Tin mới
Ảnh
Bản làng tan hoang sau lũ quét
Hàng chục ngôi nhà ở xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải bị lũ quét cuốn sập, đường sá ngập đất đá, quốc lộ chia cắt

sunwin | sunwin

Tranh luận việc xác định niên đại bãi cọc ở Hải Phòng

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2020-10-01 09:10
Việc xác định niên đại bãi cọc gây ra nhiều tranh cãi khi có một mẫu xét nghiệm do người dân mang lên. Nhiều nhà khoa học bày tỏ bất ngờ và cho rằng điều đó không đáng tin cậy.

Sáng 30/9, cuộc thảo luận của Tiểu ban khảo cổ học dưới nước trong khuôn khổ Hội nghị thông báo khảo cổ học toàn quốc lần thứ 55, xuất hiện nhiều ý kiến trái chiều về cách xác định niên đại của Bãi cọc Cao Quỳ (xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng).

Bất ngờ

PGS.TS Nguyễn Quang Miên - Trưởng phòng C14, Viện khảo cổ học, cho biết đã thực hiện xét nghiệm mẫu để xác định niên đại bãi cọc Cao Quỳ bằng phương pháp đồng vị Carbon C14.

Từ một số kết quả đo tuổi trong khu vực nghiên cứu cho ra nhận xét các mẫu gửi phân tích đều thuộc về loại cây thân cổ, có kích thước lớn và niên đại cách đây chừng hơn 700 năm.

tranh cai xac dinh nien dai bai coc anh 1
Khu bảo tồn bãi cọc Cao Quỳ sắp hoàn thiện. Ảnh: Tô Thành.

Niên đại của các mẫu gỗ này tương đối khác nhau, cho thấy một số khả năng như: các cọc này đã được khai thác và sử dụng ở các giai đoạn khác nhau, hoặc đã có sự tận dụng lại các cây (cọc) của thời trước đó.

Đáng chú ý, trong số này có một mẫu do một trưởng thôn tại địa phương mang lên.

Nghe thông tin này, nhiều nhà khoa học bày tỏ rất bất ngờ. "Tại sao lại dùng mẫu của người dân mang lên?", TS Nguyễn Tiến Đông đặt câu hỏi. Theo ông, người dân không biết cách vì quy trình lấy mẫu làm C14 cực kỳ phức tạp. Nếu không tuân thủ sẽ cho ra kết quả sai.

"Chắc chắn người dân sẽ dùng dao, dùng cưa để cắt mẫu gỗ. Về nguyên tắc là không được đụng chạm kim loại vào mẫu và phải gói vào giấy bạc", ông lý giải và khẳng định mẫu này không đáng tin cậy.

tranh cai xac dinh nien dai bai coc anh 2
TS Nguyễn Hồng Kiên trao đổi với báo chí bên lề hội nghị. Ảnh: Nguyễn Dương.

Đồng tình, TS Nguyễn Hồng Kiên cho biết về mặt tiêu chuẩn lấy mẫu như vậy là không được. Theo ông, điều quan trọng nhất để xác định bãi cọc Cao Quỳ thuộc trận địa 1288 hay không là niên đại. Song chưa khẳng định được niên đại của bãi cọc.

Nhiều nghi vấn

Chia sẻ thêm với Zing bên lề hội nghị, TS Nguyễn Hồng Kiên cho biết niên đại cọc gỗ từng được cho rằng thuộc về những năm 1270-1430, liên quan đến chiến trường Bạch Đằng 1288. Nhưng nay, các nhà khoa học chưa ai khẳng định điều đó.

Về quan điểm cá nhân, TS Kiên chia sẻ rằng ông chưa tin đó là bãi cọc. "Bởi có những hố khai quật phát hiện các hố cọc rất thẳng hàng, thẳng trục. Điều đó cho thấy đây có thể là di tích một kiến trúc gỗ. Hình ảnh và báo cáo đưa ra thì hầu hết cọc đều bằng, không nhọn đầu và được đào hố chôn. Nghĩa là khu vực đó không bị ngập nước", ông lý giải.

Theo ông, các nhà khoa học cần có sự bình tĩnh cần thiết và nói khách quan hơn về phát hiện này. “Đừng nên vội vã như những phát biểu ban đầu”, ông Kiên nêu quan điểm.

Trong khi đó, tại buổi thảo luận, GS Nguyễn Quang Ngọc cho rằng bãi cọc Cao Quỳ nhiều khả năng thuộc về trận địa Bạch Đằng 1288. Theo ông, việc xác định niên đại cọc gỗ bằng phương pháp đồng vị Carbon C14 là rất khoa học. Tuy nhiên, ông cho rằng phương pháp này không phải là quyết định để xác định niên đại bãi cọc.

tranh cai xac dinh nien dai bai coc anh 3
GS Nguyễn Quang Ngọc tại buổi thảo luận. Ảnh: Nguyễn Dương.

“Chúng ta nên đặt nó vào thế trận Bạch Đằng. Bởi, trận đánh diễn ra nhiều ngày, nhiều nơi để tranh thủ tiêu hao lực lượng, cầm chân giặc. Mục đích là đưa chúng vào trận địa ta mai phục đúng thời điểm triều xuống. Các bãi cọc này nằm đúng trên đường quân Nguyên Mông di chuyển", ông Ngọc phân tích và nói thêm cần phải tiếp tục nghiên cứu.

Trước ý kiến này, TS Nguyễn Hồng Kiên không đồng tình. "Nhiệm vụ của khai quật khảo cổ học là phải xác định được niên đại của các hiện vật phát hiện được. Kết quả đó cung cấp thông tin, hiểu biết mới về lịch sử, thậm chí đính chính sử sách", ông nói.

TS Bùi Văn Hiếu (Phó giám đốc phụ trách Trung tâm nghiên cứu Khảo cổ học dưới nước - Viện khảo cổ học, Trưởng tiểu ban khảo cổ học dưới nước), kết luận bãi cọc Cao Quỳ hiện nay có nhiều ý kiến khác nhau. Vì thế, cần tiếp tục nghiên cứu liên ngành mới có góc nhìn rõ ràng.

Cuối năm 2019, khi lao động, người dân phát hiện bãi cọc Cao Quỳ, xã Liên Khê (huyện Thủy Nguyên). Sau đó, Viện Khảo cổ học phối hợp với Bảo tàng Hải Phòng khai quật 3 hố tại cánh đồng Cao Quỳ. Kết quả khai quật đến nay bước đầu phát hiện 37 cọc gỗ, 2 cụm gỗ, 22 hố cọc và 4 hố đất đen.

Qua kết quả khai quật, các nhà nghiên cứu, nhà khoa học bước đầu đánh giá đây là di tích lịch sử quan trọng liên quan đến các trận chiến trên dòng sông Bạch Đằng vào năm 1288.

Theo zing.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...