Tin mới
2
Đàn ông Trung Quốc tìm cơ hội ở rể
Li Jiyan nuối tiếc từ chối hai chàng trai đôi mươi bởi hồ sơ họ không đủ yếu tố để tìm được nhà vợ có khối tài sản khoảng 4,4 triệu USD
4
'Idol TikTok' trong viện dưỡng lão
Hàng chục năm sau khi nghỉ hưu bà Yu Youfang, 90 tuổi, trở lại bục giảng với học sinh có độ tuổi trung bình 75 ở trung tâm dưỡng lão Jingya ở TP Thiên Tân
Ảnh

sunwin | sunwin

Đàn ông Trung Quốc tìm cơ hội ở rể

Li Jiyan nuối tiếc từ chối hai chàng trai đôi mươi bởi hồ sơ họ không đủ yếu tố để tìm được nhà vợ có khối tài sản khoảng 4,4 triệu USD
'Idol TikTok' trong viện dưỡng lão

Hàng chục năm sau khi nghỉ hưu bà Yu Youfang, 90 tuổi, trở lại bục giảng với học sinh có độ tuổi trung bình 75 ở trung tâm dưỡng lão Jingya ở TP Thiên Tân

'Phải đi cách ly mới thực sự hiểu sự vất vả của nhân viên tuyến đầu'

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2021-05-23 09:05
Không hề thiếu thốn hay bất tiện, cuộc sống trong những khu cách ly tập trung chống dịch Covid-19 vẫn đủ đầy với sự tận tình, nỗ lực của các nhân viên tuyến đầu.

“Cách ly tất nhiên không được đi đâu thì có phần bức bối. Nhưng nếu so với các nhân viên y tế, bảo vệ đang phải làm việc cật lực mỗi ngày thì mình như vậy là ngon lành lắm rồi”, Nguyễn Ngọc (25 tuổi) nói sau hơn 10 ngày sống tại khu cách ly tập trung ở quận Bình Thạnh, TP.HCM.

Trong chuyến công tác tại Hà Nội vào cuối tháng 4, Ngọc từng ghé khu vực Bệnh viện K cơ sở Tân Triều. Đầu tháng 5, cô trở về TP.HCM. Lúc này, ổ dịch tại Bệnh viện K được phát hiện. Ngọc nhanh chóng khai báo y tế và được đưa đi cách ly tập trung.

“Ở đây mọi người được bao ở, đồ ăn thì có thể nhờ người thân mang đến hoặc đặt từ bên ngoài. Tuy mọi thứ không quá mới mẻ nhưng sạch sẽ và đầy đủ. Đặc biệt nhân viên khu cách ly từ quản lý, y tế cho đến bảo vệ đều rất nhiệt tình, sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc”, Ngọc nói với Zing.

Qua cảm nhận của những người đã và đang cách ly tập trung, cuộc sống đằng sau tấm biển “khu cách ly” không hề bất tiện hay nhàm chán như lo sợ của một số người. Tại đây, từ người cách ly cho đến các nhân viên bảo vệ, y tế, tất cả đều đang nỗ lực, thể hiện tinh thần trách nhiệm, đoàn kết nhằm chung tay góp sức cho cuộc chiến chống dịch của cả nước.

cach ly tap trung anh 2
Người cách ly tập trung được lấy mẫu xét nghiệm Covid-19.

Không có giờ nghỉ

Nguyễn Ngọc cho biết khu cách ly nơi cô đang sống gồm nhiều tầng song mọi người chỉ sinh hoạt trong tầng của mình và hạn chế việc đi ra khỏi phòng cũng như tiếp xúc với những người khác.

Trung bình mỗi phòng có 6 giường nhưng chỉ gồm 2-3 người nhằm duy trì khoảng cách an toàn. Hàng ngày đều có nhân viên đến kiểm tra nhiệt độ, nhắc nhở việc đeo khẩu trang, khử khuẩn và hạn chế di chuyển.

“Vào đây rồi thì mình mới càng hiểu được nỗi vất vả của đội ngũ chống dịch tuyến đầu. Họ phải hỗ trợ từ giấy tờ, lấy mẫu, thông báo kết quả xét nghiệm cho đến mấy chuyện sinh hoạt như lấy giùm đồ ăn thức uống, thay bình nước, ga giường, quạt… Gần như không có giờ nghỉ”.

Cách ly tập trung tại Bệnh viện quận 3 từ ngày 6/5 đến ngày 17/5, Nguyễn Quốc Toàn (24 tuổi), thêm phần thấu hiểu công việc nặng nhọc của các nhân viên tại khu cách ly.

Theo Toàn, ngoài đội lấy mẫu riêng đi xe đến một số buổi sáng thì cả nhóm phụ trách hàng ngày chỉ có khoảng 3-4 người.

cach ly tap trung anh 3
Nhân viên trong khu cách ly làm việc đến 1-2h sáng.

“Những người này phụ trách việc đo nhiệt độ, nhận thức ăn từ shipper và chuyển vào cho người dân. Đây là công việc không hề dễ vì lượng thức ăn đó chẳng ít chút nào. Một số người còn phải đi rút tiền hộ, mang vác đồ đạc lỉnh kỉnh được gửi vào như quạt, mấy thùng nước, đá lạnh… suốt cả ngày”, Toàn nói.

Các nhân viên thay phiên nhau trực đêm. Nhiều hôm 1-2 giờ sáng, họ vẫn phải lục đục sắp xếp, bố trí phòng ốc cho những trường hợp mới chuyển đến.

Về không gian cách ly, Toàn cho biết mọi thứ không quá mới hay hiện đại nhưng đều được nhân viên lau dọn sạch sẽ và có thể dùng tốt.

“Trong quá trình cách ly, mọi người được cung cấp nước rửa tay, chổi quét để tự vệ sinh không gian phòng. Rác thải để ngoài sân sẽ có nhân viên y tế tới mang đi mỗi sáng. Ga giường một vài hôm nếu bẩn có thể nói nhân viên cấp cái mới”.

"Thấy thương và ngưỡng mộ lắm"

Trần Thanh Phong (29 tuổi) là tiếp viên hàng không, thường xuyên có lịch bay quốc tế. Mỗi đợt bay như vậy, anh đều phải thực hiện cách ly theo quy định dành cho người nhập cảnh. Đến hiện tại, Phong đã trải qua hai lần cách ly tập trung.

Sau khi trở về từ Macau vào đầu tháng 5, Phong được công ty hỗ trợ chi phí cách ly tại một khách sạn ở quận 3, TP.HCM và lưu lại đây 21 ngày (từ 9/5 đến 31/5). Chàng trai 29 tuổi được xếp ở trong căn phòng dành cho 2 người, có đầy đủ mọi tiện nghi từ vật dụng cá nhân đến chăn, đệm, nước rửa tay.

Để đảm bảo an toàn, Phong ở trong phòng suốt 24 giờ, chỉ ra ngoài lúc lấy mẫu xét nghiệm. Sau hai lần đi cách ly, anh cho biết bản thân đã dần quen và thấy cuộc sống trong đây rất nhẹ nhàng, thoải mái, không gò bó như nhận xét của nhiều người.

“Thời gian tiếp xúc với nhân viên y tế rất ngắn nhưng mình thấy ai cũng nhiệt tình, tận tâm với công việc. Nhìn mọi người làm việc vất vả, luôn sẵn sàng chống dịch, mình thấy thương và ngưỡng mộ họ lắm”, Phong nói.

Vì trước khi lên tàu bay, tất cả hành khách đã được kiểm tra y tế nên Phong và các đồng nghiệp cũng an tâm phần nào. Nhưng không vì thế mà anh chủ quan. Suốt những ngày ở khu cách ly, Phong vẫn nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe của bản thân, thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng dịch.

cach ly tap trung anh 4
Người dân thực hiện giãn cách, hạn chế tiếp xúc trong khu cách ly.

Ngoài ra, anh còn duy trì thói quen tập thể dục ít nhất 45 phút mỗi ngày bên cạnh xem phim, đọc sách.

Nói về việc tăng thời gian cách ly tập trung từ 14 lên 21 ngày, Phong cho rằng đây là điều nên làm. “Chắc chắn quy định này được đưa ra từ sự nghiên cứu và kết quả thống kê của chính phủ và cơ quan y tế, nên mình cứ vậy làm theo thôi. Chỉ cần dịch bệnh qua đi là được”.

Sau khi kết thúc 21 ngày, Phong sẽ tự cách ly thêm 7 ngày tại nhà. “Thiệt hại cá nhân thì cũng có nhưng miễn sao không ảnh hưởng đến cộng đồng. Góp phần chống dịch nên mình chịu khó tí không sao”, Phong nói.

Ngày 9/5, Nguyễn Đức Thịnh (sinh năm 1993, Đà Nẵng) nhận được tin mình nằm trong diện cách ly tập trung do một nhân viên trong công ty có kết quả dương tính với SARS-CoV-2.

Sau khi nghe thông báo, Thịnh vội sắp xếp công việc, quần áo, đồ dùng cá nhân để thực hiện theo yêu cầu của cơ quan.

cach ly tap trung anh 5
Thức ăn đặt từ bên ngoài được nhân viên khu cách ly chuyển đến tận phòng cho người dân.

Khi mọi việc xong xuôi, anh đăng lên trang cá nhân để thông báo cho bạn bè, người quen, những người có tiếp xúc với anh trong thời gian gần đây đến khai báo cho cơ quan y tế, cách ly tại nhà.

Xa gia đình 21 ngày, tối nào, ông bố 28 tuổi cũng video call cho vợ và con trai để vơi đi nỗi nhớ nhà. Trong thời gian cách ly, công việc của anh chuyển hoàn toàn sang hình thức trực tuyến. Theo cảm nhận của Thịnh, cuộc sống trong khu cách ly rất tốt.

“Các nhân viên y tế rất nhiệt tình, tận tâm trong công việc. Sáng nào mình cũng được đo nhiệt độ, hỏi thăm tình hình sức khỏe. Do mình đang được cách ly tại khách sạn nên điều kiện khá ổn và được sự hỗ trợ tối đa từ nơi này nên cũng không phải lo lắng gì nhiều”, Thịnh chia sẻ.

Khi được trở về nhà, anh sẽ tự cách ly thêm một tuần tại nhà, tránh tiếp xúc gần với các thành viên trong gia đình để đảm bảo sức khỏe của người xung quanh.

“Sau đợt này, mình rút ra một điều là ý thức của mỗi người quyết định đến sự thành công của việc phòng, chống dịch Covid-19. Nếu ai cũng chủ động trước các biện pháp phòng dịch là sẽ giảm thiểu sự lây lan rất nhiều”.

Theo zing.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...