Tin mới
3
Thế giới lãng phí một tỷ bữa ăn mỗi ngày
Báo cáo mới nhất của Liên Hợp Quốc cho thấy năm 2022, thế giới lãng phí 1,05 tỷ tấn thức ăn, tương đương 1/5 lượng thực phẩm trong khi 800 triệu người đang chịu đói
5
Nuôi búp bê làm con
Thay vì kết hôn hay làm mẹ, nhiều phụ nữ ở Trung Quốc gia nhập cộng đồng nuôi búp bê làm con vì thấy không phiền phức và tốn kém như nuôi một đứa trẻ
Ảnh

sunwin | sunwin

Thế giới lãng phí một tỷ bữa ăn mỗi ngày

Báo cáo mới nhất của Liên Hợp Quốc cho thấy năm 2022, thế giới lãng phí 1,05 tỷ tấn thức ăn, tương đương 1/5 lượng thực phẩm trong khi 800 triệu người đang chịu đói

Tình nguyện viên ở TP.HCM cho cụ bà ôm để đỡ sợ khi tiêm vaccine

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2021-09-11 01:09
Hơn một tháng xin đi tình nguyện chống dịch, Mạnh Thiên sống tích cực hơn và thấy thêm thương yêu gia đình, mọi người xung quanh.

“Cậu ơi, cậu làm phiền giúp giùm tui đứng cho tui ôm được hông?”.

Lời ngập ngừng nhờ giúp đỡ từ một cụ bà khiến Mạnh Thiên (sinh năm 1999), sinh viên năm cuối ĐH Sân khấu - Điện ảnh TP.HCM, có chút bất ngờ.

Đó là chiều 9/9, chàng trai 22 tuổi đang làm nhiệm vụ ghi hồ sơ ở bàn khám sàng lọc thuộc điểm tiêm vaccine tại trường THCS Huỳnh Khương Ninh, phường Đa Kao, quận 1.


Cụ bà xin ôm tình nguyện viên để đỡ sợ khi tiêm vaccine.

“Bà khoảng gần 70 tuổi, đi tiêm vaccine một mình. Sau khi khám sàng lọc và qua bàn tiêm chủng, bà vòng lại, nhờ mình giúp đỡ. Bà giải thích: ‘Phải có người cho tui ôm tui mới dám chích, chứ tui sợ lắm’. Thấy dễ thương quá nên mình chạy qua nói: ‘Dạ, mà bà phải ôm chặt con mới cho chích đó’”, Thiên kể với Zing.

Trước khi tiêm, cụ bà bị nói nhịu, cán bộ y tế hướng dẫn điều gì đều lặp lại. Sau đó, vì sợ đau, bà nhăn mặt, ôm chặt lấy nam tình nguyện viên.

Đó chỉ là một trong số nhiều câu chuyện đáng nhớ mà Thiên gặp trong hơn một tháng tham gia chống dịch.

“Ai cũng sợ thì ai sẽ đi chống dịch”

Đầu tháng 8, thấy nhiều giảng viên trong trường tham gia hỗ trợ công tác phòng, chống dịch, Thiên cũng muốn góp sức.

Là con một nên ngay khi ngỏ lời với cha mẹ, cậu khiến hai người lo lắng. Chàng trai mất 2 ngày để giải thích cho phụ huynh hiểu đó là điều bản thân mong muốn.

Gia đình Thiên ở quận Bình Tân. Từ khi đi tình nguyện, cậu dọn ra ở trọ một mình tại quận 1 vì công việc nguy hiểm, sợ ảnh hưởng tới người thân.

Trước khi hỗ trợ tiêm vaccine, Thiên từng đi chợ hộ người dân; vận chuyển hàng hóa, tiếp tế lương thực cho bệnh viện dã chiến; tặng quà cho người vô gia cư.


Hơn một tháng nay, Thiên xa gia đình để tham gia chống dịch.

Mỗi ngày, Thiên rời khỏi nhà trọ lúc 6h sáng. Tới điểm tiêm, cậu thay đồ bảo hộ, ăn sáng, test nhanh Covid-19 ba lần/tuần rồi bắt tay vào việc.

Nhiệm vụ của Thiên là ghi hồ sơ, hướng dẫn người dân đến tiêm chủng. Những hôm làm ở gần nhà, cậu tranh thủ giờ nghỉ trưa về tự nấu cơm ăn rồi ngả lưng. Còn ngày được phân công ở quận 11, di chuyển về nhà khá xa, chàng sinh viên ăn cơm hộp rồi tranh thủ ngả lưng 30 phút trên bàn học để có sức tiếp tục công việc tới 17h.

“Mình cũng sợ khi hàng ngày phải tiếp xúc với nhiều người lạ, không biết ai có nguy cơ là F0. Nhưng mình nghĩ nếu ai cũng sợ thì ai sẽ tham gia chống dịch? Mình đã được tiêm chủng đầy đủ và trang bị kỹ năng mặc đồ bảo hộ, xịt khử khuẩn từ bác sĩ. Mỗi hôm đi làm về, mình cũng khử khuẩn đồ đạc ở nhà rất kỹ”, cậu chia sẻ.

Tinh nguyen vien o TP.HCM cho cu ba om de do so khi tiem vaccine anh 5
Thiên hiện hỗ trợ điểm tiêm vaccine ở quận 1 và 11.

Với Thiên, mặc đồ bảo hộ nhiều tiếng đồng hồ mỗi ngày rất nóng nực nhưng cậu đã quen. Gần đây, TP.HCM triển khai tiêm chủng lần 2 cho người lớn tuổi, cậu dành hết tâm sức hỗ trợ để mọi người được tiêm sớm nhất.

Công việc không lương, vừa nguy hiểm, vừa mệt mỏi, nhưng Thiên thấy vui khi giúp đỡ cộng đồng. Chàng trai cũng nhận về nhiều niềm vui, sự tử tế từ người xung quanh.

“Có lần, mình đi hỗ trợ tiêm vaccine lưu động cho những người già không di chuyển được, ra về được mọi người cho quá trời trái cây, thịt bò, nhu yếu phẩm. Hôm khác, mình bị hỏng xe giữa đường, phải dắt bộ cả đoạn đường dài. Mình gặp một chú nhà sửa xe nhưng đã đóng cửa. Nghe mình nói 'Con đi tình nguyện về chú giúp giùm con', chú liền đưa xe vào nhà sửa xong dắt ra cho mình và không lấy tiền”, Thiên kể.

Hết dịch sẽ lập tức về nhà

Vì quen sống với cha mẹ, thời gian đầu tách ra ở riêng, Thiên gặp chút khó khăn trong sinh hoạt. Tuy nhiên, nhờ đó, chàng trai trưởng thành, biết tự lập hơn, từ nấu ăn đến sửa ống nước.

Bên cạnh đó, Thiên cũng thay đổi sinh hoạt theo hướng tích cực hơn. Trước kia, cậu thường thức khuya để làm việc, giờ cố ngủ sớm hơn để có nhiều năng lượng đi tình nguyện.

Những ngày này, Thiên thấy yêu thương cha mẹ và đồng cảm hơn với người xung quanh.

“Khi đi tiêm chủng gặp nhiều cô, bác lớn tuổi, mình xúc động khi nghĩ ba mẹ sau này cũng già đi như vậy. Nhiều người có con cháu dẫn đi, mình thấy may mắn, hạnh phúc giùm họ. Hay nhiều cặp vợ chồng lớn tuổi cùng đi tiêm, ông ân cần đỡ bà từng chút một, mình thấy hạnh phúc lắm”, cậu nói.

Tinh nguyen vien o TP.HCM cho cu ba om de do so khi tiem vaccine anh 6
Thiên mong Sài Gòn mau khỏe lại để cuộc sống trở về bình thường.

Hơn một tháng đi tình nguyện, Thiên chỉ có một lần ghé qua nhà khi mẹ nhắn hết đồ ăn mà không biết nhờ ai, cũng không rành công nghệ để mua.

Khu nhà bị giăng dây phong tỏa, Thiên đưa đồ qua hàng rào cho mẹ. Vừa trông thấy con trai, mẹ cậu rưng rưng, không ngừng dặn con cẩn thận, ăn uống để giữ sức khỏe.

Vì không dám ở lâu, Thiên chào mẹ để trở lại với công việc. Cậu yên tâm làm việc hơn khi gia đình, người thân vẫn khỏe mạnh.

Trước đợt dịch bùng phát, Thiên vừa đi học, vừa đi làm nhưng công ty phải nghỉ không lương. Từ đó, tiền tiết kiệm phải bỏ ra chi tiêu gần hết nhưng cậu vẫn thấy may khi được chủ nhà trọ hiện tại giúp nhận trợ cấp. Tuy nhiên, thay vì giữ cho riêng mình, chàng trai mua bánh, sữa, đồ ăn đi tặng cho trẻ em, người khó khăn gặp ngoài đường.

“Anh chủ nhà tốt lắm, hôm nào cũng nhắn tin hỏi thăm và mang cho mình rau, củ, thịt ăn không hết. Mình thấy may mắn khi nhận được sự giúp đỡ từ nhiều người tử tế”, cậu nói.

Chia sẻ về điều đầu tiên muốn làm sau khi hết dịch, Thiên lập tức đáp: “Về nhà”. Cậu mong sớm đoàn tụ với người thân và không gia đình nào bị chia cắt vì đại dịch.

Theo zing.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận