Tin mới
1
Xôn xao về bộ tộc tách biệt với thế giới xuất hiện bên bờ sông ở Peru
Một đoạn video mới được đăng tải gây xôn xao dư luận khi ghi lại cảnh bộ tộc săn bắt hái lượm Mashco Piro đang cầm giáo trên bờ sông ở vùng hẻo lánh của Peru. Đoạn video này đã dấy lên những lo ngại về việc ngôi nhà rừng nhiệt đới của họ đang bị đe dọa bởi hoạt động khai thác gỗ
2
Everest - bãi rác cao nhất thế giới
Hàng nghìn tấn rác thải đã bị bỏ lại trên ngọn núi cao nhất thế giới trong nhiều năm qua và ngày càng nhiều hơn bất chấp nỗ lực dọn dẹp từ chính phủ Nepal
Ảnh
Khai hội pháo hoa trên sông Hàn
Tối 8/6, lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng DIFF khai mạc với màn trình diễn của chủ nhà Việt Nam và đương kim vô địch Pháp.

sunwin | sunwin

Xôn xao về bộ tộc tách biệt với thế giới xuất hiện bên bờ sông ở Peru

Một đoạn video mới được đăng tải gây xôn xao dư luận khi ghi lại cảnh bộ tộc săn bắt hái lượm Mashco Piro đang cầm giáo trên bờ sông ở vùng hẻo lánh của Peru. Đoạn video này đã dấy lên những lo ngại về việc ngôi nhà rừng nhiệt đới của họ đang bị đe dọa bởi hoạt động khai thác gỗ
Everest - bãi rác cao nhất thế giới

Hàng nghìn tấn rác thải đã bị bỏ lại trên ngọn núi cao nhất thế giới trong nhiều năm qua và ngày càng nhiều hơn bất chấp nỗ lực dọn dẹp từ chính phủ Nepal

Tái hiện nghi lễ dựng nêu ngày Tết tại Đại nội Huế

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2023-01-15 11:01

Sáng 14/1 tại Đại Nội Huế, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế tổ chức nghi lễ thượng nêu theo phong tục cung đình ngày xưa của triều Nguyễn vào dịp Tết Nguyên đán.


Đoàn rước cây nêu.

Cây nêu là cây tre già dài gần 20 m, do các lính vệ vác, cùng đội nghi thức và ban lễ nhạc cung đình rước từ cửa Hiển Nhơn về dựng trước Triệu Tổ Miếu, Đại Nội Huế.

Tục dựng nêu ngày Tết là một trong những phong tục văn hóa không chỉ của riêng Việt Nam mà của rất nhiều nước Á Đông. Tuy nhiên đối với người Việt Nam, tục dựng nêu đã trở thành một nét văn hóa tốt đẹp ngàn đời. Đây là hoạt động nhằm tái hiện nghi lễ xưa của dân tộc Việt Nam nói chung, triều đình nhà Nguyễn nói riêng, tạo không khí vui tươi vào dịp mở đầu Tết Nguyên đán Quý Mão sắp đến.

Ông Tôn Thất Giáp, một người dân tham gia lễ dựng nêu ở Đại Nội Huế cho biết: “Thời xưa các vua, các chúa, ngày 23 tháng Chạp là người ta phong ấn dựng nêu lên để báo rằng cái Tết sắp đến và triều đình sẽ tạm ngưng tất cả các công việc từ ngày 23 tháng Chạp cho đến ngày 7 tháng Giêng người ta mới hạ nêu, báo hiệu cho một năm mới sắp đến. Lễ dựng nêu ý nghĩa như vậy”.

Ngay sau khi tổ chức tại Triệu Tổ Miếu, lễ dựng nêu tiếp tục được tổ chức tại khu vực Thế Tổ Miếu và điện Long An với các nghi tiết tương tự. Ông Nguyễn Phước Hải Trung, Phó giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế cho biết: Dưới thời Nguyễn, tục dựng nêu được tổ chức bài bản, thường vào ngày 23 Chạp âm lịch, đúng vào ngày đưa ông Táo như đánh dấu mốc cho việc tạm ngừng các công việc trong năm để đón Tết.

Về tâm linh, dân gian tin rằng cây nêu có tác dụng xua đuổi, trừ yểm ma quỷ, những điều xấu của năm cũ, chuẩn bị cho một năm mới an lành. Lễ hạ nêu sẽ được tiến hành vào mùng 7 Tết.


Dựng nêu ngày Tết ở Thế Tổ Miếu.

“Lễ dựng nêu này có tính chất tái hiện, nhằm thể hiện tinh thần đầu năm mới của khu di sản, trở thành một tiết mục mà du khách có thể tương tác được. Do vậy trong lễ dựng nêu các tình tiết các nghi thức chúng tôi cững nghiên cứu trên các nghi tiết truyền thống của triều Nguyễn. Khác với lễ dựng nêu ở ngoài dân gian, lễ dựng nêu của trong cung triều Nguyễn các vị vua thường dùng lễ này để kết thúc công việc hành chính trong một năm và báo hiệu thời gian nghi Tết”, ông Nguyễn Phước Hải Trung chia sẻ.

Theo Lê Hiếu/VOV.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận