Tin mới
3
Mưa đá ở Yên Bái, Sơn La, Nghệ An
Sau cơn giông lốc, mưa đá rơi xối xả khoảng 15-20 phút ở hàng loạt huyện thị của tỉnh Yên Bái, Sơn La, Nghệ An với hạt đá to bằng đầu ngón tay
4
Nam sinh tử vong dưới hố công trình
Nhóm học sinh trường THCS Đông Hương rủ nhau ra hồ nước đang xây dựng chơi đùa, hai bé xuống tắm thì sa vào hố sâu khiến một em tử nạn
Ảnh
Bản làng tan hoang sau lũ quét
Hàng chục ngôi nhà ở xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải bị lũ quét cuốn sập, đường sá ngập đất đá, quốc lộ chia cắt

sunwin | sunwin

Mưa đá ở Yên Bái, Sơn La, Nghệ An

Sau cơn giông lốc, mưa đá rơi xối xả khoảng 15-20 phút ở hàng loạt huyện thị của tỉnh Yên Bái, Sơn La, Nghệ An với hạt đá to bằng đầu ngón tay
Nam sinh tử vong dưới hố công trình

Nhóm học sinh trường THCS Đông Hương rủ nhau ra hồ nước đang xây dựng chơi đùa, hai bé xuống tắm thì sa vào hố sâu khiến một em tử nạn

Tranh cãi quanh việc nhận dạng sát thủ bệnh hoạn Jack the Ripper

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2015-03-16 11:03

Jack the Ripper, một trong những kẻ giết người hàng loạt khét tiếng nhất trong lịch sử, đã vừa bị nhận diện thông qua dấu vết di truyền để lại trên một chiếc khăn choàng. Hoặc ít ra đây là điều mà tác giả một cuốn sách mới ra mắt muốn công chúng tin.

Jack the Ripper là cái tên từng gieo rắc nỗi kinh hoàng cho London nói riêng, nước Anh nói chung trong thế kỷ 19.

Sát thủ ám ảnh London

Gã đàn ông bí hiểm này là thủ phạm gây ra hàng loạt vụ giết người tàn bạo đã ám ảnh các khu ổ chuột nghèo khổ ở Whitechapel, phía Đông London. Có tổng cộng 11 vụ giết người khác nhau, bắt đầu từ ngày 3/4/1888, kéo dài tới ngày 13/2/1891, đã được cảnh sát London đưa vào một cuộc điều tra chung, gọi là "những vụ giết người ở Whitechapel".

Trong số đó, có 5 vụ rất giống nhau về mức độ tàn bạo và được nhiều chuyên gia tin là "sản phẩm" của Ripper. Họ chỉ ra rằng các nạn nhân đều bị những vết cắt rất sâu ở cổ, bị cắt xẻo tại vùng kín, bị mổ bụng moi nội tạng và bị băm vằm gương mặt. Trong 5 nạn nhân có trường hợp của Catherine Eddowes, người nằm chết bên cạnh một chiếc khăn choàng về sau đã giúp các nhà khoa học hiện đại nhận diện Ripper.


Edwards và chiếc khăn đã giúp ông tìm ra danh tính của Jack the Ripper. Ảnh: Daily Mail

Russell Edwards, một doanh nhân rất hứng thú với câu chuyện về Ripper, đã mua chiếc khăn choàng kể trên tại một cuộc đấu giá hồi năm 2007. Khi đó người ta nói rằng chiếc khăn được lấy từ hiện trường vụ sát hại Catherine Eddowes trong ngày 30/9/1888.

Sĩ quan cảnh sát Amos Simpson, người có mặt ở hiện trường đã được các cấp trên cho phép lấy đi chiếc khăn và mang về cho vợ ông dùng. Tuy nhiên người vợ rất kinh ngạc trước việc được chồng tặng cho chiếc khăn đẫm máu và nhất quyết không dùng đến nó.

Chiếc khăn sau đó đã được chuyển lại cho nhiều hậu duệ trực tiếp của viên cảnh sát Simpson. Những người này đã để nguyên chiếc khăn vẫn còn dính máu trong một chiếc hộp. Nó chỉ được mở ra vài lần ngắn ngủi, khi gia đình cho một bảo tàng tội phạm của Cảnh sát Anh mượn.

Vén màn bí ẩn nhờ ADN

Khi mua lại chiếc khăn, Edwards đã hy vọng công nghệ ADN có thể giúp ông kết nối chiếc khăn với một vụ án mạng nào đó. Dựa trên vết máu mà Edwards gửi tới, Tiến sĩ Jari Louhelainen, một nhà nghiên cứu cao cấp về phân tử tại Đại học John Moores ở Liverpool đã cô lập 7 mẫu ADN nhỏ, được di truyền lại trong cơ thể các hậu duệ là nữ giới.

Các mẫu ADN này phù hợp với ADN của Karen Miller, hậu duệ trực tiếp của Eddowes. Điều này xác nhận máu của Eddowes đã nằm trên chiếc khăn.

Hoạt động kiểm tra chiếc khăn dưới ánh sáng tử ngoại còn cho thấy sự hiện diện của tinh dịch. Tiến sĩ David Miller từ Đại học Leeds đã cố gắng tìm được các tế bào trong mẫu dịch này và ông đã cô lập được mẫu ADN.

Với sự giúp đỡ của các nhà di truyền học, Edwards đã tìm thấy nữ hậu duệ của một nhân vật có tên Aaron Kosminski - một người Do Thái xuất thân từ Ba Lan. Người này đã đồng ý cung cấp mẫu ADN cho cuộc thử nghiệm. Louhelainen sau đó đã có thể so sánh và thấy mẫu ADN thu từ tinh dịch trên chiếc khăn trùng khớp với mẫu ADN lấy từ hậu duệ của Kosminski.


Cuốn sách mới ra mắt của Russell Edwards. Ảnh: Daily Mail

Với Edwards, điều này có nghĩa Kosminski đã hiện diện trong cái đêm Eddowes bị sát hại dã man. Eddowes, 46 tuổi, bị giết trong cùng đêm nạn nhân thứ 3 của Ripper bị sát hại. Là một bà mẹ nghèo có 1 con gái và 2 con trai, thi thoảng Eddowes tham gia bán dâm để kiếm tiền. Eddowes được tìm thấy trong tình trạng bị cắt cổ, bụng bị phanh ra và gương mặt bị băm vằm. Khi ấy người ta tin rằng kẻ giết người đã cố tình để chiếc khăn ở lại hiện trường.

Theo Edwards, Kosminski sinh ra tại Klodawa, miền Trung Ba Lan, vào ngày 11/9/1865. Gia đình ông này đã chạy trốn hoạt động bài Do Thái của đế quốc Nga khi ấy và đã di cư tới Đông London vào đầu những năm 1880. Kosminski sống rất gần hiện trường nhiều vụ án mạng trong thời gian Jack the Ripper đang gieo rắc chết chóc.

Vài nguồn tin nói rằng Kosminski từng bị cảnh sát bắt giữ, sau khi bị một nhân chứng cáo buộc đã ở cạnh một cô gái, trước khi người này bị giết. Mặc dù hoạt động nhận diện mang tới kết quả tích cực, nhân chứng trên về sau lại từ chối cung cấp chứng cứ chống lại Kosminski, khiến cảnh sát buộc phải thả tự do cho gã.

Kosminski bị đưa vào một trại tế bần vào năm 1889 vì quá nghèo khổ. Kosminski rời khỏi trại vào cuối năm đó, chỉ để bị tống vào một nhà thương điên. Kosminski chết vì hoại tử trong nhà thương điên vào ngày 24/3/1919 và được mai táng 3 ngày sau đó ở Nghĩa trang East Ham, Đông London.

Thiếu chứng cứ hỗ trợ

Nếu nghiên cứu của Edwards là đúng, bí ẩn kéo dài cả thế kỷ quanh Jack the Ripper đã có thể được khép lại. Hiện giới quan sát cho rằng phát hiện của Edwards rất thú vị, tuy nhiên không phải ai cũng tin vào các nhận định có trong sách của ông.

Họ chỉ ra rằng hoạt động nghiên cứu của Edwards và cộng sự không được đăng tải trên các tuần báo khoa học uy tín. Như thế tuyên bố trong sách không được kiểm chứng độc lập hoặc được các chuyên gia xem xét theo những phương thức khoa học.

Giáo sư Alec Jeffreys, người phát minh ra kỹ thuật "vân tay di truyền" cách đây 30 năm, đã kêu gọi việc kiểm tra kỹ hơn nghiên cứu của Edwards và cộng sự. "Một thông tin thú vị, đáng chú ý, nhưng cần phải được đánh giá khoa học, với các phân tích chi tiết về nguồn gốc cái khăn, cũng như bản chất tự nhiên của mẫu ADN đã khớp với hậu duệ của nghi phạm..." - Jeffreys nói với tờ Independent - "Cũng cần lưu ý rằng tới nay, vẫn chưa có một bằng chứng thực sự nào được cung cấp".

Theo Tường Linh (Thể thao & Văn hóa)

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận