Tin mới
5
Sự thật về hai cậu bé đạp xe tìm mẹ
Chiều 21/4, hai cậu bé người Mông đạp xe qua huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình được công an đưa về gia đình tại bản Dền Thàng B, xã Dào San, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu
Ảnh

sunwin | sunwin

Tôi tận mắt chứng kiến đời sống tối tăm của nhiều sinh viên

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2017-09-27 11:09

Các đàn anh khóa trên cứ vài ba bữa lại nhậu nhẹt, ói đầy hành lang, hay đôi trai gái ngủ chung phòng ngay trong ký túc xá.

Tôi tình cờ đọc được bài viết “Tôi xót xa những sinh viên ‘lạc trôi’ vô định trong làng đại học” của tác giả Khánh Nguyên. Là một sinh viên nên tôi thấu hiểu được trăn trở mà tác giả suy nghĩ rằng thế hệ sinh viên sẽ ra sao nếu cứ ‘lạc trôi’ như thế. Tôi viết bài chia sẻ này coi như là để minh chứng thêm cho những gì mà Khánh Nguyên nói qua góc nhìn của mình.

Tôi sinh ra và lớn lên ở Đồng Nai, nhưng khác với các bạn lên Biên Hòa hay Sài Gòn học, tôi quyết định bắt đầu việc học đại học của mình ở Đà Lạt, xem đó như một sự “phá cách” đầy “mạo hiểm”.

Tôi may mắn được ở ký túc xá thay vì như các bạn khác, phải khổ sở tìm phòng trọ, rồi lại khổ sở tìm phòng trọ khác vì phòng trọ cũ không được như ý. Ở một thành phố du lịch với nhiều cảnh đẹp như thế, thật khó để có thể từ chối trước sự hút hồn của Đà Lạt. Riêng tôi là trường hợp cá biệt, dửng dưng trước việc đi chơi khắp nơi và la cà ở các quán cà phê, quán net sáng chiều. 

Tuy nhiên trong lớp tôi lại có nhiều người “bị” đến như thế, đặc biệt là “hội chứng nghiện game online”. Và kết quả là, rất nhiều người bỏ học, điểm thấp đến không thể cứu vãn. Đồng ý với bạn Khánh Nguyên rằng các bạn ấy “không còn tha thiết gì với học hành nữa” mặc dù lúc cấp 3, các bạn ấy học khá giỏi. 

Điều này có thể giải thích ngắn gọn: Lên đại học là không còn kiểm tra miệng, kiểm tra bài tập, kiểm tra 15 phút như hồi còn học cấp 3. Lại không có sự quản thúc của phụ huynh, sự theo dõi chỉ bảo của giáo viên chủ nhiệm và quá nhiều cám dỗ đã làm suy mòn đi sự “hiếu học” của các bạn.

Ở đại học, đa số giảng viên hầu như chỉ có công việc lặp đi lặp lại nhiều năm mà không có sự thay đổi tích cực nào, đó là lên lớp dạy cho đủ bài, cho sinh viên làm đủ bài kiểm tra và cuối cùng là tổng kết điểm cuối kỳ hay nói cách khác, họ chỉ lên lớp để kiếm tiền thôi.

Rõ ràng sinh viên không chăm chỉ, giảng viên không tâm huyết thì đó chỉ có thể là sự thất bại trong giáo dục đại học mà thôi. Học đại học lấy tự học là chính, muốn tự học thì phải có quyết tâm, chăm chỉ và biết sắp xếp thời gian hợp lý, nhưng muốn được như thế, ở năm cấp 3, các bạn phải bắt đầu biết tự học rồi.

Lên đại học, tôi tận mắt chứng kiến đời sống tăm tối của nhiều sinh viên mà khi còn là học sinh tôi không bao giờ tưởng tượng ra. Các đàn anh khóa trên vài ba bữa nhậu nhẹt, ói mửa đầy hành lang và cầu thang. Đôi trai gái ngủ chung phòng ngay trong ký túc xá của trường. Hay có những người đi chơi net tới nửa đêm mới về, rồi ngủ nướng tới tận trưa. Hoặc thay vì đi chơi net thì luôn cắm mặt vào điện thoại, laptop "cày" game hàng giờ liền.

Không biết cha mẹ ở nhà có biết được con của mình lại thành ra như thế hay không? Ở trường, sinh viên thì thường xuyên đến trễ sau khi giảng viên bước vào lớp với lý do xe hư hay trời mưa. Tới giờ giải lao thì rủ nhau bỏ về. Hễ có kiểm tra hay điểm danh thì y như rằng, lớp đông đến lạ thường còn những hôm khác thì đìu hiu vài bạn. Thậm chí còn xuất hiện thêm hình thức học “dự giờ” nữa, một tuần nửa tháng mới thấy mặt có một lần, tới tiết sau thì không thấy đâu.

Tôi còn thấy nhiều bạn lấy điện thoại ra lướt Facebook, nhắn tin trong lúc thầy cô đang giảng bài. Trong giờ học thì mòn mỏi chờ câu nói “các em ra chơi” hay “các em ra về”...

Thử nghĩ xem, các bạn ấy có việc gì bận đến mức không thể đi học đủ một buổi học? Đi làm thêm ư? Tôi thì không nghĩ vậy. Vì lười học ư? Có lẽ là thế. Cha mẹ ở nhà luôn đặt niềm tin vào con cái của mình, hy vọng con mình học xong đại học, chí ít có thể kiếm được việc làm tự nuôi sống bản thân, chứ chưa trông mong kiếm được nhiều tiền lo cho cả nhà. 

Cha mẹ ngày đêm cực khổ, chắt chiu dành dụm từng số tiền ít ỏi, nguồn thu nhập chẳng khá là bao nhiêu, đặc biệt là các bạn ở miền Trung vừa mới chịu cơn bão đổ bộ hay các bạn có cha mẹ trồng xoài ở Đồng Nai, mưa to mưa nhiều gây thất mùa thì mới thấy được đồng tiền cho con ăn học quý giá đến nhường nào.

Tôi nhớ đến hai người bạn học chung năm cấp 3, là chị em song sinh, có học lực giỏi, đặc biệt có một người từng đạt giải nhất môn Lịch sử cấp tỉnh, nhưng vì hoàn cảnh gia đình, cả hai không thể tiếp tục việc học đại học của mình. Hay có những người bạn, người em, có giấy báo trúng tuyển của trường nhưng đành bỏ ngang vì không có tiền học tiếp. So với họ, tôi cảm thấy bản thân rất may mắn vì tuy gia cảnh không phải lúc nào cũng đầy đủ vật chất, nhưng được đi học với ngành mà mình mong ước, đó đã hạnh phúc lắm rồi.

Sống cuộc sống là sinh viên, tôi khâm phục các bạn có thể tự đi làm kiếm tiền, đỡ đần tiền học thay cho cha mẹ nhưng tôi lại kịch liệt không tán thành, các bạn “ham làm” hơn “ham học”. Nếu các bạn tự thấy bản thân không thể theo nổi việc học đại học hoặc thấy bản thân mình có thể tự lập bươn chải kiếm sống hoặc với kiến thức mà mình học được, có thể nộp đơn xin việc thì các bạn nên chuyển sang đi làm thì tốt hơn.

Các bạn đi học mà số tín chỉ rớt còn nhiều hơn số tín chỉ đạt, rồi từ năm nhất cho đến năm hai, năm ba vẫn như thế. Để rồi năm cuối, các bạn mới “thức tỉnh” và đăng ký học lại. Phải chăng, việc học đại học hoặc học ngành này ngành kia không phải là ước mơ của các bạn, học cũng chẳng qua đó là ngành “hot”, ngành mà cha mẹ ép buộc, hoặc ngẫu nhiên chọn mà thôi thì các bạn đang lãng phí tuổi trẻ của mình rồi đó.

Thật lòng mà nói, tôi rất buồn khi thấy các bạn của tôi đang học “trái ngành”. Các bạn tuy đi học đầy đủ, nhưng kiến thức cơ sở về ngành lại không nắm vững. Qua trò chuyện, tôi thấy có một số bạn có tiềm năng, có những đam mê riêng nhưng lại không phù hợp với ngành đang học. Nhìn bảng điểm, tôi phải thốt lên một điều, tại sao có nhiều người như thế.

Cuối cùng, tôi muốn nhắn nhủ rằng, đại học chỉ là một trong những con đường dẫn tới thành công, chỉ là một nhánh của đường đời rộng lớn và có nhiều con đường khác để cho các bạn lựa chọn thay vì con đường đại học này. 

Nếu các bạn cảm thấy gặp nhiều khó khăn trên con đường mà mình đã chọn (nếu đúng với đam mê của bản thân) thì xin nhớ câu nói của Randy Pausch: “Chúng ta không đổi được những quân bài đã chia, chỉ có thể đổi cách chơi những quân bài đó”, tự bản thân các bạn mới thay đổi cuộc đời mình tốt đẹp hơn.

Theo VnExpress

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận