Tin mới
Ảnh
Bản làng tan hoang sau lũ quét
Hàng chục ngôi nhà ở xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải bị lũ quét cuốn sập, đường sá ngập đất đá, quốc lộ chia cắt

sunwin | sunwin

TP.HCM giãn cách theo Chỉ thị 16 đến hết tháng 9

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2021-09-16 10:09
Buổi họp báo thông tin về công tác phòng chống dịch Covid-19 diễn ra chỉ vài giờ trước khi TP.HCM kết thúc hơn 3 tuần siết chặt giãn cách xã hội vào 0h ngày 16/9.

NỘI DUNG CHÍNH

  • TP.HCM tiếp tục giãn cách theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng đến hết 30/9.
  • TP tiếp tục thực hiện "đi chợ hộ" cho người dân. Riêng quận 7, huyện Củ Chi, huyện Cần Giờ cho phép người dân tự đi chợ 1 lần/tuần.
  • Shipper được chạy liên quận, nhiều loại hình kinh doanh được nới thời gian hoạt động từ 6h đến 21h.
  • Người dân vùng xanh có thể được tập thể dục ở công viên nội khu dân cư.

19h ngày 15/9, ông Lê Hòa Bình, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, chủ trì họp báo cung cấp thông tin về tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn. Họp báo dự kiến diễn ra vào 16h, tuy nhiên, sau đó phải dời đến 19h để chờ UBND TP.HCM quyết định một số vấn đề quan trọng sau 15/9.

Đồng chủ trì còn có ông Lê Hải Bình, Phó ban Tuyên giáo Trung ương, ông Phan Nguyễn Như Khuê, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy và ông Phạm Đức Hải, Phó ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 TP HCM.

Áp dụng nghiêm ngặt trên từng địa bàn cụ thể

Mở đầu họp báo, ông Phạm Đức Hải cho biết ngày 14/9, Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ TP.HCM đã họp và đưa ra nhiều quyết sách, chủ trương thành phố. Ngay sau khi cuộc họp kết thúc, Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM tiếp tục họp đến khoảng 22h.

Sáng 15/9, TP.HCM tiếp tục họp và đến chiều nay, UBND TP.HCM mới ký văn bản 3072 về những việc TP.HCM sẽ làm từ 0h ngày 16/9 đến 30/9. Ông tái khẳng định phương châm của TP.HCM là an toàn đến đâu, sản xuất tới đó, mở cửa tới đâu phải an toàn tới đó. Sáng cùng ngày, Bộ Y tế cũng đã có công điện 1049 về xét nghiệm khi thực hiện giãn cách xã hội và tăng cường giãn cách xã hội.

Theo Công văn khẩn 3072 mà Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi vừa ký, TP.HCM tiếp tục áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội và các biện pháp phòng, chống dịch toàn thành phố theo tinh thần Chỉ thị 16, Kế hoạch 2715, Chỉ thị 11 của UBND TP.HCM từ 0h ngày 16/9 đến hết 30/9.

TP.HCM tiếp tục cấp giấy đi đường cho nhóm đối tượng được phép lưu thông theo Công văn 2800, 2850 và 2994. Giấy đi đường do Công an TP.HCM cấp có hiệu lực đến hết 30/9.

Làm rõ hơn về thông điệp sau ngày 15/9, ông Phạm Đức Hải cho biết theo Công điện 1099 của Thủ tướng yêu cầu TP.HCM tăng cường thực hiện giãn cách xã hội. Còn tại Công văn 3072 của UBND TP.HCM là tiếp tục áp dụng biện pháp giãn cách xã hội.

“TP sẽ áp dụng biện pháp giãn cách xã hội theo phương châm nghiêm ngặt, quyết liệt, hiệu quả trên từng địa bàn cụ thể, không phải ‘ai ở đâu ở yên đó’ mà theo địa bàn cụ thể”, ông Hải làm rõ.

Tiếp tục thực hiện "đi chợ hộ"

Về việc đảm bảo cung ứng hàng hóa, lương thực, thực phẩm thiết yếu cho người dân, TP.HCM tiếp tục thực hiện theo Kế hoạch 2798 và Công văn 2994 của UBND TP.HCM. Như vậy, TP.HCM sẽ tiếp tục thực hiện "đi chợ hộ" cho người dân.

Riêng các địa bàn cơ bản kiểm soát được dịch bệnh gồm quận 7, huyện Củ Chi, huyện Cần Giờ; các khu chế xuất, khu công nghiệp trên địa bàn 3 quận, huyện này thì được thực hiện thí điểm một số hoạt động.

gian cach xa hoi tai TP.HCM anh 1
Ông Lê Hòa Bình (đứng) tại buổi họp báo tối 15/9. Ảnh: Chí Hùng.

Các địa phương nói trên cho phép người dân đi chợ 1 lần/tuần; bổ sung các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh được hoạt động theo kế hoạch của UBND quân/huyện; tuân thủ Bộ tiêu chí an toàn do UBND TP.HCM ban hành.

Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp, Khu công nghệ cao chủ động hướng dẫn doanh nghiệp tổ chức thực hiện sản xuất theo Kế hoạch 2715 và Bộ tiêu chí an toàn mà UBND TP.HCM ban hành. Các địa phương này sẽ thí điểm triển khai "Thẻ xanh Covid-19" gắn với mã QR cá nhân. Việc thí điểm đảm bảo 5K, xét nghiệm kháng nguyên định kỳ.

Shipper được chạy liên quận, nhiều loại hình kinh doanh hoạt động từ 6h đến 21h

Từ 16/9, TP.HCM điều chỉnh, bổ sung một số hoạt động.

Thứ nhất, shipper được phép hoạt động liên quận từ 6h đến 21h hàng ngày với điều kiện đảm bảo an toàn phòng, chống dịch và xét nghiệm mẫu gộp 3 người, tần suất 2 ngày/lần. Ngân sách TP chi trả chi phí xét nghiệm cho lực lượng này đến hết 30/9.

Thứ hai, TP cho phép các loại hình doanh nghiệp, hộ kinh doanh (có giấy phép đăng ký kinh doanh) hoạt động từ 6h đến 21h hàng ngày, bao gồm:

- Dịch vụ bưu chính, viễn thông; thiết bị tin học văn phòng, thiết bị, dụng cụ học tập.

- Dịch vụ ăn uống không phục vụ tại chỗ, chỉ bán mang đi; các cơ sở kinh doanh này hoạt động "3 tại chỗ", chỉ bán qua đặt hàng trực tuyến.

- Dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, cơ sở thú y.

- Dịch vụ bảo trì, sửa chữa công trình, máy móc thiết bị, phương tiện giao thông vận tải và cung ứng linh kiện, phụ tùng phục vụ hoạt động này.

- Sản xuất, chế biến, kinh doanh lương thực, thực phẩm.

Các doanh nghiệp, hộ kinh doanh này phải đăng ký với UBND quận, huyện, TP, phường, xã, thị trấn để được cấp giấy đi đường. Bên cạnh đó, nhóm này cần đảm bảo một số điều kiện.

Theo đó, nhân viên giao hàng của doanh nghiệp, hộ kinh doanh chỉ được hoạt động nội quận/huyện/TP, xét nghiệm mẫu gộp 3 người, tần suất 2 ngày/lần, kinh phí xét nghiệm do doanh nghiệp, hộ kinh doanh tự chi trả.

Người lao động tại nơi làm việc phải được tiêm ngừa ít nhất một mũi vaccine phòng Covid-19 và xét nghiệm 5 ngày/lần (mẫu đơn hoặc mẫu gộp 3). Kinh phí xét nghiệm do doanh nghiệp, hộ kinh doanh tự chi trả.

Giải thích thêm điểm này, ông Lê Hòa Bình cho biết Công văn 2994 chỉ cho phép các loại hình dịch vụ này chỉ được giao hàng thông qua shipper nhưng trong quá trình thực hiện có gây khó khăn cho các cửa hàng. Lần này, TP.HCM cho phép các nhân viên đảm bảo điều kiện tương tự như shipper thì được đi giao hàng, nhưng chỉ trong địa bàn quận/huyện/TP.

Người dân vùng xanh có thể được tập thể dục ở công viên nội khu dân cư

Theo ông Lê Hòa Bình, từ 16/9, các công trình xây dựng, giao thông được phép thi công công trình trên cơ sở tuân thủ Bộ tiêu chí an toàn của UBND TP.HCM. UBND từng địa phương đề xuất danh mục các công trình cụ thể, Sở Xây dựng tham mưu, đề xuất UBND TP.HCM quyết định.

Các sinh hoạt thể dục, thể thao tại công viên thuộc khu dân cư, chung cư thuộc "vùng xanh" thì Chủ tịch UBND quận, huyện, TP, phường, xã, thị trấn xem xét quyết định, cho phép hoạt động trở lại nếu đảm bảo an toàn, tuân thủ 5K.


Theo ông Lê Hòa Bình, ngoài 3 quận, huyện "vùng xanh", UBND TP.HCM giao chủ tịch UBND địa phương xem xét đề xuất thí điểm mở lại một số hoạt động khi địa bàn đạt điều kiện đảm bảo phòng chống dịch. Ảnh: Chí Hùng.

Làm rõ hơn, ông Bình cho biết trước đây, TP.HCM chỉ cho một số công trình trọng điểm thi công. Đến nay, qua đánh giá tình hình kiểm soát ổn hơn, TP.HCM cho phép mở rộng các công trình được thi công.

Các khu chung cư, công viên nằm trong chức năng ở, nếu đó là “vùng xanh” đảm bảo 5K thì toàn bộ UBND 22 quận/huyện/TP thì có thể cho phép người dân tập thể dục buổi sáng. Tuy nhiên, ông lưu ý cần xem xét các vấn đề liên quan đến phòng, chống dịch.

Phó chủ tịch Lê Hòa Bình lưu ý UBND TP.HCM để một quy định mở. Đó là ngoài huyện Cần Giờ, Củ Chi và quận 7, đối với các địa bàn còn lại, UBND TP.HCM giao chủ tịch UBND địa phương xem xét đề xuất thí điểm mở lại một số hoạt động khi địa bàn đạt điều kiện đảm bảo phòng chống dịch.

Tại họp báo, Zing đặt câu hỏi về việc huyện Cần Giờ và Củ Chi đang lên kế hoạch thực hiện một số tour du lịch. Vậy các địa phương này có được đón khách du lịch liên quận/huyện/TP không?

Ông Lê Hòa Bình, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, cho biết TP đang lên kế hoạch chi tiết và khi ban hành thì sẽ có thông tin. Hiện, UBND TP.HCM giao Chủ tịch huyện Củ Chi, Cần Giờ phối hợp với Sở Du lịch để thực hiện.

15 ngày thách thức

Phát biểu kết thúc họp báo, ông Lê Hải Bình, Phó ban Tuyên giáo Trung ương, nhấn mạnh bất cứ sự chủ quan nào cũng khiến thành phố và người dân có những tổn hại rất lớn. Ông Bình chia sẻ những ngày qua Đảng bộ, chính quyền TP đã trăn trở, suy nghĩ, cân đong đo đếm để đưa ra những quyết định hôm nay.

gian cach xa hoi tai TP.HCM anh 3
Phó ban Tuyên giáo Trung ương Lê Hải Bình. Ảnh: Chí Hùng.

Theo ông Bình, TP.HCM đang đứng ở lằn ranh mong manh giữa việc đảm bảo an toàn cho người dân, kiểm soát dịch bệnh và để người dân có điều kiện sống tốt hơn, đảm bảo nhu cầu thiết thân của người dân.

“Nếu chỉ phòng, chống dịch bệnh thì đỡ thách thức hơn, nhưng nay, vừa là phòng, chống dịch bệnh sao cho nghiêm ngặt, không để số ca nhiễm, tử vong tăng lên, vừa mở ra để người dân có được cuộc sống tốt hơn. Đây là lúc khó khăn hơn giai đoạn trước nhiều”, ông Bình chia sẻ.

Ông nhấn mạnh thực tế muôn hình vạn trạng, nhiều khu vực nguy cơ đan xen với nhau. Trong giai đoạn tới, lực lượng chức năng sẽ gặp nhiều áp lực, có thể xuất hiện lúng túng, sai sót. 15 ngày tới sẽ là những chuỗi ngày “then chốt”, ý nghĩa và đầy thách thức.

"Mong được người dân, báo chí thấu cảm. Nếu có sai sót, báo chí phản ánh, các ngành, các cấp sẽ lập tức chấn chỉnh", ông Lê Hải Bình nói.

gian cach xa hoi tai TP.HCM anh 4
TP.HCM đã trải qua hơn 3 tuần siết chặt giãn cách xã hội (từ 23/8). Ảnh: Thuận Thắng.

TP.HCM đã trải qua hơn 100 ngày giãn cách xã hội các mức độ. Từ ngày 23/8, TP siết chặt các biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, yêu cầu người dân "ai ở đâu ở yên đó"; người dân được "đi chợ hộ". Công an TP.HCM cấp giấy đi đường cho 17 nhóm đối tượng được phép ra đường.

Ngày 7/9, TP.HCM ban hành văn bản cho phép loại hình kinh doanh dịch vụ ăn uống, cơ sở cung ứng dịch vụ bưu chính, viễn thông, thiết bị tin học văn phòng, thiết bị dụng cụ học tập được hoạt động từ 6h đến 18h hàng ngày, chỉ được bán hàng mang đi.

Thành phố cho phép hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi hoạt động trong phạm vi quận, huyện. Cơ sở sản xuất, kinh doanh dược liệu, thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư y tế được hoạt động từ 6h đến 21h hàng ngày.

Theo zing.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận