Tin mới
2
MV OST của Lật Mặt 7 chính thức ra lò,
Không chỉ sở hữu dàn diễn viên đông đảo hiếm thấy trên màn ảnh Việt, dự án Lật Mặt 7: Một Điều Ước của đạo diễn Lý Hải còn khiến khán giả quan tâm bởi nhiều yếu tố đầu tư khủng khác. Bên cạnh phần bối cảnh nên thơ, hùng vĩ tại làng K’Long K’Lanh của Lâm Đồng, Lật Mặt 7 còn hứa hẹn “lấy nước mắt” người xem bởi những ca khúc OST đầy cảm động và ý nghĩa.
Ảnh
Ca sĩ có thẻ đen quyền lực
Theo SCMP, để sở hữu thẻ đen nhiều đặc quyền, các ngôi sao Kpop phải có trong tay khối tài sản khoảng 16 triệu USD, chi tiêu trung bình 120.000 USD/năm.

sunwin | sunwin

MV OST của Lật Mặt 7 chính thức ra lò,

Không chỉ sở hữu dàn diễn viên đông đảo hiếm thấy trên màn ảnh Việt, dự án Lật Mặt 7: Một Điều Ước của đạo diễn Lý Hải còn khiến khán giả quan tâm bởi nhiều yếu tố đầu tư khủng khác. Bên cạnh phần bối cảnh nên thơ, hùng vĩ tại làng K’Long K’Lanh của Lâm Đồng, Lật Mặt 7 còn hứa hẹn “lấy nước mắt” người xem bởi những ca khúc OST đầy cảm động và ý nghĩa.

Tuổi trẻ như ngục tù của các boyband, không hề có trải nghiệm xã hội

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2018-05-31 03:05

Các thành viên của những boyband đình đám một thời như Westlife, Boyzone và Bros chia sẻ về cuộc sống nhiều mới mẻ nhưng cũng đầy trắc trở khi không còn hào quang quá khứ.

Brian McFadden của Westlife, Keith Duffy của Boyzone và Matt Goss của boyband sinh đôi Bros cùng tâm sự với Guardian về cuộc sống mới của họ.

Với Brian McFadden, một trong hai giọng ca chính của Westlife, riêng chuyện thay quần áo cũng đã là vấn đề.

'Tôi tự làm tóc và trông như một bà dì'

Ở thời đỉnh cao của Westlife, cuộc sống xoay quanh những chuyến lưu diễn qua các sân vận động lớn, những chuyến bay bất tận và người hâm mộ gào thét khắp mọi nơi, nhóm nhạc có riêng một đội ngũ đầu bếp, người dọn dẹp và stylist chăm sóc họ tận chân răng. Theo nghĩa đen, Westlife còn không phải tự mặc đồ, họ chỉ việc tập trung vào việc biểu diễn trên sân khấu.

Vào năm 2004, khi McFadden bắt đầu rời ban nhạc ra solo, anh nhìn vào quần áo của mình và không biết phải bắt đầu chuẩn bị phục trang cho mình từ đâu.

"Ruồi bu đầy đĩa salad vì không ai bảo rằng chúng tôi phải rửa nó"

- Derek Moran (nhóm nhạc D-Side)

"Thường là có ai đó gọi tôi dậy vào mỗi buổi sáng rồi vài cô gái bước vào mang theo trang phục", McFadden nhớ lại, phá lên cười vì câu chuyện gợi cảm giác kỳ quặc. "Nhìn lại thời mới solo, khi tôi phải tự chọn trang phục và tự làm tóc cho mình. Tôi buộc phải thú nhận rằng mình đã lựa chọn một con đường đầy hoài nghi. Keo xịt tóc vương vãi trên áo còn kiểu tóc của tôi trông chẳng đâu vào đâu. Tôi trông như một bà dì đồng tính quá lứa".

Tuoi tre nhu nguc tu cua cac boyband, khong he co trai nghiem xa hoi hinh anh 1
Brian McFadden (trái) của Westlife và Keith Duffy của Boyzone hiện nay. Ảnh: Guardian.

Lỗi trang phục của McFadden sau khi rời Westlife có thể tóm gọn cuộc sống lạ lẫm, cô độc và thường kỳ quặc của các thành viên boyband sau khi hào quang đã tắt. Bởi, thật khó khăn khi bỗng dưng một ngày kia, những bảng xếp hạng, những chuyến bay vòng quanh thế giới, những fan nữ xinh đẹp... đồng loạt biến mất khỏi cuộc đời bạn. Và khi điều đó xảy ra, bạn phải trở về nhà với cuộc sống thường nhật nhàm tẻ, học cách sử dụng một cái mở đồ hộp.

Với Derek Moran của boyband D-Side của Ireland, trang phục cũng là vấn đề lớn. Ở trường hợp của anh, là tìm cách mua được chúng. "Stylist của chúng tôi thường đưa chúng tôi đến cửa hàng của Selfridges và tiêu 50.000 bảng mỗi ngày, nên mỗi khi có tiền tôi đều đến đó. Phải mất một thời gian, tôi mới nhận ra còn có những cửa hàng khác, và tôi có thể mua áo phông H&M với 5 USD".

Tuoi tre nhu nguc tu cua cac boyband, khong he co trai nghiem xa hoi hinh anh 2
Nhóm nhạc Westlife thời trẻ (Brian McFadden đứng giữa). Ảnh: Metro.

Moran chuyển đến Dublin từ tuổi 16 và sống trong một căn hộ chung cư ở London với các thành viên D-Side khác. Anh có toàn bộ trải nghiệm của một thành viên boyband: các cô gái la hét, máy bay riêng, biểu diễn trước những nàng công chúa. Nhưng khi nhóm nhạc tan rã, họ gặp khó khăn trong việc thích nghi với thế giới thực.

"Chúng tôi học cách nướng bánh mì và khiến chuông báo cháy kêu ầm lên. Hay có ruồi bu đầy đĩa salad vì không ai bảo rằng chúng tôi phải rửa đĩa", Moran kể.

'Tái hòa nhập' cộng đồng nhưng gặp quá nhiều khó khăn

Theo nhà báo Tim Jonze của Guardian, hầu hết thành viên boyband mà anh nói chuyện đều rơi vào hoàn cảnh đó sau khi "tái hòa nhập" cộng đồng. Điều mà công chúng thường coi là đương nhiên, như đến sân bay phải có hộ chiếu, mà họ cũng không biết, hoặc đã quên hẳn sau nhiều năm trời được chăm bẵm như con mọn.

Khi hầu hết người bình thường học dần cách sống trong quá trình trưởng thành, thì các boyband mắc kẹt ở những khách sạn hạng sang xa xôi, trả lời cuộc phỏng vấn thứ 23 trong ngày về món sandwich ưa thích của họ.

Tuoi tre nhu nguc tu cua cac boyband, khong he co trai nghiem xa hoi hinh anh 3
Boyzone thời trẻ (Keith Duffy ngoài cùng bên trái). Ảnh: Guardian.

"Tôi có dự định sẽ đi chơi cùng các con và gặp gỡ bạn bè", McFadden nói, "Nhưng đến lúc tôi về nhà là mọi người lại đi làm, còn bọn trẻ đi học. Tôi đến mức phải cầu xin bạn bè nghỉ làm để có thể đi chơi golf. Tôi đi từ chỗ được mọi người vây quanh mỗi ngày và hát trước hàng nghìn người, đến chỗ không còn ai ở bên".

McFadden hoan toàn chắc chắn về quyết định rời Westlife, nhóm nhạc mà anh đã gắn bó 6 năm với lịch trình dày đặc. Nhưng khi rời nhóm, anh nhận ra mình nhớ các thành viên ban nhạc nhiều hơn mình nghĩ. "Giống như một vụ ly hôn hay tan vỡ gia đình", anh nói.

Với Keith Duffy của Boyzone, cuộc sống sau hào quang còn khó khăn hơn. Vì McFadden chủ động rời Westlife, còn Duffy không hề muốn Boyzone ngừng hoạt động. "Tôi cảm thấy chúng tôi đã chọn sai thời điểm để tạm nghỉ 7 năm, kể từ năm 2000. Chúng tôi đang ở đỉnh cao của nghề, mọi thứ chúng tôi ra mắt đều đứng đầu bảng xếp hạng và chúng tôi đi lưu diễn ở nhiều nước nhất có thể. Bỏ lại những thứ đó, tôi thấy rất sợ hãi".

Dù có 6 năm là thành viên một nhóm nhạc nổi tiếng thế giới, Duffy vẫn không tự tin về khả năng ca hát. Trong Boyzone, Ronan Keating và Stephen Gately mới là những giọng ca chủ đạo. Điều đó đã trở thành công thức không thể phá vỡ của Boyzone.

"Một sự nghiệp solo không phải là lựa chọn của tôi", Duffy nói, "Tôi bị rơi vào hoàn cảnh: Ờ, mình từng nổi tiếng, nhưng mình biết làm gì với phần còn lại của cuộc đời đây?".

Ổn định cuộc sống tại gia là điều khó khăn với Duffy. "Các hoạt động thường ngày của mọi người là đến trường, ăn tối, đá bóng... thì gia đình bạn đã học được cách làm mà không có bạn. Thêm vào đó, quá trình trưởng thành đã xác lập cho mỗi người một bản ngã. Tôi khó mà hòa nhập vào được".

Nổi tiếng từ thời thiếu niên, hầu như chưa có trải nghiệm đời thường

Matt Goss đã dành cả thời thơ ấu và tuổi trẻ cho Bros, khi nhóm nhạc trở thành boyband lớn nhất nước Anh, thống trị các bảng xếp hạng và cũng là nhóm nhạc trẻ nhất từng khiến sân vận động Wembley cháy vé.

Khi ở đỉnh cao thế giới, Goss mới qua tuổi 20 một chút. Không giống như bất cứ thành viên boyband nào, anh không có trải nghiệm gì đáng kể về cuộc sống trước khi nổi tiếng.

Cuộc trò chuyện 15 phút qua điện thoại của Goss với Guardian cuối cùng kéo dài hơn một tiếng đồng hồ khi cựu ngôi sao teen quyết định thổ lộ nhiều thứ về bản thân anh. Chẳng hạn, anh thông minh và hiểu biết về chính trị như thế nào, anh có một mối quan hệ khác thường với báo chí, anh là chủ nhân đầy tự hào của giải Biểu tưởng Cung điện Caesars...

Tuoi tre nhu nguc tu cua cac boyband, khong he co trai nghiem xa hoi hinh anh 4
Bros, boyband từng rất nổi tiếng ở Anh thời thập niên 1980. Ảnh: Telegraph.

"Tôi muốn là người tạo ra những kỷ niệm đẹp, nhưng ai đó cũng có thể tạo ra những điểm đến khác", Goss nói.

Nhưng cảm giác buồn bã ập đến khi Goss nói về sự kết thúc của cặp son sinh Bros, rồi việc anh liều lĩnh đến Mỹ lập nghiệp, nơi anh không hề được biết đến. Anh kể: "Chúng tôi là hai người nổi tiếng không thể đi đâu mà không có vệ sĩ, nhưng ở Mỹ chẳng ai biết điều đó. Tôi phải nói với họ rằng: Chúng tôi vừa biểu diễn ở sân Wembley và mọi quốc gia khác rồi đấy".

Goss cũng phải làm quen với cuộc sống không vệ sĩ. Một lần, anh vào cửa hàng mua sắm ở Mỹ và mọi người "đột nhiên như đang trong trạng thái quay chậm. Tôi không biết cách cư xử sao trong một không gian đầy ắp người mà không ai chỉ dẫn".

"Nhưng danh tiếng không biến mất. Trong suốt quãng đời trưởng thành của mình, tôi vẫn được nhận ra ở mọi nơi. Tôi đến chỗ bác sĩ chưa họng ở Beverly Hills và có 17 thợ săn ảnh bám theo".

Với nhiều người khác, vết sẹo của danh tiếng để lại vẫn sâu hoắm. Kevin Yee mới 15 tuổi khi tham gia vào boyband Youth Asylum của ông bầu Quincy Jones. Anh là người đồng tính, nhưng được huấn luyện để trông như dị tính nhằm thu hút người hâm mộ nữ.

Yee kể lại rằng trong suốt thời gian tham gia nhóm nhạc, anh luôn mất quyền kiểm soát bản thân, anh ngập trong nợ nần và luôn phải che giấu giới tính. Những người quản lý nhóm nhạc dạy anh cách đi giống đàn ông dị tính. Ngay từ khi còn niên thiếu, anh đã không được sống đúng với con người mình.

Youth Asylum không thành công và Yee không bao giờ muốn nói chuyện với các thành viên khác trong ban nhạc nữa. Anh quay về Canada để làm việc trong một cửa hàng thời trang. Anh thấy đời mình chạm đáy.

Trở về quê, Yee chứng kiến bạn bè cùng lứa tốt nghiệp và đi học đại học, có những công việc mới. Anh nghĩ: "Mình từng có cơ hội, còn bây giờ cuộc đời mình xong rồi". Cuối cùng, anh quyết tâm trở lại với sân khấu nhạc kịch, có được một vai diễn trong vở Mamma Mia! 

Yee mất một thời gian dài để vượt quá cái bóng "thành viên boyband" và đang dần phát triển sự nghiệp nhạc kịch.

Một số người khác tìm được thành công ở những lĩnh vực ngoài âm nhạc. Moran theo đuổi công việc ở truyền hình và trở thành gương mặt của chương trình Milkshake! trên Channel 5. Duffy đóng trong phim Coronation Street và vẫn còn biểu diễn cùng Boyzone, còn McFadden có album solo sắp ra mắt vào mùa hè này.

Theo zing.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận