Tin mới
1
Nuôi búp bê làm con
Thay vì kết hôn hay làm mẹ, nhiều phụ nữ ở Trung Quốc gia nhập cộng đồng nuôi búp bê làm con vì thấy không phiền phức và tốn kém như nuôi một đứa trẻ
Ảnh

sunwin | sunwin

Nuôi búp bê làm con

Thay vì kết hôn hay làm mẹ, nhiều phụ nữ ở Trung Quốc gia nhập cộng đồng nuôi búp bê làm con vì thấy không phiền phức và tốn kém như nuôi một đứa trẻ

Tưởng chừng hết hy vọng, chàng trai tỉnh lại sau 3 năm sống thực vật

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2019-09-24 11:09
Các bác sĩ đã chẩn đoán Thành sẽ không sống nổi quá 1 năm rưỡi, vậy mà bằng nghị lực kiên trì của mẹ, chàng trai đã tỉnh lại sau 3 năm sống thực vật.

Là một người mẹ, chắc hẳn sẽ không điều gì quý giá bằng sức khoẻ, niềm hạnh phúc của con mình. Cũng giống như câu chuỵện của bà Nguyễn Thị Thanh Xuân khi có cậu con trai không may rơi vào trạng thái sống thực vật suốt 3 năm liền. Không từ bỏ con ngay cả khi bác sĩ tiên lượng cậu bé sẽ không sống quá 1 năm rưỡi, người mẹ nghị lực này vẫn cùng cậu con trai chiến đấu giành lại sinh mạng sống qua từng ngày.

Bệnh viện lắc đầu, người mẹ vẫn kiên trì bên cạnh

Được biết đây là câu chuyện của chàng trai có tên Nguyễn Tuấn Thành (SN 1997 - Cầu Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội). Cậu từng là học sinh giỏi trường THCS Cầu Diễn (Bắc Từ Liêm, Hà Nội). Bố mẹ đặt cho Thành cái tên này, cũng là muốn gửi gắm những mong ước cho tương lai con trai "công thành, danh toại".

Nhưng thật không may, khi đến năm lớp 8, trước ngày thi chuyên ngữ Anh, Tuấn Thành bỗng lên cơn co giật rồi bất tỉnh. Gia đình vội gọi xe cấp cứu đưa cậu vào bệnh viện 198. Với tình hình nguy kịch, hôn mê sâu, Thành tiếp tục được chuyển sang bệnh viện Nhi Trung Ương để điều trị. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán Tuấn Thành mắc bệnh viêm não.

 
Thành và mẹ cùng nghị lực phi thường khi chiến đấu với "giấc ngủ thực vật" suốt 3 năm qua.
Thành và mẹ cùng nghị lực phi thường khi chiến đấu với "giấc ngủ thực vật" suốt 3 năm qua.

Khoảng thời gian đó, Tuấn Thành bắt đầu rơi vào trạng thái sống thực vật. Từ một cậu bé hoạt bát, trắng trẻo khỏe mạnh, Thành sụt cân, nằm bất động một chỗ, kéo theo tình trạng sức khoẻ ngày một xấu đi. Mọi việc sinh hoạt của Thành sau đó đều do mẹ phục vụ, và cho ăn bằng ống xông. 

Với tình trạng cơ thể yếu như thế, đã có lúc các bác sĩ khuyên người nhà nên chuẩn bị sẵn tâm lí để đón nhận tin xấu từ em. Vì hầu hết mọi người đều cho rằng Thành sẽ khó có thể hồi phục sức khoẻ, thậm chí em chỉ có thể sống nhiều nhất là 1 năm rưỡi nữa thôi.

Thế nhưng vì thương con, bà Xuân cùng gia đình quyết định chạy chữa cho con đến hơi thở cuối cùng. Là một người mẹ làm sao bà có thể buông tay, từ bỏ sinh mạng của con mình khi con vẫn nằm đó, cùng những nhịp thở đều đặn chẳng khác lúc ngủ là bao nhiêu.

Sau khi, Thành nằm viện 2 tháng, bà Xuân quyết định đưa con trai về nhà để tiện chăm sóc. Đương nhiên, túc trực bên cạnh Thành luôn là những vật dụng không thể thiếu như bình oxy, ống xông và các thiết bị y tế khác. Và cứ vài hôm, Thành lên cơn co giật, bà Xuân lại tất tả đưa con vào viện.

 
Nói về Thành, trong mắt người mẹ lại ánh lên những niềm hạnh phúc khó tả.
Nói về Thành, trong mắt người mẹ lại ánh lên những niềm hạnh phúc khó tả.

Ròng rã, mẹ con Thành sống ở bệnh viện nhiều hơn ở nhà. Nhìn cậu con trai duy nhất đang khỏe mạnh, giờ phải chịu dày vò của bệnh tật, lòng bà Xuân chết lặng. Nhưng bà vẫn kiên quyết bỏ ngoài tai lời khuyên rút ống thở của mọi người.

Chia sẻ trên báo chí, bà Xuân nặng lòng: "Từ nhỏ Thành ngoan ngoãn, chăm học, rất hiểu chuyện, thích học nhảy. Đặc biệt, sức khỏe tốt, không phải dùng thuốc men bao giờ. Suốt năm tháng cắp sách đến trường, Thành nhận được sự yêu mến của thầy cô và bạn bè.

Sốc và đau đớn là những gì tôi phải đối mặt. Làm mẹ ai chẳng thương, chẳng xót con. Nhiều lần tôi đứng ở hàng lang tầng 7 của bệnh viện định lao mình xuống đất. Con mình sinh ra lành lặn, khỏe mạnh bỗng thành người thực vật, mọi thứ phía trước đều mịt mờ. Cảm giác rất kinh khủng", bà còn chia sẻ thêm.

Trong quá trình chạy chữa cho con, bà Xuân vừa điều trị tây y kết hợp vật lý trị liệu, tránh việc tay, chân của Thành bị teo cơ do nằm lâu. "Mặc dù con không biết gì nhưng ngày nào tôi và cô điều dưỡng đông y cũng nâng người con dậy, tập cơ, vận động, xoa bóp huyệt. Trong lúc lau rửa, tôi chủ động đều tranh thủ trò chuyện với con trai, nhắc lại chuyện quá khứ và những gì đang xảy ra như lúc con còn tỉnh. Với tôi, con chỉ đang ngủ một giấc thật say…", bà Xuân bồi hồi nhớ lại.

Phép màu xuất hiện sau 3 năm sống thực vật của chàng trai 22 tuổi

Trời chẳng phụ lòng người, thật kì diệu, sau 3 năm ròng rã chiến đấu cùng cậu con trai, một ngày Thành bỗng mở mắt, câu đầu tiên cậu gọi là "mẹ ơi". Bà Xuân tưởng mình nằm mơ, đứng yên lặng, đưa tay dụi mắt liên tục vì không dám tin. Phải đến khi Thành cất tiếng gọi thêm 3 lần nữa, bà mới chạy đến ôm con vào lòng.

Khoảng khắc như vỡ oà, bà vui mừng đến độ nhanh chóng, tất bật thông báo cho tất cả các thành viên trong gia đình mình. Bà Xuân còn không nghĩ con trai mình sắp tỉnh lại, vì trước đó Thành vẫn không có dấu hiệu gì cho thấy tình trạng phục hồi. Đôi mắt nhắm nghiền, tay chân im lìm như bao ngày khác.

 
Tỉnh dậy Thành bắt đầu tập trung phục hồi các chức năng của cơ thể mình.
Tỉnh dậy Thành bắt đầu tập trung phục hồi các chức năng của cơ thể mình.

Hơn 5 năm trôi qua, Thành đã là chàng trai 21 tuổi. Tuy sức khỏe đã hồi phục nhưng di chứng căn bệnh viêm não khiến giọng nói và tay chân của Thành vẫn còn khá yếu.

Bà xuân còn giải thích thêm: "Con tôi giờ lớn nhưng trí não cháu vẫn chỉ đứa bé thiếu niên 14 tuổi, còn ngây ngô lắm. Suy nghĩ gì khó một chút là quá sức. Tuần nào con cũng lên cơn động kinh. Tôi phải ghi nhật ký, mỗi lần con lên cơn bao lâu, động kinh mấy lần".

Con đã tỉnh lại, việc bây giờ của bà và gia đình chính là chăm sóc tốt hơn nữa cho cậu bé. Vì bởi Thành vẫn chưa hồi phục hẳn. Khắp trong Nam, ngoài Bắc chỉ cần có ai mách bác sĩ giỏi, là bà Xuân lại không ngại xa xôi mà lặn lội đi mua thuốc cho con.

Theo lời bà Xuân, hai vợ chồng bà chỉ sinh được một mình Thành. Chồng bà làm bảo vệ, sức khỏe kém. Gần đây mới đi phẫu thuật, cắt một phần lá phổi. 8 năm con trai bị bệnh, bà chỉ ở nhà, chăm sóc 24/24h.

Bà Xuân chia sẻ, một điều khiến bà bất ngờ là tay cầm bút còn khó khăn nhưng những kiến thức tiếng Anh từ thời đi học, con trai bà vẫn còn nhớ mồn một:  "Hôm đó, có chương trình Đường lên đỉnh Olympia. Thành nằm trên ghế xem. Đến câu hỏi tiếng Anh, trong khi thí sinh chưa kịp trả lời, Thành trả lời luôn".

 
Dòng nhật ký nhói lòng của người mẹ giàu nghị lực.
Dòng nhật ký nhói lòng của người mẹ giàu nghị lực.

Mẹ Thành từng nghĩ sau mấy năm bạo bệnh, trí nhớ ảnh hưởng, sẽ quên hết, nào ngờ Thành vẫn nhớ giỏi đến thế. Tên các bạn, người thân quen Thành có thể nhớ vanh vách. Tuy nhiên, mọi thứ vẫn đang trong quá trình hồi phục, cả trí nhớ cũng vậy nên bà không quá kỳ vọng con trai có thể học và sử dụng tốt tiếng Anh như trước kia. Vì sợ con suy nghĩ nhiều một chút là đau đầu.

Thế nhưng, thật bất ngờ khi Thành chia sẻ trong suốt 3 năm hôn mê, người ngoài thấy cậu nằm bất động nhưng cậu vẫn cảm nhận mọi thứ xung quanh. "Nhiều lần em muốn gọi mẹ nhưng cảm giác bị giam hãm ở trong trí não, không thể thốt thành lời. Em cảm nhận mẹ luôn ở bên mình. Giờ em chỉ muốn khỏe thật nhanh, học thêm gì đó và kiếm được công việc, giúp đỡ, phụng dưỡng bố mẹ", Thành tâm sự.

Hiện nay, bà Xuân mong muốn đăng ký cho Thành một lớp về công nghệ thông tin, vì cậu bé rất hứng thú với công việc này. Bên cạnh đó, đến lớp còn có thể giúp Thành vừa học thêm nghề, vừa có cơ hội giao lưu với mọi người xung quanh.

Và cũng như bao người mẹ khác, bà Xuân hi vọng, ngày nào đó, sức khỏe khôi phục hoàn toàn, Thành gặp được cô gái phù hợp, nên duyên vợ chồng và sống thật hạnh phúc. Chỉ cần như vậy là bà đã mãn nguyện lắm rồi.

Theo yan.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận