Tin mới
1
Ôtô 5 chỗ bị tông biến dạng
Ôtô 5 chỗ bị xe tải tông ở ngã tư, đẩy đi hàng chục mét khiến 5 người trên xe gặp nạn, trong đó một người tử vong, bốn người bị thương
3
Miền Bắc bắt đầu gia tăng nắng nóng
Dự báo thời tiết ngày 25/4/2024, miền Bắc bắt đầu tăng nhiệt mạnh. Riêng Trung Bộ nắng nóng đến mức đặc biệt gay gắt, có nơi trên 39 độ. Tây Nguyên, Nam Bộ trên 37 độ
4
Lật thuyền, 4 phụ nữ mất tích
Thuyền nan chở 6 người đi đánh bắt cá trên luồng sông Chanh thì bị lật do giông lốc, 4 người mất tích, sáng 25/4
Ảnh
Bản làng tan hoang sau lũ quét
Hàng chục ngôi nhà ở xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải bị lũ quét cuốn sập, đường sá ngập đất đá, quốc lộ chia cắt

sunwin | sunwin

Lật thuyền, 4 phụ nữ mất tích

Thuyền nan chở 6 người đi đánh bắt cá trên luồng sông Chanh thì bị lật do giông lốc, 4 người mất tích, sáng 25/4
Miền Bắc bắt đầu gia tăng nắng nóng

Dự báo thời tiết ngày 25/4/2024, miền Bắc bắt đầu tăng nhiệt mạnh. Riêng Trung Bộ nắng nóng đến mức đặc biệt gay gắt, có nơi trên 39 độ. Tây Nguyên, Nam Bộ trên 37 độ
Ôtô 5 chỗ bị tông biến dạng

Ôtô 5 chỗ bị xe tải tông ở ngã tư, đẩy đi hàng chục mét khiến 5 người trên xe gặp nạn, trong đó một người tử vong, bốn người bị thương

Những 'phóng viên' đặc biệt nơi tuyến đầu chống dịch

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2021-06-21 09:06

Có mặt tại những điểm nóng về Covid-19 để thu thập thông tin, các bác sĩ, nhân viên của HCDC nhiều khi thấy mình giống phóng viên hơn cán bộ y tế.

Đến những ổ dịch của TP.HCM hơn 20 ngày qua, không khó để bắt gặp cảnh anh Nguyễn Phú Khánh (31 tuổi) đứng lẫn lộn trong dòng người mặc đồ bảo hộ xanh. Anh chạy tới, chạy lui, hỏi han đủ điều rồi mở máy tính gõ tin bài.

Anh Khánh không phải nhà báo. 15 nhân viên y tế còn lại của khoa Truyền thông - Giáo dục sức khỏe của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cũng vậy. Thế nhưng trong 4 đợt dịch vừa qua, họ đang làm thêm công việc của những người đưa tin khi xuất hiện sớm nhất ở những điểm dịch để chụp hình, quay phim, phỏng vấn, đưa tin, viết bài. Trọng trách thông tin về dịch bệnh khiến họ đối mặt với không ít áp lực.

"Chất dẫn truyền" của ngành y tế

Anh Khánh chưa bao giờ nghĩ mình là người làm báo. Nhưng công việc hàng ngày của anh lại nói lên điều ngược lại.

Nhiệm vụ chính của anh Khánh vốn là phụ trách chỉ đạo tuyến. Viết tin bài, chụp ảnh chỉ là công việc kiêm nhiệm. Nhưng mỗi khi dịch bùng phát, nghề tay trái này lại trở thành nhiệm vụ toàn thời gian.

Mình chỉ như là cầu nối trung gian giữa y tế và báo chí, giống như bộ não có nơ ron thần kinh thì mình là chất dẫn truyền thôi

Anh Nguyễn Phú Khánh, nhân viên HCDC.

Khi nhận được lệnh của lãnh đạo về một điểm nóng về Covid-19, anh lập tức đến hiện trường để chụp ảnh, quay video, đưa tin như một phóng viên “3 trong 1”. Anh đã phải học thêm rất nhiều để có thể đáp ứng được yêu cầu của công việc mới. Ngoài học hỏi từ đồng nghiệp và các khóa học kỹ năng, YouTube, Google chính là “giáo viên” của anh.

“Mình học viết tin theo cấu trúc tam giác ngược, tam giác xuôi, viết sao cho không bị đọc nửa trang mắt lim dim. Học về tiêu cự máy ảnh. Lúc nào chụp toàn cảnh, cận cảnh, học chú thích hình ảnh theo quy tắc báo chí, đối tượng nào nên che mặt. Học quay phim, viết kịch bản. Học thêm cả thiết kế nữa”, anh kể vanh vách hành trình học hỏi của mình.

Công việc này đến với anh như một cái duyên. Khi dịch mới bùng phát, Khánh nằm trong đội điều tra dịch tễ. Vì sở thích cá nhân, anh thường mang theo máy ảnh để chụp lại các khoảnh khắc và gửi về HCDC. Dần dần, anh trở thành “người đưa tin chuyên nghiệp” của HCDC và có mặt ở mọi điểm nóng.

“Mình chỉ như là cầu nối trung gian giữa y tế và báo chí, giống như bộ não có nơron thần kinh thì mình là chất dẫn truyền thôi”, anh Khánh so sánh.

dich Covid-19 bung phat tai TP.HCM anh 2
Ngoài công tác chuyên môn, anh Phú Khánh còn kiêm nhiệm việc đưa tin, viết bài, ghi hình về tình hình dịch bệnh. Ảnh: HCDC.

Cũng công tác tại khoa Truyền thông - Giáo dục sức khỏe, bác sĩ Vưu Dương Thủy Tiên (25 tuổi) nói những ngày thành phố bùng dịch, chị thấy mình giống nhà báo hơn bác sĩ. Sáu tháng làm ở HCDC cũng là quãng thời gian Thủy Tiên gắn bó với việc đưa tin, viết bài về dịch bệnh. Với Tiên, đó là trải nghiệm thú vị, nhưng cũng là áp lực khi phải đưa tin vừa nhanh, vừa chính xác.

Mỗi khi nhận thông tin về một ổ dịch mới, chị và đồng nghiệp đều đến tận nơi để ghi nhận tình hình. Đưa thông tin gì, Tiên đều phải kiểm tra 2-3 nguồn, đối chiếu số liệu chính xác rồi mới gửi tin.

“Lẽ ra lấy thông tin thôi thì gọi điện cũng được. Nhưng ở dưới cơ sở họ làm mệt lắm rồi nên muốn hỏi gì thì phải đến tận nơi, chờ sau khi người ta làm xong mới cung cấp cho mình được. Nhân tiện, mình đi ghi nhận và chụp hình thực tế luôn”, Tiên chia sẻ phương pháp làm việc của mình.

Khi được hỏi bí quyết tìm ra nhân vật hay để viết bài, bác sĩ 25 tuổi bảo cứ chăm chỉ đi hiện trường, nếu “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” thì sẽ may mắn có được câu chuyện hay, gặp được nhân vật mình tìm kiếm.

Những chuyện không phải cũng được chứng kiến

Văn phòng của Trung tâm Y tế quận 4 đi chung cổng sau với Bệnh viện quận 4. Ngày 18/6, chị Đỗ Thị Ngọc Yến (37 tuổi), Trưởng phòng Truyền thông - Giáo dục sức khỏe của Trung tâm Y tế quận 4, đến cơ quan thì thấy cổng vào bị phong tỏa. Hôm đó, Bệnh viện quận 4 phát hiện một bệnh nhân dương tính qua khám sàng lọc.

Tụi chị nhiều thứ kỹ năng mà lâu lâu mới phát hiện được nhờ Cô Vy

Chị Đỗ Thị Ngọc Yến, cán bộ Trung tâm Y tế quận 4.

Không thể đi cổng chính như mọi khi, chị Yến bèn kiếm cách trèo tường để vào văn phòng bằng đường cửa sổ.

“Đồng nghiệp thấy vậy liền bảo người ta muốn chạy ra bà vô đây làm gì”, chị Yến kể lại.

Những chị Yến nghĩ những ngày dịch bùng phát, giúp được mọi người bao nhiêu hay bấy nhiêu, không nỡ nghỉ ngày nào. Vừa làm truyền thông, chị vừa tham gia hỗ trợ các đồng nghiệp truy vết, nhập liệu...

Hơn 20 ngày cuốn theo đợt dịch thứ 4, bác sĩ Yến dần quen với công việc đưa tin, chụp ảnh, viết bài để cập nhật tình hình, khuyến cáo cho người dân. Các kênh thông tin của Trung tâm Y tế quận 4 càng nhận thêm nhiều tương tác vì người dân biết đây là trang chính thức của quận.

dich Covid-19 bung phat tai TP.HCM anh 3
Chị Đỗ Thị Ngọc Yến trong một buổi tác nghiệp cuối tháng 5. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Nhớ lại những khó khăn trong đợt dịch đầu tiên, chị Yến kể do chưa có kinh nghiệm đưa tin nhanh nhạy, gần gũi theo phong cách báo chí nên thường thụ động tiếp nhận thông tin từ các tuyến trên để truyền đạt lại. Giai đoạn đó, việc vất vả nhất là truyền đạt thông tin sớm và đầy đủ cho một nhóm dân cư đa quốc tịch.

Quận 4 dù là địa bàn nhỏ nhất TP.HCM nhưng lại là nơi tập trung nhiều chung cư, đông người nước ngoài sinh sống. Mỗi lần soạn thảo, in ấn tài liệu về một thông báo mới, chị tìm ngang kiếm dọc để nhờ người phiên dịch tài liệu theo 4 thứ tiếng: Tiếng Việt, Tiếng Anh, Tiếng Trung, Tiếng Hàn.

"Tụi chị nhiều thứ kỹ năng mà lâu lâu mới phát hiện được nhờ Cô Vy", chị Yến cười và tự nhận mình giống phóng viên, góp nhặt từng chi tiết, hình ảnh để kể lại những câu chuyện mà không phải ai có cơ hội chứng kiến.

"Dịch tiếng Việt ra tiếng Việt"

Là đầu mối cung cấp thông tin dịch bệnh trên toàn thành phố, HCDC trở thành bộ lọc thông tin của nhiều đơn vị. Đây là áp lực rất lớn.

Quan trọng là đưa sự thật theo góc nhìn nào để có ích cho xã hội

Anh Nguyễn Phú Khánh, nhân viên y tế HCDC

Trong quá trình tác nghiệp, anh Nguyễn Phú Khánh không ít lần anh đứng trước lựa chọn về việc đưa thông tin nào và đưa theo hướng nào.

Số ca bệnh tại TP.HCM liên tục tăng, rải khắp 22/22 địa bàn. Anh Khánh phân tích nếu cung cấp quá nhiều thông tin về các ca bệnh có thể khiến người dân hoang mang, lo lắng và đổ tới bệnh viện, cơ sở y tế để xét nghiệm, dẫn đến tình trạng quá tải.

“Khi đưa thông tin, một nửa sự thật thì không phải là sự thật. Nhưng quan trọng là đưa sự thật đó theo góc nhìn nào để có ích cho xã hội”, anh Khánh nêu quan điểm.

Thay vì đưa quá nhiều thông tin ca bệnh, ổ dịch, HCDC tập trung hơn vào các tin tức về xét nghiệm diện rộng, lấy mẫu cộng đồng và tiêm chủng để không khiến người dân hoang mang, cảm giác “đâu đâu cũng là dịch”. Đồng thời, Khánh và các đồng nghiệp cũng tìm kiếm những câu chuyện hay, hình ảnh cảm động về sự cống hiến của các nhân viên y tế để người dân có thể đồng hành, chia sẻ.

dich Covid-19 bung phat tai TP.HCM anh 4
Phòng thu của HCDC được sử dụng để ghi hình tọa đàm và các thông điệp khuyến cáo cho người dân. Ảnh: HCDC.

Là người tổ chức thông tin, thạc sĩ Đinh Thị Hải Yến, Phó trưởng khoa Truyền thông - Giáo dục sức khỏe, chia sẻ từ khi dịch bệnh bùng phát, các cán bộ luôn nỗ lực để đưa thông tin dịch bệnh và các khuyến cáo với người dân một cách gần gũi, dễ tiếp cận. Do đó, HCDC tận dụng đa dạng các loại hình truyền thông nhằm lan tỏa tới phổ độc giả rộng nhất có thể.

"Tụi mình chưa bao giờ nghĩ mình là nhà báo hay phóng viên. Khoa luôn tâm niệm công việc của mình là 'dịch tiếng Việt ra tiếng Việt'. Truyền tải thông điệp y khoa đơn giản mà dễ hiểu, có lẽ vì vậy mà có những điểm chung với người làm báo", bác sĩ Yến chia sẻ.

Chị kể áp lực lớn nhất của HCDC khi truyền thông trong dịch bệnh là thông tin phải rất chính xác. Khi số ca nhiễm tại TP.HCM ngày càng nhiều, chị luôn yêu cầu nhân viên phải xử lý thông tin từ các đơn vị tuyến dưới chuyển lên sao cho chính xác nhất. Áp lực thứ hai là thời gian khi cả lãnh đạo và báo chí đều mong mỏi HCDC cung cấp thông tin đúng dòng chảy thời sự, trong thời gian sớm nhất.

Muốn chính xác thì phải chậm chút

BS Đinh Thị Hải Yến, cán bộ HCDC.

Đứng trước hai áp lực này, bác sĩ Yến thừa nhận HCDC đã không ít lần sai sót.

“Muốn chính xác thì nó phải chậm chút. Nhanh mà sai thì rất mệt. Mình cũng có nhiều bài học, dù chưa lớn, chỉ nhỏ nhỏ về các con số nhưng đều có tác động nhất định đến xã hội, đòi hỏi phải cẩn trọng hơn”, chị chia sẻ.

Bác sĩ Yến nêu ví dụ khi HCDC nhận thông tin của các trường hợp test nhanh dương tính thì sẽ không xử lý tin tức ngay mà sẽ chờ cho đến khi có xét nghiệm khẳng định, điều tra, truy vết. Khi đó, HCDC mới tổng hợp kết quả rồi thông tin cho báo chí.

HCDC cũng có quan điểm rõ ràng với việc công bố lịch trình di chuyển của bệnh nhân. Bác sĩ Yến cho biết với các điểm nguy cơ, ngành y tế sẽ có thông báo tìm người để người dân phối hợp. Còn nếu đó là điểm đã khoanh vùng, xử lý xong và gom hết các F thì HCDC sẽ không công bố vì “không giúp ích gì”.

“Khi mình chạy nhanh quá, đôi khi mình thắng không kịp thì sẽ té. Đặc biệt với thông tin mang tính chất dịch bệnh thì mỗi người kỹ chút, thông tin đến người dân chính xác thì sẽ giúp ích cho cộng đồng hơn”, bác sĩ Yến chia sẻ.

Chuyện dở khóc dở cười của người trực hotline

Không chỉ làm “phóng viên”, các cán bộ truyền thông của HCDC còn là tổng đài viên trực hotline. Bác sĩ Thủy Tiên chia sẻ ngoài lúc làm tin bài, chị liên tục phải trả lời hàng trăm tin nhắn của fanpage HCDC và các cuộc gọi hotline mỗi ngày.

Mỗi giai đoạn dịch, người dân lại có thắc mắc khác nhau, ví dụ như đi từ tỉnh khác về TP.HCM hoặc ngược lại có phải cách ly không, nơi xét nghiệm Covid-19, xử trí khi có yếu tố, triệu chứng dịch tễ. Ngoài những câu hỏi liên quan đến y tế, các y bác sĩ còn phải giải đáp cả những tình huống dở khóc dở cười.

“Có lần một số người đang nhậu, rồi họ cá với nhau điều gì đó và gọi điện đến HCDC để nhờ cán bộ phân xử. Hay có trường hợp mắc kẹt ở sân bay vì cán bộ sân bay cho rằng người này thuộc nhóm đối tượng phải cách ly, họ cũng gọi điện cho HCDC để nhờ giải thích với sân bay”, anh Nguyễn Phú Khánh kể.

Theo zing.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...