Tin mới
Ảnh
Bản làng tan hoang sau lũ quét
Hàng chục ngôi nhà ở xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải bị lũ quét cuốn sập, đường sá ngập đất đá, quốc lộ chia cắt

sunwin | sunwin

Cá chết la liệt trên sông Mã

Hàng loạt bè cá nuôi lồng và tôm cá tự nhiên trên sông Mã đoạn qua huyện Bá Thước chết hàng loạt, nghi do nguồn nước bị ô nhiễm
Động đất ở Tuyên Quang

Tuyên Quang xuất hiện động đất 4 độ ở vị trí nằm trên đứt gãy sông Lô, tâm chấn tại huyện Hàm Yên, độ sâu chấn tiêu khoảng 10 km

Rước đuốc tưởng niệm nghĩa sĩ chống Pháp 165 năm trước

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2023-09-01 10:09

300 học sinh rước đuốc, dâng hoa đăng tưởng niệm các anh hùng nghĩa sĩ trong cuộc chiến chống liên quân Pháp - Tây Ban Nha giai đoạn 1858-1860.

Tối 31/8, tại nghĩa trang liệt sĩ Hòa Vang, UBND quận Cẩm Lệ tổ chức lễ tưởng niệm ngày Đà Nẵng kháng Pháp nhằm tri ân công lao của danh tướng Nguyễn Tri Phương cùng các tướng lĩnh, nghĩa sĩ hy sinh trong trận đầu chống liên quân Pháp - Tây Ban Nha.


Rước đuốc, hoa đăng tưởng niệm các nghĩa sĩ tại Nghĩa trủng Hoà Vang.

Sau lễ dâng hương của lãnh đạo thành phố, Quân khu 5 và UBND quận Cẩm Lệ, 100 nam sinh trường THCS Trần Quý Cáp rước đuốc vào các phần mộ nghĩa sĩ. Theo sau là 100 nữ sinh trường THPT Hòa Vang rước hoa đăng, thắp sáng trên phần mộ. 100 học sinh trường THPT Cẩm Lệ sau đó biểu diễn hợp ca Vị quốc vong thân.

Trong diễn văn tưởng niệm, ông Nguyễn Quang Vinh, Chủ tịch UBND quận Cẩm Lệ, bày tỏ lòng biết ơn đến các tướng lĩnh, quan quân triều đình cùng nghĩa sĩ và đồng bào đã anh dũng chiến đấu, hy sinh trong cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp xâm lược 165 năm trước.

Khái quát về sự kiện này, ông Vinh nhắc lại Đà Nẵng là địa bàn chiến lược, lọt vào tầm ngắm của các thế lực xâm lược phương Tây từ giữa thế kỷ 19. Rạng sáng 1/9/1858, đại bác từ tàu chiến liên quân Pháp - Tây Ban Nha khai hỏa trên cửa biển Đà Nẵng, mở màn cuộc chiến tranh xâm lược vào Việt Nam.


Quang cảnh lễ tưởng niệm tối 31/8. Ảnh: Nguyễn Đông.

Ban đầu, quân giặc với hỏa lực áp đảo, nhanh chóng chiếm lấy các vị trí phòng thủ trọng yếu. Về phía triều Nguyễn, dưới sự chỉ huy lần lượt của các tướng Trần Hoằng, Đào Trí, Lê Đình Lý, quân và dân Việt đã kháng cự, hy sinh anh dũng.

Khi danh tướng Nguyễn Tri Phương được vua Tự Đức giao chỉ huy toàn bộ mặt trận Quảng Nam - Đà Nẵng, cục diện trận chiến đã thay đổi đáng kể. Tướng Phương chỉ đạo phòng thủ tích cực, chủ trương bao vây, ngăn chặn giặc trên sông Hàn, thực hiện vườn không nhà trống, lập phòng tuyến Liên Trì, huy động nhân dân chống giặc, tổ chức phục kích để kiềm chế, không cho đối phương tiến vào sâu nội địa, bẻ gãy ý đồ đánh nhanh thắng nhanh.

Lâm vào thế bị động, lại thêm khí hậu khắc nghiệt, quân địch đã chết vì đói, vì bệnh tật. Thực dân Pháp phải rút khỏi Đà Nẵng sau 18 tháng 22 ngày tham chiến. Đây là thắng lợi duy nhất của quân dân Việt trong buổi đầu chống thực dân Pháp xâm lược. "Vinh quang đời đời thuộc về các anh hùng nghĩa sĩ đã hy sinh thân mình vì độc lập, tự do của Tổ quốc, hạnh phúc của nhân dân", Chủ tịch UBND quận Cẩm Lệ nói.


Ông Nguyễn Văn Quảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng (đứng giữa), thắp hương tưởng niệm, tri ân các anh hùng nghĩa sĩ. Ảnh: Nguyễn Đông.

Nhiều người dân Đà Nẵng đã đến dâng hương, tri ân hơn 1.000 nghĩa sĩ quy tụ về nghĩa trang Hòa Vang. Những ngày qua, Bảo tàng Đà Nẵng đã tổ chức lễ dâng hương trước tượng danh tướng Nguyễn Tri Phương, đặt tại di tích quốc gia đặc biệt thành Điện Hải, tọa đàm khoa học "Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản liên quan đến cuộc chiến tranh Mậu Ngọ 1858-1860".

Theo vnExpress.net

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận