Tin mới
4
Miền Bắc đón không khí lạnh yếu, trời mưa mát
Dự báo thời tiết ngày 23/4/2024, miền Bắc ngày nắng, riêng khu Tây Bắc có nắng nóng; chiều tối đón không khí lạnh, trời mưa giông. Trung Bộ nắng nóng gay gắt. Nam Bộ vẫn nắng nóng kéo dài
Ảnh
Bản làng tan hoang sau lũ quét
Hàng chục ngôi nhà ở xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải bị lũ quét cuốn sập, đường sá ngập đất đá, quốc lộ chia cắt

sunwin | sunwin

Miền Bắc đón không khí lạnh yếu, trời mưa mát

Dự báo thời tiết ngày 23/4/2024, miền Bắc ngày nắng, riêng khu Tây Bắc có nắng nóng; chiều tối đón không khí lạnh, trời mưa giông. Trung Bộ nắng nóng gay gắt. Nam Bộ vẫn nắng nóng kéo dài

Trẻ em bị xâm hại, bạo hành: Sau những trận đòn là dị tật về tâm lý

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2017-12-24 02:12

Những vụ xâm hại, bạo hành trẻ em diễn ra gần đây gây phẫn nộ dư luận. Hiện tượng này chưa dừng lại bởi hình phạt chưa nghiêm và sự vào cuộc yếu ớt của các cơ quan chức năng.

Với những vụ trẻ em bị xâm hại, nhiều người thắc mắc họ có những kênh tư vấn, hỗ trợ nào?

Bạo hành trẻ em: Giọt nước tràn ly

Chưa bao giờ nạn bạo hành, xâm hại trẻ em “nóng” như hiện tại. Hàng trăm vụ bạo hành trẻ em được báo chí phanh phui. Từ việc các bảo mẫu trường Mầm non Mầm Xanh đánh đập trẻ nhỏ ở TP.HCM, đến vụ cha ruột, bà nội đánh con bằng dây điện ở Đông Anh (Hà Nội)... khiến dư luận phẫn nộ.

Đặc biệt, vụ bố đẻ, mẹ kế bạo hành bé trai 10 tuổi tại phường Nghĩa Đô (Cầu Giấy, Hà Nội) là “giọt nước tràn ly” của nạn bạo hành trẻ em.

Theo phản ánh, suốt 2 năm trời, bé Trần Gia Khang (tên nhân vật đã được thay đổi) không được đi học, bị bố ruột, mẹ kế dùng roi làm từ móc phơi quần áo đánh đập. Không chịu được cuộc sống “tù ngục”, những trận đòn “thập tử nhất sinh” của bố, bé Trần Gia Khang đã trốn chạy, cầu cứu ông bà nội.

Tre em bi xam hai, bao hanh: Sau nhung tran don la di tat ve tam ly hinh anh 1
Trẻ bị bạo hành tại Lớp giữ trẻ Mầm Xanh.

Bé Khang sợ hãi khi nhớ lại thời gian ở cùng với bố và mẹ kế. “Mẹ kế (tên Trinh - PV) là người hay đổ thừa cho con những việc xấu. Mỗi lần ba Nam đi làm về, cô Trinh đều kể lỗi, để ba Nam đánh con. Ba Nam rất nghe lời cô ấy. Không vừa lòng điều gì, cô dùng đũa, thìa, móc quần áo đánh con. Cô Trinh đánh vào tất cả các vị trí, từ đầu, tai, cổ, sau gáy, cạnh sườn, hông, chân và tay. Những lần đánh như vậy, con xin, cô không tha. Con không chịu nổi nữa, soạn quần áo, trốn đi, cầu cứu ông bà nội”, bé Trần Gia Khang chia sẻ.

Tôi đồ rằng cảm nhận chung của mọi người khi đọc, chứng kiến các vụ trẻ em bị bạo hành là giận dữ, đau đến xé lòng. Sau những trận đòn roi kinh hoàng là dị tật cơ thể và tâm hồn của trẻ. Làm sao “phẳng” lại, làm sao tươi nguyên được khi ký ức của các bé đã ám ảnh, sợ hãi, hoảng hốt. Vết thương lòng ấy đi theo các bé suốt đời.

Theo thống kê của Tổ chức Tầm nhìn Thế giới, mỗi năm cả nước có trên 2.000 trẻ em bị bạo lực, xâm hại cần được hỗ trợ, can thiệp. Báo cáo về can thiệp, hỗ trợ theo đường dây nóng 18001567 phản ánh về bạo lực trẻ em, trong 689 ca bạo lực trẻ em, có đến 6/10 ca bạo lực thân thể, trong đó có 4 ca bạo lực gia đình, 2 ca bạo lực học đường.

Dù có hàng chục đầu mối, đơn vị được giao nhiệm vụ bảo vệ trẻ em khỏi những trận đòn roi, song các vụ bạo hành vẫn thường xuyên diễn ra. Vậy trách nhiệm của các cơ quan bảo vệ trẻ em ở đâu, Tổng đài điện thoại Quốc gia bảo vệ Trẻ em 111 hoạt động như thế nào, hỗ trợ những vụ đánh đập trẻ em ra sao?

Ông Nguyễn Văn Pha, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, cho rằng những vụ việc báo chí nêu hay thậm chí những thống kê về số vụ xâm hại trẻ em là phần nổi của tảng băng. Các quy định về phát hiện và xử lý các tội xâm hại đến trẻ em còn thiếu cụ thể, khó áp dụng.

Trẻ em bị bạo hành, xâm hại: Tổng đài 111 hỗ trợ được gì?

Trong vai người cần được tư vấn vụ bé trai 9 tuổi bị bố dùng dây điện đánh ở xã Vân Nội, huyện Đông Anh (Hà Nội), phóng viên liên lạc với Tổng đài 111.

Sau khi trình bày sự việc, tổng đài viên thuộc ekip trực đã chuyển máy đến một tư vấn viên khác đang tiếp nhận vụ việc. Người này nói sau khi báo chí phản ánh, tổng đài đã báo cáo sự việc đến Cục Trẻ em (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) để giải quyết. Tổng đài đã liên hệ với chính quyền sở tại xác minh thông tin, có kế hoạch hỗ trợ, can thiệp đối với trường hợp này.

Khi được hỏi, với những vụ việc trẻ em bị xâm hại, cần được tư vấn thì sao, tổng đài viên nói Tổng đài 111 hoạt động 24h tất cả các ngày, không thu phí viễn thông và phí tư vấn đối với người gọi đến tổng đài, mọi thông tin về người cung cấp, trẻ em đều được bảo mật.

Tre em bi xam hai, bao hanh: Sau nhung tran don la di tat ve tam ly hinh anh 2
Bà Nguyễn Thuận Hải, Trưởng phòng dịch vụ tư vấn, Trung tâm tư vấn và dịch vụ truyền thông, Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

Tổng đài viên cũng nói thêm, nếu phát hiện hoặc có thông tin về hành vi xâm hại trẻ em hoặc trẻ em có nguy cơ bị xâm hại phải thông báo ngay đến Tổng đài 111.

Bà Nguyễn Thuận Hải, Trưởng phòng dịch vụ tư vấn, Trung tâm tư vấn và dịch vụ truyền thông (Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em) cho hay Tổng đài 111 là đơn vị tiếp nhận thông tin của người dân, sau đó tư vấn viên sẽ phân loại, đánh giá nguy cơ, mức độ xâm hại của trẻ, kết nối với cán bộ phụ trách trẻ em cấp xã để vào cuộc.

Nếu không kết nối được với cơ quan chuyên trách trẻ em cấp xã, Tổng đài 111 sẽ liên hệ với đơn vị chuyên trách bảo vệ trẻ em ở quận, huyện để xác minh xem trường hợp có đúng không. Nếu đúng, tổng đài sẽ có giải pháp can thiệp như kết nối thẳng với Chủ tịch, Phó chủ tịch phụ trách các vấn đề xã hội, kết nối với công an để giải quyết. Những vụ việc phức tạp, tổng đài sẽ kết nối với nhiều ban ngành khác nhau để triển khai đồng bộ.

Theo bà Hải, trung bình 1 tháng có 28.000 cuộc gọi đến tổng đài. Trong đó cuộc gọi xin tư vấn thông tin về việc xâm hại, bạo hành trẻ em chỉ chiếm 20%, ngoài ra là những cuộc gọi thăm dò, cuộc gọi rác.

Trong số 20% mỗi tháng có khoảng 2.500 cuộc gọi xin tư vấn, cung cấp thông tin và kết nối can thiệp các vụ bạo hành, xâm hại tình dục trẻ em. Trường hợp trẻ em bị bạo hành, đánh đập gọi đến xin tư vấn, can thiệp không nhiều, rơi vào khoảng 4-5%.

Khi phóng viên thắc mắc nhiều người chưa biết đến Tổng đài điện thoại Quốc gia bảo vệ Trẻ em do công tác tuyên truyền chưa hiệu quả, hay tổng đài hoạt động kém hiệu quả, bà Hải thừa nhận hoạt động truyền thông của tổng đài còn nhiều hạn chế, không được chú trọng.

Bên cạnh đó, hotline 18001567 ít người biết đến vì số quá dài, bây giờ tổng đài chỉ còn 3 số là 111. Số mới dễ tiếp cận, nhưng còn trục trặc về mặt kỹ thuật, ảnh hưởng khá lớn đến chất lượng tổng đài.

Chia sẻ về công việc của mình, chị Lê Thị Thảo (Tư vấn viên của Tổng đài 111) cho biết dù làm nhiều năm trong nghề, song mỗi khi nghe cuộc gọi về xâm hại, bạo hành trẻ em, chị rất đau xót. Các tổ chức, cá nhân có giúp đỡ các em đó như thế nào thì những tổn thương về sức khỏe, tinh thần sẽ theo các em suốt đời.

“Về kỹ năng nghề nghiệp, tư vấn viên bắt buộc phải kiềm chế cảm xúc. Phải mạnh mẽ lắm mới có thể giúp những người bị bạo hành đối đầu với những vấn đề họ đang gặp phải. Mình đồng cảm với họ, song không được bộc lộ cảm xúc của mình”, chị Thảo nói.

Chị Vũ Kim Nga, một tư vấn viên khác của Tổng đài 111, cho rằng tư vấn trong lĩnh vực xâm hại, đánh đập trẻ em phải có tâm, nhiệt huyết, hiểu biết. Nếu làm việc không xuất phát bằng cái tâm, trẻ em sẽ không tin tưởng để chia sẻ những vấn đề khúc mắc sâu kín”.

Ông Đặng Hoa Nam (Cục trưởng Cục Trẻ em) cho biết nhân viên trực Tổng đài 111 được lựa chọn, đào tạo theo tiêu chuẩn của đường dây tư vấn hỗ trợ trẻ em quốc tế mà Việt Nam là thành viên thứ 53.

Họ được đào tạo về tâm lý trẻ em, pháp luật liên quan đến trẻ em, có khả năng kết nối với tất cả các cơ quan chịu trách nhiệm bảo vệ trẻ em như cơ quan tư pháp, cá nhân tổ chức ở địa phương liên quan đến trẻ em, giới thiệu dịch vụ tìm địa chỉ gần nhất, tiện lợi nhất để giới thiệu.

Tất cả các cuộc gọi đến đều được quản lý giám sát, ghi âm, bảo mật thông tin để khi cần sẽ cung cấp cho các cơ quan tư pháp như cơ quan điều tra, tòa án, viện kiểm sát, trung tâm tư vấn.

Theo Lao động

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...