Tin mới
2
Tiềm năng tỷ USD của 'bạn gái AI'
Các ứng dụng bạn gái, bạn trai ảo bằng AI được dự đoán mang về hàng tỷ USD nhờ "đem đến sự thoải mái cho người dùng vào cuối ngày"
Ảnh
iPhone 4 từng bị chê cười khi chưa ra mắt
Khi những hình ảnh đầu tiên của iPhone 4 được tiết lộ đầu năm 2010, nhiều người khẳng định đó không phải thiết kế chính thức của sản phẩm vì quá xấu.

sunwin | sunwin

Tiềm năng tỷ USD của 'bạn gái AI'

Các ứng dụng bạn gái, bạn trai ảo bằng AI được dự đoán mang về hàng tỷ USD nhờ "đem đến sự thoải mái cho người dùng vào cuối ngày"

Những người cuối cùng níu kéo đĩa mềm

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2023-03-08 01:03

Một số ngành công nghiệp như thêu thùa hay hàng không vẫn sử dụng đĩa mềm, phương tiện lưu trữ lạc hậu tưởng chừng như đã "tuyệt chủng" này.

Khi Mark Necaise có việc phải dùng đến 4 chiếc Floppy disk (đĩa mềm) cuối cùng tại một cuộc đua ngựa ở Mississippi hồi tháng 2 vừa qua, nỗi lo trong anh ngày càng lớn dần.

Necaise đi xem các buổi đua ngựa trên khắp tiểu bang, trong vai trò người thêu hình thêu thủ công trên áo khoác và áo vest.

“Những người chiến thắng sẽ nhận được một chiếc áo khoác. Trên chiếc áo ấy, chúng tôi sẽ ghi tên trang trại, tên con ngựa hoặc bất cứ thứ gì lên đó”, Necaise nói.


Floppy disk (đĩa mềm) từng là phương tiện lưu trữ phổ biến nhất trong những thập niên 1980 và 1990 tại Mỹ. Ảnh: Adobe

Nguyên liệu cho những máy có tuổi thọ cao

5năm trước, Necaise đã trả 18.000 USD để mua một chiếc máy thêu đã qua sử dụng và được sản xuất từ năm 2004 hiệu Tajima, công ty hàng đầu thế giới Nhật Bản chuyên về máy thêu.

Tuy nhiên, cách duy nhất để chuyển các thiết kế từ máy tính của anh sang máy thêu là thông qua đĩa mềm.

“Chúng tôi bắt đầu với 8 đĩa, nhưng 4 trong số đó ngừng hoạt động và điều đó khiến tôi rất lo lắng. Tôi đã thử định dạng lại chúng để mong có thể hoạt động bình thường, nhưng vẫn không được. Tôi lo rằng mình sẽ không thể tiếp tục công việc thêu thùa nữa”, Necaise lo lắng.


Ngày nay rất khó tìm nơi mua thêm đĩa mềm. Ảnh: Pikist

Thời điểm chiếc máy thêu Tajima của Necaise mới được bán ra, đĩa mềm vẫn đang được sản xuất hàng loạt và đặc biệt phổ biến ở Nhật Bản.

Trước thời đại của CD và DVD, sản phẩm này từng “thống trị” thị trường máy tính những thập niên 1980 và 1990 tại Mỹ.

Thiết bị lưu trữ này sau đó đã bị "khai tử" ở phần lớn các các quốc gia và thay bằng các giải pháp lưu trữ hiệu quả hơn. Theo thống kê, phải cần 20.000 đĩa mềm mới tương đương một thẻ nhớ 32 GB.

Trong khi người dùng tại nhiều quốc gia chuyển sang sử dụng những phương tiện lưu trữ mới hơn, cho đến tận năm 2022, nhiều cơ quan hành chính tại Nhật vẫn dùng đĩa mềm để lưu và trao đổi dữ liệu.

Sony, một trong những nhà sản xuất ổ đĩa 3,5 inch đầu tiên, cuối cùng đã dừng bán đĩa mềm từ năm 2010. Mặc dù vậy, có một sự thật rằng các máy móc dựa vào đĩa mềm, từ máy thêu đến khuôn nhựa, thiết bị y tế cho đến máy bay vẫn tồn tại cho đến ngày nay.

Tuy nhiên, điều đáng lo là nguồn cung đĩa mềm đang cạn dần và một ngày nào đó sẽ cạn kiệt khi không còn ai sản xuất nó nữa.

“Cá nhân tôi nghĩ rằng đĩa mềm nên chết. Đó là một phương tiện lưu trữ độc hại vì về cơ bản, đĩa mềm là rác thải nhựa. Nó thực sự là thứ không nên tồn tại nữa”, nhà văn kiêm nhà làm phim Florian Cramer nói.


Mẫu đĩa mềm dung lượng 21 MB do Hitachi sản xuất, được giới thiệu vào năm 1991. Ảnh: Engadget Japan

Hầu hết công ty vẫn đang sử dụng đĩa mềm là những doanh nghiệp nhỏ hoặc có lợi nhuận eo hẹp, những người đơn giản là chưa bao giờ nâng cấp hệ thống hoặc việc đó là quá tốn kém với họ.

Davit Niazashvili, giám đốc bảo trì tại Geosky, một hãng hàng không chở hàng có trụ sở tại Tbilisi, Georgia vẫn sử dụng đĩa mềm cho những bản cập nhật quan trọng trên hai chiếc Boeing 747-200 đã 36 tuổi, ban đầu được giao cho hãng British Airways từ năm 1987.

“Khi một bản cập nhật được nhà sản xuất phát hành, chúng tôi cần tải nó xuống hai đĩa mềm 3,5 inch. Chúng tôi phải nhờ những nguồn bên ngoài do không còn máy tính nào hiện còn tích hợp ổ đĩa mềm. Sau đó, chúng tôi mang đĩa lên máy bay để cập nhật hệ thống quản lý chuyến bay. Toàn bộ quy trình này mất khoảng một giờ”, Niazashvili kể lại chi tiết quá trình cập nhật lạc hậu.

Các bản cập nhật chứa dữ liệu cần thiết, chẳng hạn như những thay đổi đối với đường băng và thiết bị hỗ trợ điều hướng, được phát hành mỗi 28 ngày một lần. Lịch trình này được cố định trên toàn cầu và đã được thiết lập cho đến năm 2029.

“Ngày nay rất khó kiếm được đĩa mềm. Chúng tôi chỉ còn cách mua chúng từ Amazon. Đĩa mềm rất nhạy cảm và dễ hư, nên cùng lắm là mỗi chiếc dùng được khoảng 3 lần rồi vứt đi. Nhưng chúng tôi phải làm điều đó và không vấn đề gì cả. Miễn là đĩa mềm vẫn còn thì chúng tôi vẫn hài lòng với nó”, Niazashvili nói.

Tom Persky, nhà sáng lập floppydisk.com, tự xưng là "người cuối cùng còn lại trong ngành kinh doanh đĩa mềm”, cho rằng nhiều khách hàng của ông là các công ty lớn.

Persky dường như đã chứng minh rằng đĩa mềm không bị tuyệt chủng và thiết bị này vẫn phục vụ một số mục đích cụ thể, ngay cả khi nó là phương tiện lưu trữ kém lý tưởng và quá mỏng manh.


Một số hãng hàng không vẫn dùng đĩa mềm để nâng cấp phần mềm trên máy bay. Ảnh: Aerospace Village

Năm 2016, Văn phòng Kế toán Chính phủ Mỹ (GAO) xác nhận Bộ Quốc phòng nước này vẫn dùng đĩa mềm trong một hệ thống hạt nhân quốc gia.

Theo ông Persky, đối với ngành hàng không, vấn đề liên quan đến thời gian sản xuất máy bay.

"Những năm 1990, hàng trăm nghìn máy móc công nghiệp được chế tạo có tích hợp đĩa mềm. Nhiều máy bay hoặc hệ thống vận hành được sản xuất ở giai đoạn này, khi đĩa mềm là thiết bị lưu trữ phổ biến. Bạn không thể thiết kế một chiếc máy bay với tuổi thọ ngắn", Persky giải thích.

Những phương án thay thế

Sau sự cố ở giải đua ngựa, Necaise cuối cùng đã quyết định nâng cấp hệ thống của mình. Thợ may này không mua một chiếc máy hoàn toàn mới, mà chỉ đơn giản là dùng một trình giả lập đĩa mềm sang USB.

Các thiết bị này có giá khoảng 275 USD mỗi chiếc, thay thế ổ đĩa mềm bằng một cổng USB đơn giản và được một số công ty tùy chỉnh thêm.


Một thiết bị giả lập đĩa mềm sang kết nối qua cổng USB. Ảnh: PLR

“Những doanh nghiệp trong lĩnh vực thêu và máy CNC (các công cụ công nghiệp vận hành bằng máy tính để cắt vật liệu như kim loại hoặc gỗ) thường là những người mua lớn nhất của chúng tôi", Joshua Paschal, nhà sáng lập của PLR Electronics, một công ty có trụ sở tại Texas chuyên bán các thiết bị giả lập này cho biết.

Cụ thể, PLR tạo ra một số mô hình cơ bản có thể được cấu hình để hoạt động trên gần 600 máy. Danh sách những thiết bị được hỗ trợ chuyển đổi bao gồm khung dệt, bảng điều khiển ánh sáng sân khấu, máy in bảng mạch, các loại máy công nghiệp, ổ đĩa mềm máy tính của các hãng như Sony, Panasonic và NEC cũng như hàng tá máy thêu và máy CNC.

Hầu hết thiết bị này đều có giá lên tới hàng nghìn USD. Một số thậm chí vẫn còn khá mới, vì vậy chủ sở hữu sẽ muốn giữ chúng hoạt động càng lâu càng tốt.

“Rất nhiều thiết bị này chưa bao giờ được nâng cấp lên USB ngay cả khi phương tiện này đã chiếm ưu thế trên mọi lĩnh vực. Họ vẫn mắc kẹt với ổ đĩa mềm, đặc biệt là máy thêu. Đó là một cơ hội lớn trên thị trường để nâng cấp những thiết bị này”, nhà sáng lập PLR giải thích.

Ngoài ra, có một số trường hợp khách hàng tìm đến với PLR để nâng cấp không chỉ vì không thể tìm thấy đĩa mềm mà còn vì không thể có ổ đĩa thay thế.

“Khi chúng tôi bắt đầu bán những thiết bị này từ cách đây 12 năm, ổ đĩa mềm ngày càng khó tìm. Tôi không dám thể tưởng tượng nổi hoàn cảnh bây giờ", Paschal cho biết mặc dù doanh số công ty có phần giảm sút nhưng vẫn bán được từ 2.000 đến 3.000 thiết bị giả lập mỗi năm.


Tom Persky tự gọi mình là "người cuối cùng trong ngành kinh doanh đĩa mềm". Ảnh: Great Big Story

Persky cho biết tuổi thọ của một số máy công nghiệp dùng đĩa mềm có thể từ 30 đến 40 năm. Nhiều máy trong số này chỉ mới 20 tuổi, vì vậy rất khó để đĩa mềm có thể bị khai tử trong sớm muộn.

Persky cũng tiết lộ mình bán khoảng 1.000 đĩa mỗi ngày, hầu hết là đĩa dạng 3,5 inch. Trong số này có nhiều đĩa hoàn toàn mới từ một nhà kho ở California đang trữ đến hàng trăm nghìn chiếc.

Loại thông dụng và được bán chạy nhất hiện nay vẫn là đĩa mềm loại 3,5 inch, với giá 1 USD/chiếc. Nhà sáng lập này tiết lộ 20 hoặc 25 năm trước, ông có thể mua cả một thùng đĩa như thế này với giá chỉ 0,07 USD mỗi chiếc.

Persky không có ý định chờ đợi thời khắc khai tử của đĩa mềm. Ông đã 73 tuổi và thừa nhận sẽ chỉ làm công việc này thêm 5 năm nữa.

Ông cũng không nghĩ có ai đủ “dại” để tiếp quản công ty này. “Tôi đang ở cách sân bay 80 km, trên một chiếc máy bay đã hết xăng. Công việc của tôi là hạ cánh chiếc máy bay này”, Persky nói.

Theo zing.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận