Tin mới
Ảnh

sunwin | sunwin

Rồng hồng ngọc lần đầu tiên xuất hiện “bằng xương bằng thịt”

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2017-01-16 09:01

Thước phim sống động đã trở thành minh chứng cho sự tồn tại của loài rồng hồng ngọc, hay còn gọi là hồng hải long.

Mới đây, rồng hồng ngọc – loài vật cực hiếm trên thế giới đã lần đầu tiên bị bắt gặp trước ống kính máy quay. Theo đó, các nhà thám hiểm cho biết đã nhìn thấy con vật này ở khu vực Recherche Archipelago, ngoài khơi bờ biển phía Nam nước Úc.


Clip: Cực hiếm: Rồng hồng ngọc lần đầu tiên xuất hiện “bằng xương bằng thịt”.

Rồng hồng ngọc là một loài họ hàng của cá ngựa, có danh pháp khoa học là Phyllopteryx dewysea, sở hữu chiều dài cơ thể khoảng 24cm, sống được dưới độ sâu ít nhất 50m. Minh chứng cho sự sống của rồng hồng ngọc – hay còn được gọi với cái tên hồng hải long đã được tìm ra vào năm 2015 bên trong một viện bảo tàng. Thế nhưng phải mãi đến 2 năm sau, loài sinh vật biển này mới lần đầu tiên xuất hiện “bằng xương bằng thịt” trong những thước phim sống động.

Cực hiếm: Rồng hồng ngọc lần đầu tiên xuất hiện “bằng xương bằng thịt”

Do việc ghi hình được thực hiện ở độ sâu hơn 164 feet (tương đương khoảng 50m), camera phải đặt chế độ thiếu sáng nên khó làm rõ màu đỏ rực của loài rồng biển hồng ngọc. Tuy nhiên, thước phim vẫn tiết lộ nhiều thông tin giá trị khác, đặc biệt là môi trường sống cực khác biệt của rồng hồng ngọc so với các loài sinh vật biển thân thích khác.

Giáo sư Greg Rouse đến từ Viện Hải dương học Scripps – đồng thời là chủ nhiệm của dự án nghiên cứu rồng biển cho biết: “Đây là lần đầu tiên rồng hồng ngọc – loài rồng biển thứ ba trên thế giới được phát hiện sự tồn tại”.

Ngoài rồng hồng ngọc, các nhà khoa học trước đó đã ghi nhận sự tồn tại của hai giống hải long khác, một loài màu xanh lá và một loài màu cam.

Rồng biển màu xanh...
Rồng biển màu xanh...

...và màu cam là hai loài hải long từng được phát hiện trước đó.
...và màu cam là hai loài hải long từng được phát hiện trước đó.

Rồng hồng ngọc với màu đỏ đặc trưng biểu thị cho môi trường sống trong vùng biển sâu đặc biệt của nó. Điều này xuất phát từ việc tại các vùng nước sâu, màu sắc càng sẫm sẽ giúp con vật có độ che phủ để ngụy trang tốt hơn.

"Vẫn còn rất nhiều khám phá mới mẻ đang chờ đợi chúng ta ở phía trước, nhất là vùng Tây Úc với môi trường sống đa dạng” – giáo sư Nerida Wilson đến từ bảo tàng Tây Úc, đồng chủ nhiệm của dự án nghiên cứu rồng biển chia sẻ.

Theo thethaovanhoa.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận