Tin mới
3
Dòng người nhích từng bước ở chợ Viềng
Dòng người ùn ùn đổ về chợ Viềng ở Nam Định lúc nửa đêm để mua bán, lễ lạt cầu tài lộc trong năm mới khiến mọi ngả đường dẫn vào khu vực này đều tắc kín.
4
Chào xuân Giáp Thìn
Bước sang năm Giáp Thìn 2024, khi pháo hoa vụt sáng trên bầu trời, biển người ở các đô thị lớn reo hò, chúc cho đất nước phồn thịnh, mọi người ấm no, hạnh phúc
Ảnh
​Chào năm mới 2024
Biển người đổ về các khu vực trung tâm ở Hà Nội, Huế, TP HCM, Cần Thơ... đón thời khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới, với mong ước đất nước ngày càng hưng thịnh.
Băng bao phủ đỉnh Fansipan
Nhiệt độ ngoài trời xuống âm 3 độ C, đỉnh núi Fansipan cao 3.143 m so với mực nước biển được băng phủ trắng xóa.

sunwin | sunwin

Dòng người nhích từng bước ở chợ Viềng

Dòng người ùn ùn đổ về chợ Viềng ở Nam Định lúc nửa đêm để mua bán, lễ lạt cầu tài lộc trong năm mới khiến mọi ngả đường dẫn vào khu vực này đều tắc kín.

"Thừa bạo lực rồi, đừng làm lễ hội bạo lực nữa"

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2017-07-02 02:07

Cái chết của người dắt trâu trong lễ hội chọi trâu hôm 30/6 tại Đồ Sơn dẫn tới quyết định khẩn cấp tạm dừng lễ hội chọi trâu Đồ Sơn từ Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.


Trâu húc chủ trọng thương ở Đồ Sơn Trưa 1/7, vừa vào sân, trâu số 18 bất ngờ lao vào húc chủ của mình là ông Đinh Xuân Hướng (47 tuổi) khiến ông này trọng thương rồi tử vong sau đó.

Công văn do bà Ninh Thị Thu Hương, Cục phó Cục Văn hoá cơ sở (Bộ VH-TT&DL) ký chiều 1/7 có nêu rõ: theo thông tin báo chí phản ánh, tại vòng loại lễ hội chọi trâu Đồ Sơn năm 2017 vào ngày 1/7, tại quận Đồ Sơn, TP Hải Phòng, đã xảy ra sự cố, trâu chọi mang số 18 húc trọng thương chính chủ trâu trên sân đấu.

Tin cũng cho biết người bị trâu húc đã tử vong.

Tham chiếu rất nhiều clip quay từ hiện trường cho thấy mức độ bạo lực của trò chơi chọi trâu cũng như công tác ứng cứu quá thiếu chuyên nghiệp, biến lễ hội này thành nguồn nguy hiểm cao độ.

Thực tế thì khi trâu quay sang tấn công người dắt thì hầu như công tác cứu hộ tê liệt, hàng ngàn con người đã mở to mắt và bất lực nhìn con người bị húc chết dã man bởi con trâu vốn hiền lành hàng ngày.

Nơi tổ chức chọi trâu không phải là vận động trường chuyên nghiệp, xây dựng quy củ mà chỉ mà khoảng đất đủ rộng, trâu chọi ngăn cách với khán giả chỉ bằng các barie tạm bợ, sơ sài, nếu trâu xổng ra không hiểu chuyện gì sẽ xảy ra cho hàng ngàn người xem đứng xung quanh.

Tuy nhiên không hiểu vì sao, lễ hội đầy bạo lực và không an toàn này lại được nhiều địa phương ưa chuộng như là một thứ phải có.

Nhiều nơi thi nhau tổ chức lễ hội chọi trâu dù Chính phủ và Bộ Vă hóa Thể thao và Du lịch có văn bản yêu cầu dừng các lễ hội không phải truyền thống này. Nhưng lễ hội chọi trâu mới vẫn diễn ra tại một số địa phương, có nơi né chữ “chọi trâu”  bằng cách gọi Hội thi trâu khỏe, bán vé thu tiền, trâu chọi dù thắng hay thua đều đem thịt và bán giá ngất ngưởng.

Một số nơi như Yên Bái quyết tâm dừng chọi trâu, nhưng nơi khác vẫn muốn tổ chức. Đại diện Bộ yêu cầu nghiên cứu kỹ, tránh xảy ra trục lợi. Sự trục lợi thể hiện rõ nhất ở việc bán vé lấy tiền tổ chức, giết thịt trâu bán giá cao. “Không chỉ chọi trâu mà chọi chó, dê, đấu ngựa đều là hình thức biến tướng, thu hút bạo lực. Bộ yêu cầu địa phương không cấp phép”, Cục trưởng Cục Văn hóa Cơ sở nói.

'Thua bao luc roi, dung lam le hoi bao luc nua' hinh anh 1
Nhiều ý kiến đề xuất nên dừng hẳn việc tổ chức lễ hội chọi trâu.

Thông tin từ các clip tải lên mạng vễ lễ hội chọi trâu Đồ Sơm hôm 1/7 gây chết người đã làm dậy sóng công luận, hầu như số đông đều đề nghị dừng trò này không chỉ vì tính bạo lực, nguồn nguy hiểm cao độ, tính tổ chức kém, nguy cơ thương mại hóa mà là vì nó phản cảm, trái với phong tục tập quán người Việt, người nông dân vốn thân tình với vật nuôi cũng là sức kéo và người bạn thân thuộc với nghề nông này.

Sự phản cảm ở chỗ, lễ hội kích thích sự hung bạo ở một vật nuôi vốn hiền hòa, thân thiện để con trâu phải đấu đầu, sống chết với đồng loại của mình sau đó bị xẻ thịt. Tôi đau đầu nghĩ mãi không ra được lễ hội trâu mang lại ý nghĩa thẩm mỹ gì cho cộng đồng, ngoài việc kích thích bạo lực vốn đã là vấn nạn mà từ chính phủ đến người dân đều đang nặng lòng.

Trên đường phố, cứ va chạm nhỏ là có đánh nhau đến đổ máu, đàn ông đánh cả phụ nữ, khách Tây bị đánh bật máu, giữ xe đánh khách, xe ôm truyền thống và GrabBiker đánh nhau… cứ mở mạng xã hội là nổ con mắt với bạo lực đường phố.

Chưa kể bạo lực xã hội chực chờ xuất hiện khắp mọi nơi vì mâu thuẫn trong sinh hoạt. Đặc biệt khi có nhiều lễ hội đang diễn ra thì bạo lực xã hội cũng đính kèm một cách chóng mặt.

Tết truyền thống 2017 “chưa hết mùng” thì xã hội đã có dịp choáng voáng vì những con số mang màu sắc bạo lực xã hội. Trả lời báo chí, PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, trong 7 ngày nghỉ Tết, có đến 5.675 trường hợp đến khám và cấp cứu do đánh nhau. Trong đó, có 619 trường hợp xác định nguyên nhân do rượu, bia. Các trường hợp uống rượu bia dẫn đến mất kiểm soát và đánh nhau gây thương tích trong dịp Tết là điều đáng báo động.

Đây chưa phải là con số thống kê đầy đủ nhưng khiến nhiều người không khỏi giật mình, lo lắng. Dù viện cớ do rượu, bia, cũng không thể bỏ qua sự sâu xa, đó là dấu hiệu xuống cấp đạo đức, lối sống, của văn hóa gia đình và nền tảng giáo dục nói chung và tác động của nhiều nguồn khác mà chúng ta vẫn chưa có thể biết hết được.

Rõ ràng với bạo lực, chúng ta đã thừa rắc rối để phải đau đầu giải quyết không cớ gì phải duy trì và quảng bá những lễ hội đầy tính bạo lực như lễ hội chọi trâu. Do đó  dư luận đồng tình với quyết định tạm dừng lễ hội chọi trâu Đồ Sơn nếu việc chuẩn bị chưa đảm bảo an toàn.

Nhân đây công luận đề nghị Bộ Văn hóa thông tin thể thao và du lịch cần lập hội đồng chuyên môn để xem xét có cần thiết duy trì loại hình lễ hội này không?

Theo zing.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...