Tin mới
1
Xôn xao về bộ tộc tách biệt với thế giới xuất hiện bên bờ sông ở Peru
Một đoạn video mới được đăng tải gây xôn xao dư luận khi ghi lại cảnh bộ tộc săn bắt hái lượm Mashco Piro đang cầm giáo trên bờ sông ở vùng hẻo lánh của Peru. Đoạn video này đã dấy lên những lo ngại về việc ngôi nhà rừng nhiệt đới của họ đang bị đe dọa bởi hoạt động khai thác gỗ
2
Everest - bãi rác cao nhất thế giới
Hàng nghìn tấn rác thải đã bị bỏ lại trên ngọn núi cao nhất thế giới trong nhiều năm qua và ngày càng nhiều hơn bất chấp nỗ lực dọn dẹp từ chính phủ Nepal
Ảnh
Khai hội pháo hoa trên sông Hàn
Tối 8/6, lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng DIFF khai mạc với màn trình diễn của chủ nhà Việt Nam và đương kim vô địch Pháp.

sunwin | sunwin

Xôn xao về bộ tộc tách biệt với thế giới xuất hiện bên bờ sông ở Peru

Một đoạn video mới được đăng tải gây xôn xao dư luận khi ghi lại cảnh bộ tộc săn bắt hái lượm Mashco Piro đang cầm giáo trên bờ sông ở vùng hẻo lánh của Peru. Đoạn video này đã dấy lên những lo ngại về việc ngôi nhà rừng nhiệt đới của họ đang bị đe dọa bởi hoạt động khai thác gỗ
Everest - bãi rác cao nhất thế giới

Hàng nghìn tấn rác thải đã bị bỏ lại trên ngọn núi cao nhất thế giới trong nhiều năm qua và ngày càng nhiều hơn bất chấp nỗ lực dọn dẹp từ chính phủ Nepal

Phát hiện dấu tích ngôi đền cổ thờ Phật giáo ở Tây Nguyên

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2024-05-27 04:05

Bên trong kho thiêng (hố thiêng) được khai quật có nhiều hiện vật dâng cúng bằng kim loại, trang sức đá, thủy tinh... là dấu tích ngôi đền cổ thờ Phật giáo thế kỷ 9-13.

Thông tin được tiến sĩ Nguyễn Quốc Mạnh, Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu khảo cổ cho biết ngày 25/5, sau đợt khai quật lần hai di tích An Phú (thôn 4, xã An Phú, TP Pleiku). "Phát hiện này cho thấy đây từng là một ngôi đền thờ Phật giáo", ông Mạnh nói.

Kho thiêng với phần trung tâm nằm trong khung hình tròn và tạo dựng bằng các viên gạch xếp thành hình chữ Vạn (niên đại khoảng thế kỷ từ 9 đến 13). Bên trong có các hiện vật bằng vàng (bình kamandalu, hoa sen, các lá vàng có khắc ký tự cổ), trang sức bằng đá quý, thủy tinh... Những vật này nhằm dâng cúng cho vị thần.


Cấu trúc trung tâm hố thiêng ở khu di tích An Phú. Ảnh: Nguyễn Xuân Toản

Cấu trúc này lần đầu được biết đến khi đặt trong bối cảnh chung và so sánh với loại hình di tích kiến trúc tôn giáo thuộc các nền văn hóa cổ ở miền Trung Việt Nam (văn hóa Champa), Nam Bộ (văn hóa Óc Eo) và khu vực Đông Nam Á.

Các nhà nghiên cứu đánh giá, đây là phát hiện rất quan trọng, cung cấp nhiều thông tin mới giúp nhận diện đặc trưng tôn giáo, tính chất của di tích, niên đại và quan hệ của nó với các di tích kiến trúc đồng dạng trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung Việt Nam, Đông Nam Á và Ấn Độ.

Kết quả hai lần khai quật di tích An Phú cũng cung cấp thêm nhiều tư liệu quan trọng, cho thấy di tích An Phú có thể được xây dựng sớm hơn, từ khoảng thế kỷ 9-10 và được sử dụng kéo dài đến thế kỷ 12-13.


Di tích An Phú sau cuộc khai quật đợt hai. Ảnh: Nguyễn Xuân Toản

Di tích An Phú cách trung tâm TP Pleiku 7 km về phía Đông, được các học giả Pháp phát hiện từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20. Năm 2023, Bảo tàng tỉnh Gia Lai phối hợp Trung tâm khảo cổ học khảo sát, khai quật đợt một, phát hiện một số di vật thuộc văn hóa Champa là các tảng đá bệ thờ, đế kê bệ thờ, gạch.

Theo vnExpress.net

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận