Tin mới
Ảnh
Bản làng tan hoang sau lũ quét
Hàng chục ngôi nhà ở xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải bị lũ quét cuốn sập, đường sá ngập đất đá, quốc lộ chia cắt

sunwin | sunwin

Những nghi vấn cần làm rõ trong vụ hàng trăm cột điện gãy

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2020-10-02 09:10
Các chuyên gia kiến nghị thành lập hội đồng khoa học để làm rõ trách nhiệm của chủ đầu tư và đơn vị liên quan việc thẩm định, giám sát, thi công cột điện gãy ở miền Trung.

Liên quan việc hàng trăm cột điện gãy trong bão số 5, nhiều chuyên gia cho rằng Công ty Điện lực Thừa Thiên - Huế có thể đã bỏ qua quy trình thẩm định hồ sơ thiết kế, giám sát thi công.

Còn các đại biểu HĐND tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết tại kỳ họp tới, Thường trực HĐND tỉnh sẽ nêu vấn đề này và đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành và đơn vị liên quan tìm hướng khắc phục.

Thiếu giám sát?

Ông Hoàng Mai Sơn, Giám đốc Công ty TNHH Xây lắp sản xuất thương mại và điện cơ SDC, cho biết đơn vị là một trong 5 doanh nghiệp trúng thầu cung ứng cột cho Công ty Điện lực Thừa Thiên - Huế. Việc đấu thầu diễn ra công khai, đúng quy định.

Theo chủ doanh nghiệp, trong hồ sơ dự thầu, SDC không nộp bản vẽ thiết kế cho chủ đầu tư. "Mỗi doanh nghiệp có một bản thiết kế riêng, đây là bí mật doanh nghiệp. Chủ đầu tư không yêu cầu hồ sơ này nên chúng tôi không nộp", ông Sơn nói.

Hang tram cot dien o Thua Thien - Hue bi gay anh 1
Một cột điện ở TP Huế bị gãy. Ảnh: Đoàn Nguyên.

Đại diện một đơn vị sản xuất cột điện khác cung cấp sản phẩm cho Điện lực Thiên - Huế cũng cho biết chủ đầu tư chưa bao giờ đến giám sát việc sản xuất của doanh nghiệp.

"Chúng tôi làm cột điện đảm bảo chất lượng thì họ mua. Nếu công ty làm cột điện không đảm bảo chất lượng thì sẽ trượt thầu. Không ai giám sát chúng tôi sản xuất cả", đại diện nhà sản xuất thẳng thắn thừa nhận.

Trực tiếp tham gia kiểm định, kỹ sư Thái Văn Anh (giám định viên của Incosaf tại Đà Nẵng) cho biết việc sản xuất cột điện phải qua nhiều bước. Đầu tiên, doanh nghiệp phải có bản thiết kế phù hợp nhất để tham gia đấu thầu cung ứng sản phẩm. Sau đó, nhà sản xuất nhập vật tư đầu vào, gồm cát, xi măng, sắt thép, phụ gia...

Tất cả vật liệu phải được lựa chọn đúng tiêu chuẩn chất lượng. Nhà sản xuất phải tuân thủ các quy định của tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5847:2016. Theo quy định, trong quá trình sản xuất, chủ đầu tư và các đơn vị liên quan phải giám sát. Sau khi sản xuất xong cột điện thì các đơn vị liên quan sẽ nghiệm thu kỹ thuật, kết cấu... theo quy định.

Một kỹ sư đang tham gia dự án điện ở miền Tây cũng nói rằng tất cả dự án, công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách, vốn vay, vốn tài trợ... đều phải tuân thủ Luật Xây dựng 2014, Luật Đấu thầu 2013, Luật Chất lượng sản phẩm hàng hoá 2007 và được quản lý thực hiện theo Nghị định số 46 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo vệ công trình xây dựng.

"Các công trình trên phải có hồ sơ thiết kế, dự toán và được chủ đầu tư hoặc đơn vị quản lý nguồn vốn phê duyệt", kỹ sư thông tin.

Hang tram cot dien o Thua Thien - Hue bi gay anh 2
Nhân viên điện lực khắc phục sự cố. Ảnh: Đoàn Nguyên.

Phân tích sâu hơn, vị chuyên gia này cho biết các hạng mục trong công trình phải được thể hiện bằng hồ sơ thiết kế (bảng tính kết cấu, kiến trúc, dự toán) phù hợp với tiêu chuẩn xây dựng ban hành. Đối với những cấu kiện thành phẩm, bán thành phẩm, trước khi sản xuất phải có hồ sơ thiết kế thể hiện rõ ràng và đầy đủ căn cứ pháp lý.

"Hồ sơ này phải được chủ đầu tư kiểm chứng thực tế và chấp thuận bằng văn bản rồi mới đưa vào sử dụng. Đối với trụ điện sử dụng cho công trình điện Quốc gia được xếp vào công trình đặc biệt quan trọng nên phải được theo dõi và kiểm tra kỹ từng khâu", kỹ sư nói.

Với kinh nghiệm gần 20 năm làm việc trong lĩnh vực xây dựng bê tông, cốt thép và tham gia giám sát các công trình điện, giám đốc một công ty xây dựng ở Thừa Thiên - Huế cũng nói khi trúng thầu và sản xuất đại trà cột điện, bắt buộc nhà sản xuất phải đệ trình hồ sơ thiết kế và được chủ đầu tư chấp thuận bằng văn bản.

Từ những phân tích trên, các chuyên gia này cho rằng có thể chủ đầu tư (Tổng công ty Điện lực miền Trung, Công ty Điện lực Thừa Thiên - Huế) bỏ qua quy trình quan trọng là không thẩm định hồ sơ thiết kế, giám sát thi công cột điện đối với nhà sản xuất.

Ai chịu trách nhiệm?

Ông Dương Kim Ái, Giám đốc chi nhánh Incosaf, cho biết việc 272 cột điện ở Thừa Thiên - Huế bị gãy liên quan đến nhiều yếu tố như thiết kế, chất lượng sản phẩm, thi công, bảo dưỡng... Trong tất cả quy trình trên thì Incosaf chỉ tham gia ở khâu kiểm định những chỉ tiêu mà nhà sản xuất yêu cầu (thể hiện trong hợp đồng kinh tế).

Đơn vị này không tham gia giám sát, thiết kế, thi công nên chỉ chịu trách nhiệm những vấn đề được yêu cầu kiểm định. Theo ông Ái, chủ đầu tư phải có trách nhiệm trong việc thẩm định hồ sơ thiết kế, giám sát sản xuất, thi công...

Hang tram cot dien o Thua Thien - Hue bi gay anh 3
Nhân viên dùng cành cây gia cố cột điện. Ảnh: Đoàn Nguyên.

Nói với Zing, ông Nguyễn Thanh Sơn (Phó ban chuyên trách Ban Pháp chế, HĐND tỉnh Thừa Thiên - Huế) cho biết cơ quan này chỉ giám sát các công trình đầu tư công bằng ngân sách của địa phương được HĐND thông qua. "Về nguyên tắc, đại biểu HĐND có quyền giám sát theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, chúng tôi không đủ sức để theo dõi các lĩnh vực do Trung ương đầu tư trên địa bàn”, ông Sơn nói.

Về việc hàng trăm cột điện gãy trong bão số 5, ông Sơn cho biết lãnh đạo tỉnh đã yêu cầu các đơn vị liên quan kiểm tra, ngành điện lực cũng có báo cáo bằng văn bản.

Vị này cho rằng nên thành lập hội đồng chuyên gia để đánh giá nguyên nhân cột điện gãy hàng loạt. "Nếu có chất vấn về vấn đề này thì cũng phải đến kỳ họp HĐND tỉnh cuối năm để ngành điện giải thích thêm cho người dân hiểu. Cần thiết thì UBND tỉnh sẽ chỉ đạo cơ quan thanh tra vào cuộc", ông Sơn nói.

Còn ông Lưu Đức Hoàn (Chánh văn phòng, kiêm Phó ban Kinh tế - Ngân sách, HĐND tỉnh) cho biết tại kỳ họp tới, Thường trực HĐND tỉnh sẽ họp và nêu vấn đề này ra nghị trường, đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành và đơn vị liên quan tìm hướng khắc phục. "Điều quan trọng là phải làm rõ chất lượng cột điện, trách nhiệm thuộc về ai", ông Hoàn cho hay.

Ngày 1/10, Zing đã nhiều lần liên hệ ông Nguyễn Đại Phúc, Phó giám đốc Công ty Điện lực Thừa Thiên - Huế, để làm rõ vấn đề nhưng chưa nhận được phản hồi.

Theo báo cáo của Tổng công ty Điện lực miền Trung, 616 cột điện gãy, đổ và nghiêng khi bão số 5 đổ bộ vào các tỉnh miền Trung. Riêng tại Thừa Thiên - Huế, 272 cột điện bị gãy.

Theo zing.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...