Tin mới
Ảnh
Bản làng tan hoang sau lũ quét
Hàng chục ngôi nhà ở xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải bị lũ quét cuốn sập, đường sá ngập đất đá, quốc lộ chia cắt

sunwin | sunwin

Tranh cãi chuyện nuôi chó mèo trong chung cư ở TP.HCM

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2021-07-22 04:07
Việc nuôi chó mèo ở chung cư vẫn là câu chuyện tranh cãi không hồi kết xoay quanh vấn đề ý thức, gây ảnh hưởng đến hàng xóm và không gian chung.

Chị Phương Vi (22 tuổi, TP Thủ Đức) ở cùng tầng với hàng xóm có nuôi 3 con mèo. Với chị, mỗi sáng mở cửa là một “cực hình” vì chủ nuôi vô tư để chậu cát cho mèo đi vệ sinh trước nhà mà thường để đến 2-3 ngày mới dọn.

“Báo bảo vệ, báo cả ban quản lý lên nhắc nhưng người ta kém ý thức lắm, nói cũng như không. Nuôi mèo mà không kỹ lưỡng thì sẽ bốc mùi đậm đặc, hàng xóm tha hồ ngửi cùng”, chị Phương Vi than phiền.

nuoi cho meo trong chung cu TPHCM anh 1
Nhiều chủ nuôi thiếu ý thức trong việc giữ vệ sinh cho thú cưng. Ảnh: CNN.

Chuyện ‘không của riêng ai’

Cách đây 1 tuần, nữ ca sĩ Phạm Quỳnh Anh đăng tải lên mạng xã hội bức xúc việc hàng xóm ở tầng trên nuôi chó mèo mất vệ sinh, ảnh hưởng trực tiếp đến không gian sống của gia đình cô.

Nữ ca sĩ chia sẻ căn hộ phía tầng trên nơi gia đình cô sống nuôi 2 con chó và 4 con mèo nhưng chủ nuôi lại để chúng đi vệ sinh thẳng ra nền nhà thay vì sử dụng cát. Hơn một năm nay, căn hộ của cô phải sống chung với mùi hôi tanh xộc thẳng từ tầng trên xuống.

Chưa kể, chó mèo của hàng xóm cũng không được cắt tỉa lông, thường xuyên rụng rồi bay xuống và bám đầy trên cửa lưới ban công nhà nữ ca sĩ. Phạm Quỳnh Anh bị viêm mũi dị ứng, việc này khiến sức khỏe của cô bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Phía dưới bài đăng của Phạm Quỳnh Anh, không ít ý kiến bày tỏ sự đồng cảm với nữ ca sĩ. Thậm chí, nhiều người khuyên cô nên chuyển sang khu khác sinh sống.

Tài khoản Phương Thảo viết: “Nhà tôi cũng bị tình trạng y hệt thế này, nó kinh khủng lắm. Nhiều lúc nấu cơm xong mà chó mèo đi vệ sinh mùi hôi thối xộc vô nhà là tôi ăn cơm không nổi”.


Chủ nuôi để chó mèo phóng uế tại nơi công cộng gây ảnh hưởng cho cộng đồng. Ảnh: Business Insider.

Không chỉ riêng Phương Vi hay Phạm Quỳnh Anh phải sống trong hoàn cảnh này, anh Thành Nhân (36 tuổi, TP Thủ Đức) sống tại chung cư cao cấp cũng chịu tình trạng tương tự.

Chia sẻ với Zing, anh Nhân bức xúc: “Có lúc mấy con mèo luồn lách chạy kiểu gì mà nó tè ra ngay trước cửa căn hộ nhà tôi. Tôi phải báo bảo vệ trích camera để xem của ai, đi phản ánh thì người ta chỉ qua loa xin lỗi. Rồi vẫn nuôi mèo lỏng lẻo thiếu ý thức y vậy”.

Anh Nhân cho biết mình không ghét chó mèo, vì nhà ba mẹ anh cũng có nuôi chó. Tuy nhiên, việc một số chủ nuôi thiếu ý thức, để thú cưng gây ảnh hưởng tới hàng xóm là việc không chấp nhận được.

Chưa kể, người nuôi chó thường hay dẫn thú cưng đi dạo rồi vệ sinh ngay tại không gian chung như công viên, sân vui chơi,... Nhiều người bày tỏ nếu chó đi vệ sinh rồi người nuôi dọn dẹp thì không sao, nhưng đa phần họ lại cho chó “vô tư làm bậy” rồi để nguyên hiện trạng mà bỏ đi.

“Tình trạng này nhiều lắm, không biết từ lúc nào mà mọi người mặc định vật nuôi được đi vệ sinh ngoài đường, khu vực công cộng vậy. Luật có cho phép đâu, tôi nghĩ nên có khung xử phạt để đừng cho chó mèo phóng uế nơi công cộng mới đúng”, anh Nhân bày tỏ.

Nỗi sợ của các bậc cha mẹ

Chị Đỗ Thủy Tiên (quận 4) có hàng xóm nuôi hai con chó phốc. Ngoài chuyện vệ sinh, chị Tiên còn đặt nỗi lo về sự an toàn của các con mình khi ở gần chó dữ.

Từ ngày thành phố giãn cách, con trai út 14 tháng tuổi của chị thường xuyên giật mình thức giấc vì tiếng chó sủa vang vọng. Cậu bé lớn năm nay 4 tuổi thì được ba mẹ dặn dò không ra khỏi cửa khi chó nhà hàng xóm đang ở ngoài.

“Nhà có hai con chó mà như có cả bầy vì cứ thay phiên sủa, thấy ai đi ngang qua hành lang là nó lao ra cửa gầm ghè. Đứa bé nhà tôi hay giật mình, còn con trai lớn hiếu động làm tôi cứ sợ cháu lỡ chạy chơi vui đùa khiến mấy con chó hoảng rồi nhảy ra cắn thì khổ lắm”, chị Tiên nói.

Chưa kể, nhiều chủ nuôi cũng lỏng lẻo trong việc rọ mõm, giám sát thú cưng làm ảnh hưởng đến nhiều người. Các bậc cha mẹ có con nhỏ bày tỏ họ không cảm thấy an toàn khi để con đi chơi vì sợ có nhiều thú cưng không rọ mõm có thể tấn công lũ trẻ.


Nhiều ý kiến cho rằng chó nên được rõ mõm khi bước ra không gian công cộng. Ảnh: Hải An.

Trả lời Zing, anh Hải Đăng (27 tuổi, TP Thủ Đức) chia sẻ: “Trước khi có con, vợ chồng tôi nuôi hai con mèo và một con chó. Nhưng từ lúc vợ mang thai, rồi sinh em bé là phải gửi tạm thú cưng qua nhà ông bà. Lúc thuê chung cư, tôi cũng tìm hiểu xung quanh, nếu hàng xóm có chó mèo thì nhất định không thuê”.

Vì là người đã nuôi thú cưng lâu năm, anh Đăng biết những bất cập và ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.

Anh cho rằng người chủ lúc nào cũng phải cẩn thận, cho gia đình mình và cho cộng đồng bởi động vật thì cư xử theo bản năng nên không thể lường trước được hiểm họa.

Vẫn còn bộ phận nuôi chó mèo văn minh

Bên cạnh hàng loạt phản hồi về việc thiếu ý thức khi nuôi chó mèo, nhiều người cũng lên tiếng cho rằng đó là một bộ phận nhỏ. Việc nuôi thú cưng ở Việt Nam hiện tại rất phổ biến, hầu hết đều hướng tới sự văn minh.

Chị Thảo Ngân (25 tuổi, quận Bình Thạnh) bày tỏ quan điểm: “Tôi nuôi chó và tôi cũng muốn có quy định rõ ràng, ai sai phạm thì phải chịu phạt hoặc thiếu ý thức thì không cho nuôi tiếp. Nhưng mà cũng cần có luật bảo vệ thú cưng, một phần vì Việt Nam mình còn thói quen ăn thịt chó mèo nên mọi người vẫn thờ ơ với việc bảo vệ chúng”.

Theo chị Ngân, cộng đồng nuôi chó mèo hiện tại rất đông, mọi người thường chia sẻ hình ảnh chúng trong hội nhóm trên mạng xã hội. Đồng thời, các thành viên luôn góp ý, nhắc nhở để tránh tình trạng nuôi thú cưng ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.

nuoi cho meo trong chung cu TPHCM anh 4
Anh Ngọc thường dắt chó đi dạo 4-5 lần/tuần để chúng được vận động. Ảnh: NVCC.

“Ngày xưa nuôi kiểu khác, giờ đến thời tụi mình thì lại khác. Cứ dắt chó đi dạo là tôi luôn mang theo túi nylon và chai nước để xử lý khi nó đi vệ sinh. Chuyện này rất bình thường, chỉ những người thiếu ý thức mới để ảnh hưởng đến không gian chung”, chị Ngân chia sẻ.

Trả lời Zing, anh Nguyễn Thái Ngọc (29 tuổi, quận 3) cho biết: “Nhà mình nuôi hai bé mèo và một bé chihuahua, từ ngày nhận về đã phải luyện cho tụi nó rất nhiều, từ chuyện đi vệ sinh cho tới việc tiếp xúc với người lạ. Nhất là chuyện xử lý phân chó mèo, mình nuôi cưng chiều tụi nó còn chịu không nổi mùi thì làm sao người khác chịu được”.

Anh Ngọc nói thêm việc thường xuyên phải dẫn chó đi dạo là bởi chó cũng cần vận động để khỏe mạnh. Hơn nữa việc làm quen với môi trường xung quanh sẽ khiến chúng không bị hoảng hốt khi gặp người lạ hay trở nên hung dữ do bản năng tự vệ.

Tại nhiều quốc gia như Italy, Đức, Thụy Điển hay Mỹ, việc dắt chó đi dạo là điều bắt buộc khi có giấy phép nuôi động vật này. Điều luật đưa ra từ nhiều nghiên cứu cho thấy việc nhốt trong nhà sẽ khiến chó bị ức chế tinh thần, bứt rứt, dư thừa năng lượng, từ đó nảy sinh những vấn đề như sủa nhiều, phá phách.

Thậm chí, trong thời gian giãn cách xã hội vì dịch Covid-19, nhiều quốc gia vẫn cho phép việc dắt chó đi dạo bởi đây là hoạt động cần thiết, miễn tuân thủ quy định và đảm bảo nguyên tắc chống dịch.

Ở Việt Nam đã có nhiều quy định cho người nuôi chó mèo như phải có đăng ký cho thú cưng, tiêm phòng đầy đủ vaccine, đeo rọ mõm và xích giữ chó mỗi khi cho chúng ra đường... Tuy nhiên, việc bảo vệ chó mèo hay xử lý người nuôi thiếu ý thức vẫn còn lỏng lẻo, chưa có quy định cụ thể.

Theo zing.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...