Tin mới
1
Nghề làm đẹp cho người chết
Một ngày bình thường của Lưu Tam Tam là thức dậy lúc 5h sáng và đến nơi làm việc tại nhà tang lễ Tiêu Sơn ở Hàng Châu lúc 6h
Ảnh

sunwin | sunwin

Nghề làm đẹp cho người chết

Một ngày bình thường của Lưu Tam Tam là thức dậy lúc 5h sáng và đến nơi làm việc tại nhà tang lễ Tiêu Sơn ở Hàng Châu lúc 6h

Trung Quốc gọi người xăm mình là 'trái đạo đức'

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2022-06-21 10:06
Lệnh cấm xăm hình của Trung Quốc đối với trẻ vị thành niên bị chỉ trích là tiêu cực, cổ hủ, song nhiều người lại hoan nghênh, gọi quy định mới là cần thiết.

Động thái cấm xăm hình đối với người dưới 18 tuổi của Trung Quốc vấp phải nhiều phản ứng trái chiều khi chính phủ tiếp tục can thiệp, đặt ra quy định đối với cuộc sống của người dân, đặc biệt là với thế hệ trẻ.

Theo SCMP, đây là lệnh cấm mới nhất nhắm vào thanh, thiếu niên, với mục đích chính là hạn chế và thay đổi những hành vi bị cho là "trái đạo đức", "hư hỏng tinh thần".

"Giúp thiếu niên hiểu những rủi ro khi xăm hình, cha mẹ và người giám hộ cũng nên khuyên ngăn chúng làm vậy", trích thông báo được đưa ra vào đầu tháng này bởi lực lượng chuyên trách theo dõi hành vi của trẻ vị thành niên.


Như nhiều quốc gia châu Á khác, hình xăm vốn chịu nhiều định kiến ở Trung Quốc. Ảnh: AFP.

"Người trẻ sẽ hối hận"

Trước lệnh cấm mới, nhiều người ca ngợi quy định này là cần thiết để bảo vệ những người trẻ tuổi khỏi bị “dụ dỗ”.

Guo Xiamei, phó giáo sư chuyên về tâm lý gia đình và phát triển vị thành niên tại Đại học Hạ Môn, nêu quan điểm với tờ China Daily rằng những người trẻ tuổi chưa đủ trưởng thành để đưa ra quyết định đúng đắn khi xăm mình, đồng thời cũng "chưa hiểu hết hậu quả".

"Nhiều ngành nghề như nhân viên nhà nước, cảnh sát và quân đội không chào đón những ứng viên có hình xăm lớn. Người trẻ sau này có thể hối hận về quyết định lúc bốc đồng, muốn nổi loạn của mình", người này nói.

Trên mạng xã hội, một người dùng tỏ thái độ hoan nghênh: "Điều này sẽ đảm bảo những người trẻ tuổi không vứt bỏ tương lai mình đi bằng một thứ làm hỏng hình ảnh của họ trong mắt xã hội".

Lệnh cấm này còn được cho là thể hiện nỗ lực giám sát ngành thẩm mỹ đang ngày càng tư nhân hóa ở Trung Quốc, với số ca tai nạn ngày càng gia tăng.


Sau quy định giới hạn thời gian chơi game và livestream, trẻ vị thành niên ở Trung Quốc tiếp tục bị cấm xăm hình. Ảnh: K. Y. Cheng.

Tháng 6 năm ngoái, một tiệm xăm ở Giang Tô bị kiện vì sử dụng mực in độc hại để xăm hình cho hơn 40 trẻ vị thành niên.

Hongwei Bao, giáo sư nghiên cứu về bản sắc châu Á và truyền thông tại Đại học Nottingham ở Vương quốc Anh, cho biết lệnh cấm phản ánh mối lo lắng của thế hệ những người lớn tuổi ở Trung Quốc về những giá trị, văn hóa phương Tây xâm nhập vào nước họ, trong bối cảnh xã hội nhiều bất ổn.

Ngoài ra, định kiến, ác cảm của xã hội Trung Quốc với hình xăm vốn đã có từ hàng nghìn năm trước, do mối liên hệ giữa xăm mình với tội phạm, mại dâm.

"Trong lịch sử, tội phạm thường bị xăm đánh dấu như một hình thức trừng phạt. Mặt khác, vì những hình xăm rất dễ nhận ra, những thành phần bất hảo thường tụ họp lại và đi làm việc xấu. Vì vậy, hình xăm còn gắn liền với văn hóa băng đảng", giáo sư Bao phân tích.

Từ yêu cầu che đến cấm hoàn toàn

Ở phía phản đối, một loạt ý kiến chỉ trích xuất hiện trên mạng xã hội.

"Làm sao điều này có thể cải thiện cuộc sống của người trẻ khi đã có quá nhiều áp lực đè nặng lên họ, từ học hành, kiếm việc làm cho đến mua nhà, kết hôn, sinh con đẻ cái. Vậy mà các nhà cầm quyền nghĩ họ đang giúp chúng ta", "Việc một cá nhân xăm hình liệu có ảnh hưởng đến người khác không? Đây chỉ toàn là suy nghĩ của những người lớn tuổi cổ hủ" là hai trong số các bình luận.

Theo ông Bao, khi thời thế thay đổi, thế hệ trẻ ngày càng nhận thức cao về quyền tự do với cơ thể của mình. Song, họ không phải là những người có quyền ra quyết định ở Trung Quốc.

Các cầu thủ bóng đá cũng như VĐV thể thao khác không được phép có hình xăm. Ảnh: Xinhua.

Năm 2018, các cầu thủ bóng đá của nước này, những người cũng có thói quen xăm mình, bị Tổng cục Thể thao Trung Quốc ra lệnh che các hình xăm.

Tháng 1/2019, các diễn viên, ca sĩ có hình xăm bị cấm lên sóng trên nhiều phương tiện truyền thông ở Trung Quốc. Ngay sau đó, các nền tảng như Weibo bắt đầu xóa các nội dung có đề cập đến chuyện xăm mình.

Đến cuối năm 2021, Tổng cục Thể thao Trung Quốc chính thức ra lệnh cấm giới VĐV chuyên nghiệp không được xăm mình, thậm chí còn kêu gọi các cầu thủ xem xét xóa bỏ hình xăm hiện có.

Giáo sư Bao cho biết logic vòng tròn đang được áp dụng dựa trên nhận thức của người khác chứ không phải do ý thức cá nhân.

“Trong một xã hội Trung Quốc có tính cạnh tranh cao, có quá nhiều thứ để mất nếu không hòa nhập vào số đông. Điều này lý giải tại sao quy định mới được nhiều bạn trẻ tán thành. Nói cách khác, lệnh cấm xăm hình có thể được xem như quyết định của đa số", ông nói.

Theo Zing.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận