc Á.

Theo The Wrap, Tiffany Moon hiện tại nằm trong ban giám đốc của The Family Place. Đây là tổ chức chuyên cung cấp nhà ở, tư vấn các dịch vụ cho nạn nhân của bạo lực gia đình.

“Thuở bé, tôi không có tiếng nói. Tôi được gia đình dạy học cách im lặng. Giờ đây, tôi bắt đầu lên tiếng nói về nạn bắt nạt người gốc Á và được mọi người lắng nghe”, nữ diễn viên nói với SCMP.

Theo zing.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận