Tin mới
1
Nuôi búp bê làm con
Thay vì kết hôn hay làm mẹ, nhiều phụ nữ ở Trung Quốc gia nhập cộng đồng nuôi búp bê làm con vì thấy không phiền phức và tốn kém như nuôi một đứa trẻ
Ảnh

sunwin | sunwin

Nuôi búp bê làm con

Thay vì kết hôn hay làm mẹ, nhiều phụ nữ ở Trung Quốc gia nhập cộng đồng nuôi búp bê làm con vì thấy không phiền phức và tốn kém như nuôi một đứa trẻ

Những thanh niên 'không làm nhưng muốn có ăn' ở Mỹ

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2022-08-29 05:08
Nhiều người Mỹ cho rằng các chính sách viện trợ của chính phủ đã tạo ra văn hóa lười biếng trong những năm gần đây.

Theo New York Post, tâm lý không muốn làm việc xuất phát từ các gói hỗ trợ trong đại dịch Covid-19. Ban đầu, các khoản này được đề xuất để dành cho các gia đình buộc phải đóng cửa việc kinh doanh, rơi vào trạng thái thất nghiệp.

Tuy nhiên, khi lệnh phong tỏa dần được nới lỏng, những quyền lợi cung cấp cho nhóm này vẫn giữ nguyên và chính phủ chưa có ý định thu hồi. Khoản hỗ trợ được phát ra khắp nơi đã góp phần dẫn đến tình trạng thiếu lao động lớn nhất ở xứ cờ hoa trong hơn một thế hệ.

Những người đã quen nhận tiền của chính phủ không còn hứng thú với việc đi làm. Một phân tích gần đây trên tờ Wall Street Journal cho thấy trợ cấp thất nghiệp hào phóng của Mỹ so với các nước khác đã khiến tỷ lệ tham gia lực lượng lao động thấp hơn trong bối cảnh lạm phát ngày càng tăng cao.

Theo Vivek Ramaswamy, người sáng lập và chủ tịch điều hành của Strive Asset Management, dù những nhà lãnh đạo cắt viện trợ, tốc độ quay lại công sở của người dân vẫn rất chậm. Đó là do thói quen ngừng làm việc lâu hơn khả năng chi trả của họ.

Hành vi lười biếng còn được thể hiện qua phong trào “Anti Work”, nơi quy tụ những người ủng hộ xu hướng đại từ chức. Số người tham gia nhóm này đã bùng nổ trong đại dịch, từ 180.000 thành viên vào tháng 10/2020 lên hơn 1,6 triệu trong tháng 1/2022.


Các khoản trợ cấp hào phóng của chính phủ đã góp phần tạo nên tâm lý lười biếng ở giới trẻ. Ảnh: Lifehack.

“Mọi người đăng ảnh chụp màn hình email thôi việc của họ lên diễn đàn. Nơi này cũng có những người chỉ ở lại làm việc tối thiểu nhưng vẫn nhận lương đầy đủ”, New York Post đưa tin.

Một người tham gia đã khoe khoang việc được trả 80.000 USD/năm để nghe 1-2 cuộc điện thoại. Một nhân viên công nghệ thông tin khác đã tạo ra kịch bản đơn giản để thực hiện toàn bộ công việc với mức lương 90.000 USD/năm.

Doreen Ford (30 tuổi), nhà điều hành “Anti Work” kiêm người dắt chó bán thời gian, cho biết mục tiêu của phong trào là giảm thiểu yếu tố cưỡng bức lao động bằng cách lật đổ chủ nghĩa tư bản. Nhóm của Ford còn biện minh cho hành động này là một phản ứng thích hợp đối với sự bóc lột của những nhà quản lý.

Việc ủng hộ sự lười biếng do đại dịch cũng kéo theo lời kêu gọi chính phủ xóa nợ cho sinh viên.

Không ít người kỳ vọng khoản viện trợ tạm thời sẽ trở thành vĩnh viễn. Hôm 24/8, Tổng thống Biden công bố sẽ xóa nợ 20.000 USD cho các sinh viên đã vay tiền học đại học theo chương trình hỗ trợ tài chính liên bang Pell Grant. Đồng thời trừ 10.000 USD tiền nợ cho những người không được tham gia chính sách này.

Người đứng đầu Nhà trắng cho hay gói hỗ trợ sẽ dành cho những người vay có thu nhập dưới 125.000 USD/năm hoặc các cặp vợ chồng kiếm được ít hơn 250.000 USD.

Một tổ chức tư vấn đã cảnh báo rằng động thái này có thể khiến người nộp thuế trung bình mất hơn 2.000 USD và không công bằng với những ai đã làm việc vất vả, cố gắng dành dụm để trả nợ trước đó.

Theo Zing.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận