Tin mới
2
'Idol TikTok' trong viện dưỡng lão
Hàng chục năm sau khi nghỉ hưu bà Yu Youfang, 90 tuổi, trở lại bục giảng với học sinh có độ tuổi trung bình 75 ở trung tâm dưỡng lão Jingya ở TP Thiên Tân
4
Cuộc 'cách mạng' tìm việc của Gen Z
Không CV chỉn chu, không khoe bằng cấp, Phương Nhi đăng bản tin 50 chữ tìm việc trên mạng xã hội và thu hút 10.000 lượt tiếp cận
Ảnh

sunwin | sunwin

'Idol TikTok' trong viện dưỡng lão

Hàng chục năm sau khi nghỉ hưu bà Yu Youfang, 90 tuổi, trở lại bục giảng với học sinh có độ tuổi trung bình 75 ở trung tâm dưỡng lão Jingya ở TP Thiên Tân
Cuộc 'cách mạng' tìm việc của Gen Z

Không CV chỉn chu, không khoe bằng cấp, Phương Nhi đăng bản tin 50 chữ tìm việc trên mạng xã hội và thu hút 10.000 lượt tiếp cận

"Siêu quậy" Chợ Bà Chiểu và hành trình trở thành võ sư dạy trẻ khuyết tật ở Sài Gòn

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2015-05-31 11:05

Từ một tên nhóc "siêu quậy" nổi tiếng chợ Bà Chiểu (Q. Bình Thạnh, TP. HCM), trải qua bao thăng trầm của cuộc đời, võ sư Lê Hoàng Mai khiến nhiều người ở khu chợ khi gặp lại đều ngạc nhiên thốt lên rằng: “Tao không ngờ mày lại là... thầy”.

Nhắc đến võ sư Lê Hoàng Mai (SN 1975, Trưởng bộ môn Aikido Q.Tân Bình, TP. HCM), nhiều người chỉ biết anh là một huấn luyện viên đứng lớp dạy võ Aikido cho các môn sinh nhưng ít ai biết được quá khứ buồn của anh. Nhưng theo anh chia sẻ: “Tôi có được ngày hôm nay là vì cuộc đời còn ưu ái, lấy đi của tôi tuổi thơ trong sáng, nhưng tặng lại cho tôi một người mẹ, người thầy, người vợ tuyệt vời. Cho đến tận bây giờ và đến sau này, tôi phải phấn đấu hết sức mình để trả ơn họ”.


Võ sư Lê Hoàng Mai: "Mọi người không nghĩ bây giờ tôi lại là thầy".
 
Từ mê game, bỏ học, bỏ nhà đi bụi...
 
Võ sư Lê Hoàng Mai sinh ra trong một gia đình đông anh em, căn nhà nhỏ nơi mẹ con anh trú ngụ cũng là nơi che mưa, che nắng cùng gia đình người bác ruột. Hai hộ gia đình sống chung một căn nhà mà theo anh, nếu mọi người về đầy đủ sẽ không còn chỗ ngồi, chứ đừng nói đến việc ngủ chung mỗi tối. Lúc nhỏ, anh học rất giỏi, mẹ anh kỳ vọng vào con trai rất nhiều. Vì gia đình nghèo khó, sáng đi học, tối về, anh Mai bế đứa em nhỏ hơn đi bán đậu phộng rang quanh xóm. Phần vì nhà cạnh chợ, mẹ anh ngược xuôi buôn bán, phần vì đó là giai đoạn thịnh hành của các trò chơi điện tử nên khi học đến lớp 9 anh nghỉ học, bỏ nhà đi bụi.
 
Theo chân những đứa bạn xóm chợ, anh bỏ nhà đi, cũng chẳng đi đâu xa, chỉ quanh quẩn ở góc chợ, ai thuê gì làm đó để có tiền, sẵn sàng đánh nhau khi bất kỳ ai thách đố. Suốt một năm, mẹ anh luôn đi tìm con, nhưng vừa thấy dáng mẹ, anh lại chạy trốn. Vì vậy, tuy ở gần và luôn tìm kiếm nhưng mẹ chưa bao giờ thấy được anh. Tuổi trẻ ngông cuồng, lúc đó anh chỉ nghĩ khi nào giàu có thì mới về. Anh Mai kể lại: "Chúng tôi muốn làm gì thì làm, gây sự, đánh nhau, những vết thương giờ còn hằn trên da thịt. Lúc đó, ở cái chợ này chúng tôi như những tên... giang hồ nhí".
 
Với một đứa trẻ sáng không được ăn no, đêm bạ đâu ngủ đó, sương gió lạnh, góc chợ hôi tanh, không ít bạn bè của anh đổ bệnh. Có giai đoạn suốt mấy tháng liền anh không dám ngủ vì bọn trẻ bày ra trò… đốt ngón chân. Tối hôm đó nếu đứa nào ngủ trước ắt hẳn ngày mai chân sẽ bị phòng rộp do những đứa còn lại “chơi dại”. Cũng vì thế, anh Mai mắc phải bệnh ho lao, bệnh nặng đến nỗi anh ho ra máu và không còn hơi sức để chạy trốn, thế là mẹ anh tìm được. 
 
Lê Hoàng Mai xúc động: “Mẹ của tôi đã bật khóc, khóc rất nhiều, rất to và luôn nhìn vào tôi. Ở nhà, tôi là đứa có thể trạng tốt nhất, người như hộ pháp nhưng lúc mẹ tìm được tôi là lúc tôi gầy nhom, tiều tụy vì bệnh ho lao. Ngày đó, hễ ai mắc bệnh ho lao là cầm chắc cái chết, nó như căn bệnh thế kỷ mà nhắc đến ai cũng sợ và xa lánh. Thế nhưng, mẹ tôi bỏ hết công việc, vay tiền khắp nơi để mua thuốc chữa bệnh, có đêm tôi giả vờ ngủ thì thấy mẹ thầm khóc ở đầu giường. Lần đầu tiên trong đời tôi rơi nước mắt vì ân hận, từ đó tôi tự hứa với lòng mình, nếu như  tôi có cơ hội được sống, sẽ không lần nào tôi làm mẹ khóc lần nữa”.
 
... Đến con đường trở thành võ sư được nhiều người kính trọng
 
Tuy đã hứa với mẹ là đi học nghề cơ khí và học bổ túc ban đêm, nhưng anh Mai âm thầm đi học võ để có thể bảo vệ gia đình. Tình cờ khi đi ngang qua một phòng dạy Aikido (một môn võ tự vệ có nguồn gốc từ Nhật Bản), anh đã mê mẩn môn võ này và để dành tiền vào học. Tuy nhiên, chỉ được nửa năm anh phải nghỉ ngang vì… hết tiền.
 
Biết được anh Mai có tố chất, và hoàn cảnh đặc biệt, võ sư Ngô Khắc Hoàng (61 tuổi) đã dạy miễn phí cho anh. Anh Mai mừng như bắt được vàng vì ngoài mẹ ra, chưa có người nào cho anh một cái gì miễn phí. Càng học, càng trò chuyện với thầy, anh nhận ra rằng, học võ không phải để đánh nhau, mà học để tự vệ, võ thuật cũng giúp cho con người rèn luyện sức khỏe và điềm đạm hơn. Anh nhận ra rằng, đánh nhau đứa thua sẽ chịu nhiều thiệt thòi, đứa thắng rồi cũng bị trả thù. Theo Lê Hoàng Mai, “đám nhóc” ngày trước đi bụi với anh, đứa thì chết bờ chết bụi, đứa mãi lẩn quẩn trong những con nghiền ma túy, đứa vào tù ra tội, rồi mắc nhiều căn bệnh, nhìn lại đám bạn, anh không khỏi rùng mình.
 
Anh chia sẻ: “Thầy Hoàng không chỉ là một người dạy võ, mà còn là một người anh chia sẻ với tôi rất nhiều điều. Lúc đó thầy tin tưởng cho tôi hỗ trợ thầy để chỉ dẫn cho các bạn còn lại, đến bây giờ tôi muốn trả ơn cho thầy bằng cách truyền đạt môn võ này lại cho bất kỳ người nào muốn học, đặc biệt là người khuyết tật”.
 

Một võ sinh khiếm thị vừa là học trò, vừa là người hỗ trợ võ sư Lê Hoàng Mai khi đứng lớp.
 
Dạy võ cho người khuyết tật cũng là một cái duyên tình cờ đến với anh. Khi anh đang ăn trưa tại một quán ở vỉa hè, một cậu bé bán vé số đến và mời anh mua. Lúc nhìn cậu bé, anh rất bất ngờ, cậu bé này bị sốt bại liệt, chân teo tóp và dị tật. Lúc này, đồng cảm với cậu bán vé số, anh Mai hỏi rằng em có muốn học võ không, cậu bé đó đáp lại: “Anh nghĩ sao mà em học võ được?”. Anh trả lời: “Em sẽ học được” rồi cho cậu bé ấy số điện thoại để cậu ta có thể liên hệ bất kỳ lúc nào. Cậu bé ấy là Kiều Minh Trung: “Gặp thầy Mai, em mới biết rằng mình không khuyết tật, bản thân mình có thể học võ thì cũng sẽ làm được nhiều điều khác trong  cuộc sống. Thầy Mai là người đầu tiên cho  em cảm giác rằng chân của em không bị dị tật”. 
 
Học võ được một thời gian, Trung dẫn bạn bè khuyết tật đến gặp anh Mai xin được tập chung. Nhưng lúc đó Lê Hoàng Mai chưa phải là võ sư lại chưa có phòng tập riêng nên không nhận lời được. Nhìn các em ham học võ nhưng lại ngậm ngùi đi về, anh Mai quyết tâm trong một thời gian ngắn mình phải cố gắng để có sân tập cho bất kỳ ai muốn học, phần vì giúp các em tự tin hơn trong cuộc sống, phần vì anh muốn có một sân chơi cho các em tránh xa trò chơi điện tử lúc bấy giờ.
 
Năm 1995, anh tự bỏ tiền ra thuê sân ở Trung tâm Văn hóa thể thao quận Tân Bình để dạy võ miễn phí cho người khuyết tật. Số lượng người khuyết tật đến học rất đông, và mỗi người có một khiếm khuyết khác nhau nên anh Mai phải nghiên cứu lại chiêu thức cho phù hợp với từng người. Thế là đang làm cho Công ty CP Sách và thiết bị trường học với mức lương hơn 3 triệu đồng/tháng, anh xin nghỉ để làm công việc chỉ được trả 200.000 đồng/tháng nhưng có nhiều thời gian cho việc huấn luyện.
 
Anh chia sẻ: “Dạy một người bình thường đã khó, dạy một người khuyết tật càng khó hơn. Họ luôn mặc cảm và cho rằng bản thân không làm được. Vì vậy, muốn họ học, mình phải đặt mình vào trường hợp của họ, ví dụ với người cụt tay, khi dạy họ mình chỉ sử dụng một tay, còn người khiếm thị thì mình phải bịt mắt để tập với họ. Người dạy phải luôn là bình phong để họ ra đòn… có cảm giác hơn”.
 
Sự trả ơn đầy tính nhân văn
 
Tuy nhiên, điều làm võ sư Lê Hoàng Mai trăn trở đó là hiện nay số lượng người khuyết tật theo lớp đã giảm hơn trước, vì cuộc sống ngày càng khó  khăn họ phải làm nhiều hơn để mưu sinh nên không còn đến lớp. Môn võ Aikido đòi hỏi phải có phòng tập riêng, lớp học trên cao cũng hạn chế việc đi lại, anh mong rằng trong tương lai, ở những trung tâm sẽ có những hỗ trợ để tiện cho việc tập luyện của các võ sinh đặc biệt này.
 
Võ sư Lê Hoàng Mai còn được xem là người đầu tiên ứng dụng thành công mô hình đưa bộ môn Aikido dành cho trẻ từ lớp mầm, chồi, lá ở nhà trẻ. Hàng năm vào dịp hè, Lê Hoàng Mai liên kết với các công ty, trường học, KCN, KCX tổ chức khoá huấn luyện tự vệ ngắn hạn cho các bạn đoàn viên, công nhân, học sinh. 
 
Đặc biệt, anh dạy miễn phí cho các em khuyết tật, học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Số người học lên đến hàng ngàn người, trong đó có bác sỹ, kỹ sư, hiệp sỹ đường phố... Anh còn thành lập CLB từ thiện Aikido Meidokan, vào dịp lễ, tết cùng các võ sinh đi giao lưu, giúp đỡ người cơ nhỡ, trại trẻ mồ côi, học giỏi, gia đình chính sách… 
 
"Chúng tôi không chỉ xem thầy Mai là một người thầy, mà thầy còn là một người cha, người anh ngoài việc dạy võ thầy còn dạy chúng tôi cách làm người. Mỗi ngày học với thầy, chúng tôi trưởng thành hơn trong suy nghĩ và hành động của mình. Sau này khi đã vững vàng để đứng lớp, tôi cũng sẽ dạy Aikido miễn phí cho người khuyết tật, sinh viên khó khăn hay những người vì cộng đồng, đó là cách mà thầy muốn chúng tôi trả ơn thầy", một học viên trong lớp Aikido chia sẻ.
 

Công nhân vệ sinh cũng được võ sư Lê Hoàng Mai "truyền nghề". Theo anh: "Công nhân vệ sinh là những người đáng kính trọng, họ lại thường làm việc vào lúc đêm khuya, sẽ nguy hiểm nếu gặp đối  tượng xấu, đặc biệt là những công nhân nữ".
 
Dựa trên kinh nghiệm và những va chạm thực tế của cá nhân và đối tượng giảng dạy, võ sư Lê Hoàng Mai đã tự mày mò, nghiên cứu rồi soạn ra những giáo án dạy võ riêng biệt, thiết thực, phù hợp từng đối tượng để họ có hứng thú hơn trong việc tập luyện, vì theo anh việc học võ cũng như học lý thuyết trên giảng đường, khi xảy ra một cuộc xung đột, đối phương đã đưa mình vào “tầm ngấm” thì mọi chuyện khốc liệt hơn nhiều.


Cung văn hóa Lao động TP.HCM là nơi võ sư Lê Hoàng Mai truyền dạy Aikido cho chị em phụ nữ, nhằm giảm bạo lực gia đình, và chị em phụ nữ cũng tự tin hơn khi ra đường.
 
Hiện võ sư Lê Hoàng Mai đang dạy kỹ năng tự vệ cho chị em phụ nữ ở Cung văn hóa Lao động TP. HCM và lớp Aikido ở Nhà Thiếu nhi quận Phú Nhuận. Với lời nhắn nhủ: “Bất kỳ ai khó khăn cũng có thể đến lớp võ của tôi, đặc biệt là người khuyết tật, các bạn đừng nghĩ rằng mình bị khiếm  khuyết và ngồi chờ sự bố thí của xã hội, đừng bi quan trong cuộc sống, vì ai cũng có thế mạnh của mình. Trước khi nhận được một sự giúp đỡ, hãy tự mình đứng lên và phấn đấu bằng chính nghị lực của bản thân, từ đó bạn sẽ được mọi người xem trọng, nơi đây tôi sẽ dạy hoàn toàn miễn phí cho các bạn”.

Theo Trí thức trẻ

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận