Tin mới
1
Nghề làm đẹp cho người chết
Một ngày bình thường của Lưu Tam Tam là thức dậy lúc 5h sáng và đến nơi làm việc tại nhà tang lễ Tiêu Sơn ở Hàng Châu lúc 6h
Ảnh

sunwin | sunwin

Nghề làm đẹp cho người chết

Một ngày bình thường của Lưu Tam Tam là thức dậy lúc 5h sáng và đến nơi làm việc tại nhà tang lễ Tiêu Sơn ở Hàng Châu lúc 6h

Trường chuyên trị trẻ hư ở Trung Quốc

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2020-11-14 02:11

Với các quy định nghiêm ngặt, ngôi trường đặc biệt ở Vũ Hán (Trung Quốc) được nhiều phụ huynh gửi gắm những đứa con bất trị với hy vọng chúng trở nên ngoan ngoãn hơn.

Jia Ming bỏ học năm 16 tuổi, nghiện game và có mơ ước được đi du lịch bụi.

Bố mẹ Jia Ming là người thành đạt và đều có những mối quan tâm riêng. Mẹ cậu hay đi du lịch còn ông bố thậm chí không muốn tạm ngưng công việc để đi họp phụ huynh cho con trai.

Zhang Zhao, 17 tuổi, đã bỏ học, thất tình và không muốn giao tiếp với phụ huynh. Trong mắt bố mẹ Zhang, mọi vấn đề đều xuất phát từ việc cậu yêu đương.

Một ngày, Zhang và Jia đều được bố mẹ gửi đến một trường học đặc biệt ở Vũ Hán. Đây là một cơ sở giáo dục chuyên tiếp nhận trẻ em “có vấn đề”, giáo dục nghiêm khắc trong 81 ngày để khiến chúng có kỷ luật, trở nên ngoan ngoãn hơn.

Không chỉ học sinh, phụ huynh cũng được yêu cầu ngừng mọi công việc, đến trường trong 6 ngày để trao đổi, nhận tư vấn.

Những đứa trẻ “hư”

Ngôi trường đặc biệt này áp dụng hình thức quản lý nghiêm khắc. Mỗi học sinh ở đây đều phải tự giác lo đồ dùng cá nhân và sinh hoạt đúng giờ, nếu không nghe lời sẽ phải nhận hình phạt.

Sau khi đến trường, Jia Ming từ một đứa trẻ ưa bạo lực trở nên tiết chế, hiền hòa hơn. Thậm chí, sau một thời gian, cậu còn được khen vì có biểu hiện tốt.

truong chuyen tri tre hu anh 1
Jia Ming nổi loạn vì không chịu được sự áp đặt của bố mẹ.

Khi được hỏi, nam sinh 16 tuổi cho biết bản chất cậu vốn không phải ngỗ nghịch. Những hành vi chống đối trước đây đều là do muốn thoát khỏi sự kiểm soát của bố mẹ.

“Có lần, bố nói sau khi thi cuối kỳ sẽ cho tôi đi chơi. Tuy nhiên, sau kỳ thi, tôi vẫn phải ở nhà. Tôi cũng không được làm điều gì trái ý bố mẹ, không cả được tự chọn quần áo, giày dép yêu thích”, Jia Ming nói.

Vốn thích chó mèo, Jia Ming từng đem một con chó về nuôi song bị bố mẹ vứt bỏ. Thích đạp xe, nhưng cậu cũng không được phép tự mình đi quá xa khu nhà.

Tuy nhiên, bố mẹ Jia Ming không hiểu được tâm tư con trai. Bố nam sinh thậm chí cho rằng vì gia đình đã quá nuông chiều nên con trai mới hư đốn như vậy.

Đối với gia đình Zhang Zhao, bố mẹ cậu cũng không cho người có lỗi là mình. Mỗi khi nghe con nói về áp lực học hành, mẹ Zhang chỉ nghĩ rằng cậu đang viện cớ vì “trước đó chưa bao giờ nghe con nói bị căng thẳng học tập”.

“Tôi nói trường học rất chán và khó khăn, nhưng bố mẹ tôi cũng chỉ bảo: ‘Nghìn người chịu được, sao con lại không chịu được?’. Trong thâm tâm, tôi chỉ mong một lần bố mẹ hiểu được những vấn đề của tôi, nhưng tiếc là họ chẳng bao giờ tin mỗi lần tôi mở lòng”, Zhang nói.

Bố mẹ cũng cần “học”

Sau 2 tháng bỏ học, Ze Qing (14 tuổi) tự nguyện đăng ký vào trường học đặc biệt khi biết nơi này yêu cầu cả bố mẹ đến trường trong 6 ngày.

Sinh ra trong gia đình trí thức, ông bà đều là giảng viên đại học về hưu, mẹ là giám đốc bệnh viện, Ze Qing luôn phải chịu áp lực lớn từ bề trên.

“Chính bố mẹ mới là người cần học, cần được huấn luyện để hiểu con mình”, nam sinh khẳng định.

truong chuyen tri tre hu anh 2
Ze Qing chịu áp lực lớn từ các thành viên trong gia đình.

Theo QQ, mỗi năm Trung Quốc có khoảng 100.000 thanh thiếu niên chết do tự tử. Mỗi phút, có 8 người cố gắng tự sát.

Theo khảo sát và phân tích về các vụ tự tử ở học sinh cấp 2 của Đại học Bắc Kinh, cứ 5 học sinh thì có 1 em từng nghĩ đến chuyện tự tử. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là áp lực học tập mà phần lớn gây nên bởi cha mẹ.

“Cha mẹ luôn nói đừng để con cái thua từ vạch xuất phát, luôn vạch sẵn mọi con đường cho con và luôn nói với con rằng bị điểm kém sẽ không có tương lai. Tuy nhiên họ không nghĩ đến việc căng thẳng và trầm cảm cũng có thể giết chết con cái của họ”, QQ nhận định.

Trong buổi trao đổi dành cho phụ huynh, khi được hỏi: “Nếu chỉ còn 10 phút trong đời, anh chị sẽ làm gì?”. Bố Jia Ming cho biết ông sẽ nói với con trai về lý tưởng trong cuộc sống. Đó là không sợ khó, không được bỏ cuộc, có thể thực hiện lý tưởng của mình.

“Là lý tưởng của cậu bé hay của anh?”, nhà tư vấn hỏi.

“Lý tưởng của nó? Là làm một kẻ du lịch bụi, đi lang thang sao? Nếu là con bạn, bạn có đồng ý cho nó làm vậy không?”, ông bố nói.

“Lý tưởng của Jia Ming không phải chỉ là kẻ lang thang du lịch, chính sự áp đặt, quản thúc của anh đã khiến cậu bé chọn như vậy”, nhà tư vấn nhận xét.

truong chuyen tri tre hu anh 3
Ngôi trường đặc biệt ở Vũ Hán được nhiều phụ huynh gửi gắm những đứa con nổi loạn.

Theo chuyên gia tâm lý Li Pinkuan, tình yêu, tình thương không phải là cái cớ cho sự kiểm soát hay áp đặt dù điều đó có đem lại lợi ích hay không.

“Con trẻ không chỉ là đứa con của bạn, chúng còn đại diện cho một cá thể độc lập, một tâm hồn tự do. Những gì chúng ta có thể làm là đưa hướng dẫn thích hợp để chúng lớn lên tự nhiên. Thay vì lập một kế hoạch cả đời cho chúng, tốt hơn hết là hãy sát cánh cùng con, sống như hình mẫu và cho con sức mạnh để tiến về phía trước”, Li nói.

Một thời gian sau khóa học từ ngôi trường đặc biệt, có những đứa trẻ tiếp tục nổi loạn, gia đình lại mâu thuẫn. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi nếu không giải quyết gốc rễ của vấn đề, thì dù trải qua một hay hàng trăm khóa học, những đứa trẻ "hư" rồi sẽ vẫn không thể tìm được tiếng nói chung với gia đình.

Theo zing.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận