Tin mới
2
Tiềm năng tỷ USD của 'bạn gái AI'
Các ứng dụng bạn gái, bạn trai ảo bằng AI được dự đoán mang về hàng tỷ USD nhờ "đem đến sự thoải mái cho người dùng vào cuối ngày"
Ảnh
iPhone 4 từng bị chê cười khi chưa ra mắt
Khi những hình ảnh đầu tiên của iPhone 4 được tiết lộ đầu năm 2010, nhiều người khẳng định đó không phải thiết kế chính thức của sản phẩm vì quá xấu.

sunwin | sunwin

Tiềm năng tỷ USD của 'bạn gái AI'

Các ứng dụng bạn gái, bạn trai ảo bằng AI được dự đoán mang về hàng tỷ USD nhờ "đem đến sự thoải mái cho người dùng vào cuối ngày"

Twitter, YouTube và Facebook đối mặt với đơn kiện phân biệt chủng tộc

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2016-05-19 12:05

Dựa theo thông tin từ tờ báo địa phương Le Monde, 3 tổ chức sinh viên chống phân biệt chủng tộc ở Pháp là French Jewish (UEJF), SOS Racisme và SOS Homophobie đã cáo buộc Twitter, YouTube và Facebook vì không gỡ xuống hết các thông tin nhạy cảm liên quan tới phân biệt chủng tộc.

Nhận định được đưa ra sau một thử nghiệm kéo dài 1 tuần lễ của các nhóm hội sinh viên, khi họ liên tục đăng tải các thông tin với chủ đề phân biệt chủng tộc, phân biệt giới tính và diệt chủng Holocaust để "kiểm tra" xem các mạng xã hội có kiểm duyệt triệt để các thông tin trên hay không. Kết quả là các công ty chỉ xóa đi một phần nhỏ video, hình ảnh và bình luận liên quan tới chủ đề nhạy cảm, đại diện từ UEJF cho biết.

Facebook là mạng xã hội có độ kiểm soát tốt nhất trong số 3 công ty, nhưng cũng chỉ xóa được 53 trong số tổng cộng 156 bình luận liên quan tới phân biệt chủng tộc, phân biệt giới tính. Trong khi đó, YouTube chỉ xóa 16 trong tổng số 255 video, còn Twitter chỉ gỡ bỏ được 8 trên tổng số 205 dòng Tweet có chứa nội dung nhạy cảm đăng tải bởi tổ chức.

"Kết quả cho thấy các tổ chức mạng xã hội rõ ràng đã không đấu tranh một cách triệt để trên nền tảng của họ, nhằm xóa bỏ đi các nội dung vi phạm luật pháp và thậm chí là cả những điều lệ mà họ đặt ra", đại diện của tổ chức chống phân biệt chủng tộc cho biết.

Trong một cuộc phỏng vấn với truyền hình Pháp, chủ tịch Sacha Reingewirtz của tổ chức UEJF cho rằng việc các mạng xã hội với công nghệ tân tiến như hiện nay nhưng lại không thể lọc bỏ được các nội dung nhạy cảm là một việc hết sức "bất thường".

Thủ tướng Pháp Manuel Valls cùng các đại diện của Twitter tại trụ sở mới của công ty ở Paris
Thủ tướng Pháp Manuel Valls cùng các đại diện của Twitter tại trụ sở mới của công ty ở Paris

Tờ Le Mondo cũng chỉ ra rằng phản ứng yếu kém của Twitter trước các nội dung phân biệt chủng tộc là "đặc biệt đáng hổ thẹn", nhất là sau khi công ty vừa mới khánh thành trụ sở chính đặt tại thủ đô Paris với sự có mặt của Thủ tướng Pháp Manuel Valls - người thậm chí đã phát động một cuộc chiến đa quốc gia nhằm chống lại các nội dung bất hợp pháp được đăng tải trên mạng xã hội vào cuối năm ngoái.

Không giống như Mỹ, các vấn đề về phủ nhận diệt chủng Holocaust và phân biệt chủng tộc, phân biệt giới tính là bất hợp pháp tại Pháp và nhiều quốc gia châu Âu khác. Tại Đức, Facebook và Twitter mới đây đã đồng ý xóa bỏ hết các nội dung nhạy cảm có liên quan trong vòng 24 tiếng. Facebook thậm chí đã xóa bỏ tới 32.000 lần một hình ảnh có liên quan tới vụ khủng bố năm 2015.

Đại diện của tổ chức SOS Racisme chỉ ra rằng Facebook rất "chặt chẽ" khi kiểm soát được gần như toàn bộ các nội dung liên quan tới khiêu dâm hay ảnh khỏa thân nhưng lại bỏ qua các tiêu chuẩn luật pháp của cộng đồng Pháp và EU.

Ông Dominique Sopo, chủ tịch của tổ chức SOS Racisme cho biết: "Hệ thống của họ có thể kiểm duyệt được các hình ảnh như bộ ngực trần, hay các chủ đề khiêu dâm, nhưng lại dễ dàng bỏ qua các chủ đề về phân biệt chủng tộc và phân biệt giới tính."

Theo Dân trí

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận