Tin mới
1
Nam sinh tử vong dưới hố công trình
Nhóm học sinh trường THCS Đông Hương rủ nhau ra hồ nước đang xây dựng chơi đùa, hai bé xuống tắm thì sa vào hố sâu khiến một em tử nạn
5
'Chiến binh' 4 tuổi vượt qua ung thư
Bé Cơ, 4 tuổi, trải qua 8 tháng chiến đấu với bệnh ung thư nguyên bào thần kinh giai đoạn 4 di căn, nay hồi phục kỳ diệu sau ca ghép tế bào gốc
Ảnh
Bản làng tan hoang sau lũ quét
Hàng chục ngôi nhà ở xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải bị lũ quét cuốn sập, đường sá ngập đất đá, quốc lộ chia cắt

sunwin | sunwin

Nam sinh tử vong dưới hố công trình

Nhóm học sinh trường THCS Đông Hương rủ nhau ra hồ nước đang xây dựng chơi đùa, hai bé xuống tắm thì sa vào hố sâu khiến một em tử nạn

Tranh chấp Dự án Khu dân cư cao cấp và Trường đua ngựa ở Long An: Chấp hành viên lộ rõ dấu hiệu “lạm quyền”!

Đăng bởi Thế Giới Sao | 2019-01-30 01:01

Sau khi Báo Người cao tuổi đăng loạt bài phản ánh liên quan đến vụ tranh chấp Dự án Khu dân cư cao cấp và Trường đua ngựa tại huyện Đức Hoà, tỉnh Long An, Công ty CP Địa ốc Hồng Phát (Công ty Hồng Phát) có Văn bản số 08/CVKN-CPHP.19 ngày 10/1/2019 kiến nghị khẩn cấp nhiều vấn đề. Nhận thấy kiến nghị của Công ty Hồng Phát là chính đáng, có căn cứ, Báo Người cao tuổi đã có văn bản chuyển những nội dung kiến nghị này đến Văn phòng Chính phủ, đề nghị xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật.  

Cần xem xét kiến nghị của doanh nghiệp 
Văn bản số 22/CV-BNCT ngày 24/1/2019 của Báo Người cao tuổi gửi Văn phòng Chính phủ, nêu rõ: Ngày 10/1/2019, Công ty Hồng Phát có Văn bản số 08/CVKN-CPHP.19 gửi Báo Người cao tuổi kiến nghị khẩn cấp làm rõ một số vấn đề, liên quan đến đối tác nước ngoài là Công ty China Policy Limited (CPL) và Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh Long An. Cụ thể như sau:
Đối với CPL: Công ty CPL được lập ra tại British Virgin Islands, là một “thiên đường thuế” nổi tiếng nhất thế giới. Đến nay đã hơn 10 năm, CPL hoạt động tại Việt Nam nhưng không xin phép, cũng như không lập thủ tục đăng kí để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư khi bỏ vốn vào dự án tại Việt Nam theo quy định. CPL chưa có tư cách pháp nhân tại Việt Nam (cần làm rõ số tiền 15,6 triệu USD mà công ty này đã chuyển vào Việt Nam). Ngoài ra, CPL còn có hành vi thể hiện gian dối và có dấu hiệu lừa đảo.
Đối với Cục THADS tỉnh Long An:  Thời gian qua, Cục THADS tỉnh Long An hết lần này đến lần khác, tìm mọi cách để ngăn chặn 13 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) của Công ty Hồng Phát, mới nhất là Quyết định số 07/QĐ-CTHADS ngày 18/12/2018. Việc ngăn chặn này là không phù hợp với quy định của pháp luật; trái chỉ đạọ của Bộ Tư pháp (thể hiện tại công văn số 123/BC-BTP ngày 4/6/2018), Tổng cục THADS (văn bản số 4341/TCTHADS-NV1 ngày 26/11/2018) và tráí chỉ đạo của Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình (văn bản số 8248/VPCP-V.I ngày 31/8/2018).
Với tư cách là chủ đầu tư, Công ty Hồng Phát mong muốn tháo gỡ, giải quyết khó khăn đang gặp phải, để nhanh chóng tiếp tục triển khai Dự án kịp tiến độ như đã cam kết với tỉnh Long An; đồng thời tránh các thiệt hại về uy tín, kinh tế do việc ngăn chặn 13 GCNQSDĐ gây ra.

Văn bản số 22/CV-BNCT ngày 24/1/2019 của Báo Người cao tuổi gửi Văn phòng Chính phủ


Trước đó, phóng viên Báo Người cao tuổi đã đến Cục THADS tỉnh Long An ngày  4/1/2019, được 2 ông Nguyễn Văn Tài và ông Lê Văn Chuộng, Chấp hành viên (Trưởng phòng Kiểm tra và Giải quyết khiếu nại tố cáo) trực tiếp trao  đổi. Hai nội dung được Báo Người cao tuổi đưa ra, đề nghị làm rõ:
Thứ nhất, Quyết định số 07/QĐ-CTHADS ngày 18/12/2018 của Cục THADS tỉnh Long An đi ngược lại các văn bản trước đó của lãnh đạo Tổng cục THADS và các cơ quan chức năng. Chấp hành viên kí Quyết định số 07/QĐ-CTHADS có theo sự chỉ đạo của lãnh đạo Cục THADS tỉnh Long An hoặc lãnh đạo cấp trên hay tự ý kí ban hành?.
Thứ hai, Phán quyết Trọng tài số 29/12 ngày 25/4/2013 (Phán quyết Trọng tài) hoàn toàn không đề cập việc ngăn chặn đối với 13 GCNQSDĐ của Công ty Hồng Phát, mà chỉ đề cập đến việc tiến tới thành lập Công ty liên doanh. Quan điểm của Tổng cục THADS cũng như của Cục THADS tỉnh Long An thể hiện rõ tại nhiều văn bản là không có cơ sở để ngăn chặn. Vậy, Chấp hành viên kí Quyết định số 07/QĐ-CTHADS có vượt thẩm quyền theo quy định của pháp luật về THADS?
Ông Lê Văn Chuộng cho biết, sẽ chuyển những vấn đề mà phóng viên đặt ra cho ông Bùi Phú Hưng - Cục trưởng Cục THADS tỉnh Long An, để xem xét phản hồi theo quy định. Tuy nhiên, đã hơn 3 tuần trôi qua, Báo người cao tuổi chưa nhận được bất kỳ phản hồi nào từ ông Cục trưởng Cục THADS tỉnh Long An(!?).

 

Một góc dự án Dự án Khu dân cư cao cấp và Trường đua ngựa tại huyện Đức Hoà, tỉnh Long An.


Lộ rõ nhiều dấu hiệu trái pháp luật của Cục thi hành án?    
Hồ sơ thể hiện, quá trình tổ chức thi hành Phán quyết Trọng tài, Cục THADS tỉnh Long An có nhiều việc làm thể hiện rõ sự "bất thường", không phù hợp với quy định của pháp luật:
 Một, Công ty Hồng Phát tiến hành thủ tục thế chấp 13 GCNQSDĐ để triển khai Dự án. Tuy nhiên, Chấp hành viên Cục THADS tỉnh Long An kí ban hành văn bản ngăn chặn số 525/CTHA ngày 18/9/2017. Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp có văn bản số 123/BC-BTP  ngày 04/6/2018, báo cáo hướng giải quyết: Đối với trường hợp các bên không thỏa thuận được việc thành lập Công ty liên doanh hoặc đến thời hạn trước ngày 05/6/2018 theo yêu cầu của UBND tỉnh Long An mà việc thỏa thuận không có kết quả thì Bộ Tư pháp sẽ chỉ đạo Tổng cục THADS yêu cầu Cục THADS tỉnh Long An giải quyết việc thi hành án theo đủng quy định của pháp luật, vì không có cơ sở để áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản theo Điều 71 Luật THADS.
Hai, việc thành lập Công ty liên doanh phải do ý chí tự nguyện của các bên đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác (kể cả cơ quan THADS) không thể thực hiện thay các bên đương sự. Cục THADS tỉnh Long An không có căn cứ để cưỡng chế kê biên tài sản đối với 13 GCNQSDĐ theo quy định tại Khoản 4, Điều 69; Điều 71 Luật THADS năm 2014; chỉ có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế khi các bên đã thành lập được Công ty liên doanh mà Công ty Hồng Phát không đưa 13 GCNQSDĐ góp vốn vào trong Công ty liên doanh.
Ba, Bộ Tư pháp có công văn số 123/BC-BTP ngày 4/6/2018; Tổng cục THADS có văn bản số 4341/TCTHADS-NV1 ngày 26/11/2018, yêu cầu Cục THADS tỉnh Long An ban hành văn bản chấm dứt thi hành văn bản số 525/CTHA ngày 18/9/2017. Ngày 29/11/2018, Cục trưởng Bùi Phú Hưng ký văn bản báo cáo Tổng cục THADS và các cơ quan chức năng, nêu rõ: Ngày 28/11/2018, Cục THADS tổ chức họp, có mời Viện KSND, Văn phòng UBND, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Long An…Cuộc họp đi đến thống nhất Chấp hành viên ban hành văn bản chấm dứt hiệu lực văn bản số 525/CTHA ngày 18/9/2017. Chấp hành viên đã kí văn bản số 682/CTHADS-NV ngày 29/11/2018, chấm dứt hiệu lực thi hành văn bản số 525/CTHA.
Theo quy định của pháp luật, muốn ban hành văn bản mới, Cục THADS tỉnh Long An phải báo cáo Tổng cục THADS, đồng thời thu hồi văn bản số 682/CTHADS-NV ngày 29/11/2018 đang có hiệu lực pháp luật.  Không thực hiện các bước như trên, Chấp hành viên Cục THADS tỉnh Long An là ông Đặng Hoàng Yên lại kí Quyết định số 07/QĐ-CTHADS ngày 18/12/2018 để ngăn chặn đối với 13 GCNQSDĐ của Công ty Hồng phát. Đây là việc làm có dấu hiệu “lạm quyền”, vi phạm Luật THADS của Chấp hành viên Đặng Hoàng Yên.
 

Thi công dự án

Có dấu hiệu CPL đầu tư “chui” và chuyển tiền "lậu”?
Đối chiếu;với Luật Đầu tư năm 2005, quy định rõ tại Điều 46: “Thủ tục đăng kí đầu tư đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài” Điều 47: “Thẩm tra dự án đầu tư”; Điều 48 “Thủ tục thẩm tra đối với dự án có quy mô vốn đầu tư từ ba trăm tỉ đồng Việt Nam trở lên”; Điều 49: “Thủ tục thẩm tra đối với dự án thuộc danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện”; Điều 55: “Nội dung hợp đồng hợp tác kinh doanh”, CPL và Công ty Hồng Phát chưa thành lập Công ty Liên doanh, chưa được cấp Giấy Chứng nhận Đầu tư, nên Hợp đồng hợp tác kinh doanh (thực chất là “Thỏa thuận khung” ký ngày 1/6/2007 thoả thuận giữ hai công ty cùng nhau hợp tác, tiến tới lập một Công ty Liên doanh để thực hiện Dự án) chỉ diễn ra giữa hai bên, không được các cơ quan hữu quan của Việt Nam ghi nhận.
Tại văn bản số 2463/BKHĐT-PC ngày 17/4/2018, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, khẳng định: “Trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài không thực hiện thủ tục đăng ký hoặc thẩm tra để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư khi bỏ vốn vào dự án tại Việt Nam thì không có cơ sở để tổ chức, cá nhân này thực hiện quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư đối với dự án đầu tư theo quy định của pháp luật đầu tư”. Như vậy, CPL có dấu hiệu đầu tư “chui” vào Việt Nam. Vấn đề mấu chốt này không được Hội đồng Trọng tài đề cập khi giải quyết vụ tranh chấp giữa CPL và Hồng Phát.
Một vấn đề mấu chốt nữa là nguồn gốc và đường đi của 15,6 triệu USD của CPL vào Việt Nam để góp vốn với Công ty Hồng Phát triển khai, cũng không được Hội đồng Trọng tài làm rõ. Trong khi số tiền này, CPL có dấu hiệu chuyển trái phép vào Việt Nam vì thời điểm năm 2007,  CPL chưa được cấp phép hoạt động tại Việt Nam.
 

Thi công dự án

 

Thi công dự án

Theo Luật sư Nguyễn Minh Tường, Đoàn Luật sư tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu: “Quan hệ giữa Công ty Hồng Phát và CPL ban đầu (năm 2007) được xác định là giao dịch dân sự “Thoả thuận khung” để thành lập một pháp nhân mới. Trong đó, một bên là pháp nhân Việt Nam và một bên là công ty nước ngoài. Theo đó, hai bên cùng góp vốn để thực hiện dự án bằng một pháp nhân mới, phía Công ty Hồng Phát góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất và CPL góp vốn bằng tiền mặt (15,6 triệu USD).  Nếu cho rằng giao dịch dân sự này là đúng pháp luật và không trái đạo đức thì một trong hai bên vẫn có quyền thực hiện và có quyền không thực hiện, nếu xét thấy tiếp tục thực hiện là trái pháp luật hoặc do bên kia vi phạm nghĩa vụ trong giao dịch dân sự.
Trong giao dịch này, CPL được cơ quan thẩm quyền Việt Nam xác định chưa được cấp phép đầu tư cũng như chưa đăng kí hoạt động thương mại tại Việt Nam. Do đó, giao dịch giữa hai bên được xem là vô hiệu. Khi giao dịch vô hiệu thì hai bên cần phải giao trả lại những gì đã nhận. Tuy nhiên, trong thời gian thực hiện giao dịch này, CPL đã chuyển cho Hồng Phát số tiền ngoại tệ là 15,6 triệu USD, khi mà CPL chưa được cấp phép đầu tư tại Việt Nam cũng như chưa được phép hoạt động thương mại tại Việt Nam thì xảy ra tranh chấp, nên cơ quan chức năng cần phải làm rõ nguồn gốc số ngoại tệ mà CPL chuyển vào Việt Nam có hợp pháp hay không? Nếu không hợp pháp thì phải xử lí số ngoại tệ này theo qui định pháp luật (tịch thu, và xem xét trách nhiệm hình sự), nếu CPL chứng minh được số ngoại tệ chuyển vào Việt Nam là có nguồn gốc rõ ràng và hợp pháp thì khi đó tranh chấp giữa CPL với Hồng Phát mới giải quyết theo pháp luật dân sự của Việt Nam…”.
Như vậy, kiến nghị của Hồng Phát liên quan đến CPL, nhất là tư cách pháp nhân và số tiền 15,6 triệu USD mà CPL đã chuyển vào Việt Nam cũng như làm rõ  những vấn đề liên quan đến thi hành án là hoàn toàn có căn cứ.

Hữu Nghĩa

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...

Tags:


Viết bình luận