Tin mới
3
Thế giới lãng phí một tỷ bữa ăn mỗi ngày
Báo cáo mới nhất của Liên Hợp Quốc cho thấy năm 2022, thế giới lãng phí 1,05 tỷ tấn thức ăn, tương đương 1/5 lượng thực phẩm trong khi 800 triệu người đang chịu đói
5
Nuôi búp bê làm con
Thay vì kết hôn hay làm mẹ, nhiều phụ nữ ở Trung Quốc gia nhập cộng đồng nuôi búp bê làm con vì thấy không phiền phức và tốn kém như nuôi một đứa trẻ
Ảnh

sunwin | sunwin

Thế giới lãng phí một tỷ bữa ăn mỗi ngày

Báo cáo mới nhất của Liên Hợp Quốc cho thấy năm 2022, thế giới lãng phí 1,05 tỷ tấn thức ăn, tương đương 1/5 lượng thực phẩm trong khi 800 triệu người đang chịu đói

Tại sao chuyện cô gái đòi mẹ mua xe đắt tiền gây chú ý?

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2016-07-19 07:07

Nhiều độc giả nhận định, không phải tự nhiên câu chuyện cô gái đòi mẹ mua xe máy đắt tiền gây chú ý trên mạng. Sự việc này phản ánh thực tế thích đòi hỏi của giới trẻ hiện nay.

Sang chảnh, giàu có, xịn, hàng hiệu... là những điều giới trẻ ngày nay muốn có, nhưng không phải bằng nỗ lực tự thân, mà nhờ vào khả năng chi trả của cha mẹ.

Bình luận trên Zing.vn, Nguyễn Minh Hiền (Hai Bà Trưng, Hà Nội) chia sẻ một câu chuyện:

"Một lần vào cửa hàng điện tử, mình nghe tiếng một cô bé tầm 13-14 tuổi gọi mẹ ríu rít: 'Mẹ mua cho con iPhone 6 kia đi'. Mẹ trả lời: 'Con có điện thoại rồi, mua làm gì nữa'. 'Nhưng cái đấy đen trắng không sành điệu'. 'Con mới học cấp 2 cần điện thoại sành điệu làm gì?'.

Cô bé nũng nịu: 'Bạn con đứa nào cũng dùng smartphone'. 'Nhưng điều kiện nhà mình không giống bạn'. Cô bé dậm chân: 'Nếu hôm nay không mua điện thoại, con không đi học nữa'. Mẹ dịu giọng: “Nhưng mẹ không mang đủ tiền'.

Cô bé ngồi phịch xuống giãy nảy và khóc òa lên. Trước ánh mắt soi mói của khách hàng và nhân viên, người mẹ ngại ngùng dỗ dành con gái, hứa sẽ mua chiếc iPhone này trong vài ngày tới.

Hai mẹ con đứng lên đi về trong tiếng cằn nhằn của cô con gái, cùng những lời yêu cầu mẹ phải giữ lời hứa, nếu không cô bé sẽ không đi học, bỏ cơm".

Tai sao chuyen co gai doi me mua xe dat tien gay chu y? hinh anh 1
Câu chuyện cô gái đòi mẹ mua xe máy đắt tiền dù không đúng sự thật, vẫn trở thành tâm điểm chú ý trên mạng. Ảnh chụp màn hình. 

Bố mẹ ơi, mua cho con...

Thời gian gần đây, câu chuyện Cô gái đòi mẹ mua xe máy đắt tiền gây tranh cãi đã được tìm ra sự thật. Không giống như những gì trong bài đăng, Phạm Nga (sinh năm 1992, Thường Tín, Hà Nội) không hề đòi hỏi mẹ. 9X khẳng định tự mua xe bằng tiền dành dụm sau 2 năm đi làm.

Tuy nhiên, trước đó, khi chưa rõ ngọn ngành, nhiều dân mạng từng lên tiếng chỉ trích thiếu nữ đua đòi, không thương và hiểu cho hoàn cảnh của gia đình.

Theo dõi sự việc từ ngày mới xuất hiện, Nguyễn Trần Thu Trà (ĐH Nông Nghiệp, Gia Lâm, Hà Nội) giải thích, cô đọc và bình luận vì cảm thấy đây là trường hợp thường thấy, dễ gặp tại Việt Nam.

"Chuyện con cái đòi cha mẹ mua xe máy, điện thoại, quần áo đắt tiền, mình đã gặp rất nhiều. Lại nhân cơ hội này, mình mới lên tiếng bất bình", nữ sinh cho hay.

Từ khi còn nhỏ, nhiều đứa trẻ đã biết đòi hỏi cha mẹ mua đồ hàng, quà vặt. "Mẹ ơi, mẹ mua cho con cái này", "Ba ơi, con muốn cái này và cái kia"… Nếu cha mẹ từ chối, chúng sẽ trưng ra những khuôn mặt bí xị, thất vọng, thậm chí sẵn sàng gào khóc, ăn vạ ngay giữa đám đông.

Lớn lên, tùy theo lứa tuổi hoặc giới tính, những đứa trẻ đó lại mong muốn có được món đồ chơi, bộ quần áo mới, chiếc xe đạp, máy tính, đồng hồ, điện thoại xịn...

Đến tuổi dậy thì, con sẽ đòi cha mẹ các buổi sinh nhật thật sang chảnh, những chuyến du lịch giống bạn bè, đi học lớp đắt tiền, mua xe máy sành điệu, smartphone mới tinh, laptop hàng hiệu...

Lớn hơn chút nữa, những cô gái, chàng trai sức học nhàng nhàng lại muốn được vào trường chuyên, lớp chọn. Bố mẹ lại phải lao vào cuộc chiến tìm trường "nhà giàu" cho con.

Hết năm học phổ thông, chính nhưng cô bé, cậu bé đó lại yêu cầu được đi du học ở các nước châu Âu, Mỹ, Hàn, Nhật, dù không có khả năng ngoại ngữ, chưa từng sống độc lập.

Đến khi trưởng thành, con cái lại đòi công việc nhàn hạ, lương cao, được ngồi phòng giấy máy lạnh, nếu không sẽ không đi làm. Vậy là cha mẹ lại chạy vạy, xin xỏ, nhờ vả tìm việc cho con.

Những trường hợp như "Mẹ không mua điện thoại iPhone con không ăn cơm", hoặc "Con chỉ đi Vespa thôi", "Con chỉ mặc quần áo hãng abc xyz", thậm chí đòi... tử tự khi không được thỏa mãn yêu cầu thực tế không hiếm gặp.

Có thể nói, nhiều người trẻ ngày nay không được dạy cách kiếm tiền, nhưng lại biết cách để có thể xin được tiền của bố mẹ. 

Cha mẹ sẵn sàng làm theo ý con

Nhiều bạn trẻ sớm biết đua đòi trong việc tiêu xài với bạn bè, bất kể hoàn cảnh gia đình không giống nhau, một phần lý do cũng từ cha mẹ.

Chị Thu Hương (48 tuổi, Từ Liêm, Hà Nội) kể về con gái chị, đang học lớp 11, rất hay ra điều kiện với mẹ.

"Con bảo, nếu kỳ này môn Toán đạt điểm 10, bố mẹ phải mua điện thoại smartphone khoảng 4-5 triệu cho con, để còn chụp ảnh, vào Facebook, check-in.

Trong khi đó, gia đình mình cũng có dư giả gì đâu. Nhưng nếu không đáp ứng, con bé giận dỗi không ăn uống gì, không nói với bố mẹ một câu, vùng vằng đá thúng đụng nia. Cả nhà lại mất vui", chị Hương tâm sự.

Tai sao chuyen co gai doi me mua xe dat tien gay chu y? hinh anh 2
Nhiều bạn trẻ hiện nay có xu hướng thích "doạ" cha mẹ nếu như không đáp ứng đúng mong muốn của mình. Đồ hoạ: Phượng Nguyễn.

Còn anh Nguyễn Hữu Cương (Triều Khúc, Hà Đông, Hà Nội) lại bị con trai học lớp 8 đòi mua xe đạp điện vài tuần nay.

"Tôi bảo đi xe thường thôi vì nhà cũng gần, nhưng nó kiên quyết không đồng ý. Nó giải thích, xe đạp điện là bét nhất của lớp con rồi. Bây giờ bố mẹ bắt con đạp xe có mà chúng nó cười cho.

Nhiều hôm, dù đã tan học, nó chẳng thèm về, điện thoại tắt. Chắc vài hôm nữa cũng phải chiều ý con", anh Cương cho hay.

Nhiều người có tuổi thơ đông anh em, cực khổ nên muốn cho con cái những gì mà xưa kia họ từng muốn nhưng không được. Cộng thêm hội chứng ít con, tâm lý chung của cha mẹ muốn dành cho con cái những gì tốt nhất.

Dần dần, đứa trẻ hình thành suy nghĩ, bố mẹ luôn sẵn sàng và hào phóng chiều theo các yêu cầu của mình một cách vô điều kiện.

Ở vài gia đình, quà hoặc tiền mặt là cách bố mẹ "ra giá" cho những lần con được học sinh giỏi, điểm 10, ăn cơm ngoan. Thậm chí, nhiều đấng sinh thành còn mua luôn quà cho con khi chúng đòi hỏi bằng lời nói nũng nịu, sự mèo nheo, giọt nước mắt.

Khi đứa được đấng sinh thành cho mọi thứ như mong muốn, đương nhiên giá trị của những thứ ấy sẽ bị hạ thấp. Món đồ không còn được trân trọng vì muốn là được, bất kể công sức lao động của cha mẹ phải đổi lại như thế nào?

Kết quả là, khi đến tuổi thành niên, những đứa trẻ đó chẳng nghĩ đến việc tự lập mà hoàn toàn ỷ lại vào cha mẹ. Đã xuất hiện nhiều trường hợp truyền thông đã đưa tin như "Mẹ quỳ xin vì con đòi mua điện thoại đắt tiền", "Nữ sinh ép bố mẹ bán đất để mua xe LX"...

Trước sự đòi hỏi của con cái, vì sợ con không học hành, sợ con bỏ nhà và thậm chí là sợ con tự tử, các bậc phụ huynh đành ngậm ngùi chấp nhận, đáp ứng mọi thứ cho con.

Thạc sĩ cộng đồng Nguyễn Thị My (ĐH La Trobe, Australia) nhận định, nhiều cha mẹ chưa có cách giải quyết đòi hỏi quá đáng của con. Thông thường, người lớn thường đánh lạc hướng, la mắng hoặc dùng đòn roi... nhưng chỉ có hiệu quả tức thời.

"Để giải quyết tận gốc vấn đề, cha mẹ cần nêu gương tốt và giải thích cho con hiểu giá trị đích thực của mỗi người không phải ở những hình ảnh hào nhoáng bề ngoài.

Thay vào đó, cha mẹ nên cho con tham gia việc lập danh mục món hàng cần mua sắm, đồng thời dạy cho trẻ khái niệm 'muốn' và 'cần'.

'Muốn' là thứ mình ao ước được có nhưng nếu không có cũng không sao hoặc không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống. 'Cần' là thứ mình không thể thiếu cho cuộc sống, có thể dùng một cách hợp lý", cô cha sẻ.

Vị thạc sĩ khẳng định, cha mẹ cần kiên quyết nói “không” khi thấy rằng, đòi hỏi là vô lý. Con cái cần hiểu không thể có tất cả những gì mình muốn, bởi lẽ nguồn tài chính gia đình là có hạn.

"Ngoài ra, sẽ rất tốt nếu ngay từ khi còn nhỏ, cha mẹ cho con được biết và tham gia việc quản lý tài chính gia đình để trẻ hiểu, biết cách kiểm soát đòi hỏi và chấp nhận sự giới hạn.

Đồng thời, cha mẹ nên dạy con giá trị của lao động thông qua việc cho trẻ tự kiếm ra tiền đáp ứng nhu cầu của bản thân", thạc sĩ Nguyễn Thị My nói.

Theo zing.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận