Tin mới
2
Tiềm năng tỷ USD của 'bạn gái AI'
Các ứng dụng bạn gái, bạn trai ảo bằng AI được dự đoán mang về hàng tỷ USD nhờ "đem đến sự thoải mái cho người dùng vào cuối ngày"
Ảnh
iPhone 4 từng bị chê cười khi chưa ra mắt
Khi những hình ảnh đầu tiên của iPhone 4 được tiết lộ đầu năm 2010, nhiều người khẳng định đó không phải thiết kế chính thức của sản phẩm vì quá xấu.

sunwin | sunwin

Tiềm năng tỷ USD của 'bạn gái AI'

Các ứng dụng bạn gái, bạn trai ảo bằng AI được dự đoán mang về hàng tỷ USD nhờ "đem đến sự thoải mái cho người dùng vào cuối ngày"

Sau APG, đến lượt cáp quang biển AAG gặp sự cố

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2017-01-09 12:01

Một ngày sau sự cố cáp APG, đến lượt tuyến AAG gặp sự cố. Nguyên nhân và thời gian khắc phục chưa được thông báo cụ thể.

Theo thông in từ một nhà cung cấp dịch vụ Internet trong nước, cáp quang biển AAG vừa gặp sự cố trong ngày 8/1, khiến Internet Việt Nam đi quốc tế gặp ảnh hưởng. Nguyên nhân và vị trí đứt cáp vẫn chưa được xác định. 

Đây là sự cố đầu tiên của cáp AAG trong năm 2017. Năm 2016, đã có 4 lần cáp AAG đứt và bảo trì, lần lượt vào các tháng 3, 6, 8 và đầu tháng 9/2016. 

Sau APG, den luot cap quang bien AAG gap su co hinh anh 1
Cáp AAG lại gặp sự cố. Ảnh: SMC. 

Sự cố cáp AAG diễn ra chỉ một ngày sau khi thông tin tuyến cáp APG vừa khai thác đã đứt. Ngày 7/1, nguồn tin từ ISP trong nước nói với Zing.vn cho biết APG bị đứt ở gần trạm cập bờ Đà Nẵng. Tuy nhiên, do ở khoảng cách gần bờ, việc khắc phục đã diễn ra và dự kiến hoàn thành sớm.

AAG là tên viết tắt của Asia - America Gateway, hệ thống cáp quang biển dài 20.000 km, kết nối khu vực Đông Nam Á với tuyến cáp của Mỹ thông qua khu vực đảo Guam và Hawaii. Tại Việt Nam, các ISP như FPT Telecom, Viettel, VNPT, VDC, SPT đều sử dụng tuyến cáp quan trọng này để kết nối với quốc tế.

Tính đến 2016, hơn 60% Internet quốc tế của Việt Nam đều đi qua AAG. Ngoài Việt Nam, tuyến cáp quang AAG cũng rẽ nhánh vào Philippines, Brunei, Malaysia...

Trong khi đó, APG (Asia Pacific Gateway) là tuyến cáp quang biển mới được khai thác, có lưu lượng lớn nhất đang hoạt động tại khu vực châu Á, băng thông tối đa lên tới 54 Tbps. Hiện các nhà mạng đang khai thác ở mức 4 Tbps.

Tuyến cáp này có chiều dài 10.400 km, đặt ngầm dưới Thái Bình Dương, đi qua 9 quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc châu Á, bao gồm Trung Quốc, Hong Kong, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

Theo zing.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận