Tin mới
3
Thế giới lãng phí một tỷ bữa ăn mỗi ngày
Báo cáo mới nhất của Liên Hợp Quốc cho thấy năm 2022, thế giới lãng phí 1,05 tỷ tấn thức ăn, tương đương 1/5 lượng thực phẩm trong khi 800 triệu người đang chịu đói
5
Nuôi búp bê làm con
Thay vì kết hôn hay làm mẹ, nhiều phụ nữ ở Trung Quốc gia nhập cộng đồng nuôi búp bê làm con vì thấy không phiền phức và tốn kém như nuôi một đứa trẻ
Ảnh

sunwin | sunwin

Thế giới lãng phí một tỷ bữa ăn mỗi ngày

Báo cáo mới nhất của Liên Hợp Quốc cho thấy năm 2022, thế giới lãng phí 1,05 tỷ tấn thức ăn, tương đương 1/5 lượng thực phẩm trong khi 800 triệu người đang chịu đói

Vấn nạn trêu chọc khuyết điểm của các bạn ở trong trường

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2018-04-02 07:04

Ngày 28/3 vừa qua, một nam sinh lớp 6 tại Phan Rang, Ninh Thuận đã tử vong sau 3 ngày mất tích. Đặc biệt, sau khi lo xong hậu sự, gia đình của Thành đã tìm thấy lá thư tuyệt mệnh của em với nội dung: "Khi mọi người nhận thư thì con đã chết, con yêu gia đình". Bên cạnh còn ghi tên 4 bạn cùng lớp mà con "hận".

Bạo lực học đường là một biểu hiện cụ thể của hành vi hung tính, trong đó hành vi hung tính được hiểu là hành vi mang tính thù địch, có liên quan đếm cảm giác tuyệt vọng và hẫng hụt, được biểu hiện rõ ràng bằng cường độ biểu đạt lời nói (đe dọa, chỉ trích, vu khống), hành vi (lăng nhục, đánh đập) và thái độ (ánh mắt thù địch).

Trong đó, bạo lực học đường thông qua hành vi đánh đập thường sẽ được mọi người quan tâm, phát hiện kịp thời và cho rằng nghiêm trọng hơn so với việc bị gây áp lực về tinh thần. Tuy nhiên, chính việc các em bị trêu trọc, bị các bạn lấy khuyết điểm về ngoại hình ra làm trò vui hay đơn giản hơn là việc đặt biệt danh trên lớp... Còn khiến các em dễ bị trầm cảm, stress hơn rất nhiều.

Nam sinh lớp 6 tử vong để lại thư "hận bạn" vì bị gọi là củ hành

Ngày 28/3 vừa qua, Công an phường Đạo Long (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, Ninh Thuận) đã tìm thấy thi thể của em Vũ Huỳnh Ngọc Thanh (12 tuổi, học sinh lớp 6 trường Trần Thi) ven sông Dinh sau 3 ngày mất tích.

Trước đó, vào ngày 26/3, chị Huỳnh Thị Ngọc Trâm (38 tuổi, mẹ cháu Thanh, ngụ tại phường Đạo Long, TP Phan Rang - Tháp Chàm) đã ra trình báo em Thanh mất tích từ khi ra khỏi nhà đi ăn sáng.


Gia đình lo hậu sự cho Thành (ảnh: Zing)
Gia đình lo hậu sự cho Thành (ảnh: Zing)

Đến 9h ngày 28/3, người dân đã phát hiện thi thể của em Thanh ở ven sông Dinh. Ngay lập tức, cơ quan chức năng đã có mặt tại hiện trường và đề nghị được khám nghiệm tử thi để tìm ra nguyên nhân gây tử vong nhưng gia đình em từ chối, nhanh chóng đưa thi thể của em về nhà lo hậu sự.

Đặc biệt, chia sẻ với phóng viên của Zing, chị Trâm cho biết, sau khi lo xong hậu sự cho Thanh, gia đình còn tìm thấy một lá thư tuyệt mệnh của Thanh để lại với nội dung "khi mọi người nhận thư thì con đã chết, con yêu gia đình. Bên cạnh còn ghi tên 4 bạn cùng lớp mà con "hận".


Trường Trần Thi nơi em Thành học (ảnh: Zing)
Trường Trần Thi nơi em Thành học (ảnh: Zing)

Xác nhận về việc Thanh trở thành tâm điểm trêu trọc của bạn bè trong lớp, một bạn học của Thanh nói: "Bạn Thành rất hiền, thường bị gọi là củ hành, vì sao thì con không biết. Các bạn hay chọc (trêu) Thành nhưng không ai đánh bạn. Con nghe tin bạn mất nên xin bố mẹ đi viếng bạn".

Còn cô Trần Thị Từ Vân, giáo viên chủ nhiệm của Thanh cũng không nắm rõ được tình hình về các mối quan hệ trên lớp của các em: “Vì sao các bạn gọi em Thành là củ hành thì tôi không nắm được, nhưng qua xác minh không có việc em bị đánh. Các em có tên trong thư Thành để lại thì có em học chung lớp”.

Hiện tại, công an phường Đạo Long đã đến trường để xác minh sự việc liên quan đến nguyên nhân em Thành tử vong.

Vấn nạn trêu chọc khuyết điểm của các bạn ở trong trường còn nặng nề hơn bạo lực về thể xác

Trong các hình thức bạo lực học đường, bạo lực tinh thần là phổ biến nhất với các hình thức như: bị gọi bằng biệt hiệu, bị lấy làm trò đùa, bị trêu chọc về khiếm khuyết ngoại hình, bị nói xấu sau lưng,...

Trước đây, các em học sinh thường có xu hướng bạo lực theo hội đồng. Nghĩa là, tập hợp một nhóm bạn hoặc tất cả các bạn trong lớp cùng tẩy chay và trêu trọc một đối tượng nhất định. Còn ở ngày nay, ngoài cách thức trên, các em còn thực hiện hành vi "tra tấn" tinh thần người khác qua nhiều phương tiện như gọi điện thoại, tin nhắn và nặng nề nhất là công khai lăng mạ trên mạng xã hội.

Với các nạn nhân của "trò chơi" bạo lực học đường, các em cũng có nhiều cách giải quyết khác nhau. Một số em thì sẽ tìm thầy cô, gia đình, những người tạo cho các em sự tin tưởng để tâm sự và nhờ cậy giúp đỡ. Song, đại đa số các em đều chọn cách im lặng, tự chịu đựng khi bị bắt nạt ở trường, lớp. Lâu dần, các em bị ức chế về tinh thần, dẫn đến rất nhiều hậu quả nghiêm trọng mà điển hình như trường hợp của em Vũ Huỳnh Ngọc Thanh.


Bạo lực tinh thần được biểu hiện qua nhiều hình thức như lăng mạ, trêu trọc, bị chê bai về khiếm khuyết ngoại hình, bị đặt biệt danh...(ảnh minh họa)
Bạo lực tinh thần được biểu hiện qua nhiều hình thức như lăng mạ, trêu trọc, bị chê bai về khiếm khuyết ngoại hình, bị đặt biệt danh... (ảnh minh họa)

Ngoài ra, việc bị trầm cảm, stress nặng nề khi đi học còn khiến các em dễ có các hành động khản kháng lại một cách thiếu tự chủ, thậm chí là giết người. Một bạn nữ có tên facebook Tuyết Tuyết chia sẻ trên mạng xã hội: "Nhà mình cũng có một đứa cháu hiền lành nhút nhát, đi học bị các bạn bắt nạt suốt một năm lớp 10, mỗi ngày đi học về thằng bé cứ lầm lì chẳng nói chuyện với ai, mặt mũi bầm dập thì bảo bị ngã. Rồi dần dần nó bị ám ảnh tâm lí, cứ muốn nghỉ học, gia đình nói mãi nó mới tiếp tục đi học. Rồi lên lớp 11 tình trạng đấy đã chấm dứt vào một ngày. Buổi sáng đến lớp bị thằng béo mà hàng ngày cầm đầu bắt nạt nó đánh, ức chế quá nhiều, nó thủ con dao gọt hoa quả đi học. Vừa đến bãi đậu xe gặp thằng béo, nó lại tiếp tục bị bắt nạt. Thế là cháu mình rút con dao đâm 1 nhát trúng mạn sườn, thằng béo chết sau 2 ngày nằm viện. 17 tuổi cháu đã phải ngồi tù 11 năm".

Hành vi "đầu gấu" là cách một số em làm để chứng tỏ bản thân mình đặc biệt

Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề bạo lực tinh thần ở học đường, chúng tôi đã liên hệ với chị Phan Thị Huyền Trân - Tiến sỹ Tâm lý trị liệu Hôn nhân Gia đình, người sáng lập trường Vương Quốc Hạnh Phúc. Chị Huyền Trân cho biết: "Luôn tồn tại 1 bộ phận đầu gấu trong tất cả các môi trường, từ trường học đến xã hội. Điều này liên quan đến giáo dục của gia đình. Nếu trong gia đình các em không được dạy dỗ là nên khen ngợi cho những hành vi đẹp hoặc các em thường hay bị chỉ trích, chê bai trong gia đình thậm chí đánh đòn thì các em này luôn mang trong mình nguồn năng lượng tiêu cực và tự ti về bản thân.

"Chính từ thực tế đó, những bạn này càng muốn chứng tỏ bản thân, thích chê bai bất cứ ai có thể để nâng cao bản thân và chứng tỏ bản thân đặc biệt. Vài trường hợp là do trong gia đình ba mẹ quá nuông chiều, để con làm bất cứ điều gì con thích mà quên dạy con đừng tổn thương người khác, những người yếu hơn mình… nên những hành vi “gấu” là cách em bộc lộ bản thân mình là người đặc biệt"- chị Phan Thị Huyền Trân chia sẻ.


Chị Phan Thị Huyền Trân - Tiến sỹ Tâm lý trị liệu Hôn nhân Gia đình, người sáng lập trường Vương Quốc Hạnh Phúc (Ảnh: NVCC)
Chị Phan Thị Huyền Trân - Tiến sỹ Tâm lý trị liệu Hôn nhân Gia đình, người sáng lập trường Vương Quốc Hạnh Phúc (Ảnh: NVCC)

Trong như trường hợp của em Thanh, theo chị Huyền Trân, khi các em không nhận được sự chia sẻ, lời động viên từ phía gia đình hay nhà trường, không được giải thích rõ ràng rằng "việc này thật ra không hề tác động nghiêm trọng gì đến bản thân bạn cả, không được chỉ cách cư xử đúng với các “ đầu gấu” thì các em ấy sẽ càng ngày càng thấy bị bỏ rơi, thế giới thật thảm, tệ hại và muốn chấm dứt nó. Ban đầu chỉ là lời trêu chọc hay hành vi đe dọa, bạo lực nhưng về lâu dài sẽ làm cho các nạn nhân ngày càng suy nghĩ tiêu cực. Nhất là các bạn đã thiếu tự tin sẵn thì càng ngày sẽ càng tự ti và cảm thấy chán nản hơn", chị Huyền Trân giải thích.

Các giải pháp giảm thiểu vấn nạn bạo lực tinh thần học đường ở Việt Nam hiện nay

Đối với nhà trường

Theo chị Phan Thị Huyền Trân: "Nhà trường nên có sự quyết liệt trong việc nghiêm cấm hành vi "đầu gấu" bằng cách đưa ra những buổi thuyết giảng, để các em học sinh chia sẻ xung quanh các câu hỏi: Vì sao không nên làm điều này? Các bạn đang là nạn nhân cần phải làm gì?.

Nhà trường cần đóng vai một bác sĩ tâm lý, luôn lắng nghe và giúp đỡ, bảo vệ các nạn nhân một cách nghiêm túc, có các hình phạt nghiêm trọng với các bạn tham gia bạo lực học đường dù là phải đuổi học".

Đối với gia đình

Về phía gia đình, nên thay đổi phương pháp giáo dục con cái. Các bậc phụ huynh đừng chỉ chú trọng đến thành tích học tập, điểm số mà không hề quan tâm đến suy nghĩ hay các mối quan hệ thường ngày của các con. Bởi ở lứa tuổi vị thành niên, các em chưa hẳn đã lớn nhưng cũng không muốn bị coi là trẻ con. Và hiển nhiên, các em còn chưa có suy nghĩ thật sự chín chắn, dễ làm theo các hành vi cực đoan khi gặp sự cố.

"Các gia đình nên quan sát cảm xúc của con, chia sẻ các câu chuyện hàng ngày với con, khen ngợi khi con là việc gì đó tốt, giải thích thay vì chỉ trích khi con làm sai, khuyến khích con giúp đỡ và chia sẻ với người kém may mắn hơn, dạy con đấu tranh với những sự bất bình, dù đó là vì người khác. Bởi những điều trên giúp bạn nuôi dạy con không chỉ trở thành một người biết yêu thương, chia sẻ mà còn đủ dũng cảm để chống lại cái xấu", chị Huyền Trân nói thêm.


Bạo lực tinh thần tại học đường có thể là con dao giết người (Ảnh minh họa)
Bạo lực tinh thần tại học đường có thể là con dao giết người (Ảnh minh họa)

Đối với bản thân các em học sinh

Đối với bản thân các em học sinh, sinh viên, cần nâng cao nhận thức, ý thức về hành động và hậu quả của hành động bạo lực đó. Thay vì lập hội đồng để trêu trọc, body shame một ai đó trong lớp thì các em nên giúp đỡ nhau trong học tập, tăng cường sự đoàn kết, trao đổi các vấn đề không chỉ trong mô phạm học đường mà còn cả trong cuộc sống để hiểu nhau hơn.

Tuyệt đối không chia bè, kết phái, tạo thành các nhóm riêng biệt trong lớp và không để bất cứ một thành viên nào ngồi yên trong vỏ bọc của mình. Các em nên có sự kết nối với nhau, cùng nhau tham gia các hoạt động ngoại khóa ở trường, tổ chức các chuyến du lịch, tham quan, dã ngoại để gắn bó với nhau hơn.

Còn với các em đã và đang trở thành nạn nhân của bạo lực học đường thì các em không nên chọn cách im lặng mà hãy dũng cảm lên tiếng để góp phần bài trừ vấn nạn xấu này.

Theo yan.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...