Tin mới
1
Nuôi búp bê làm con
Thay vì kết hôn hay làm mẹ, nhiều phụ nữ ở Trung Quốc gia nhập cộng đồng nuôi búp bê làm con vì thấy không phiền phức và tốn kém như nuôi một đứa trẻ
Ảnh

sunwin | sunwin

Nuôi búp bê làm con

Thay vì kết hôn hay làm mẹ, nhiều phụ nữ ở Trung Quốc gia nhập cộng đồng nuôi búp bê làm con vì thấy không phiền phức và tốn kém như nuôi một đứa trẻ

Những dòng chữ đầy cảm xúc trên bức tường bên ngoài phòng mổ bệnh viện

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2019-09-11 11:09
Những dòng chữ dù đẹp, dù xấu, dù nhỏ, dù to cũng đều để nói lên tâm tư của những người cha, người mẹ hay người con gửi gắm tới người thân đang nằm trong phòng.

Với các bậc cha mẹ, sinh con ra, được nhìn thấy con khỏe mạnh, lớn lên từng ngày chính là một niềm hạnh phúc không thể nào đong đếm và diễn tả bằng lời. Tuy nhiên, với những ai có con bị bệnh, thì niềm hạnh phúc ấy được thay thế bằng sự lo lắng, mong mỏi cho từng ngày cho con mau khỏi bệnh.

Sự lo âu của những người ngồi cầu thang bệnh viện 

Tại Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E Hà Nội, sự lo âu của các bậc làm cha, làm mẹ lại càng được thể hiện rõ hơn nữa. Nơi hành lang bệnh viện, không khó để bắt gặp hình ảnh người tấp nập chạy qua chạy lại để hoàn thiện thủ tục, hồ sơ cho người thân nhập viện, người lại ngồi thẫn thờ ở một góc như đang cầu nguyện gì đó.

Cũng tại Trung tâm Tim mạch của Bệnh viện, có một góc vô cùng đặc biệt ở cầu thang tầng 2 và tầng 3, phía bên ngoài phòng mổ và khoa Hồi sức tích cực. Với người thân của các bệnh nhân đang nằm ở bệnh viện, nơi này gần như đã trở thành một nơi trọ của họ. Khu vực cầu thang này lúc nào cũng có cả chục người nằm, ngồi thẫn thờ ngóng chờ thông tin của người thân đang được bác sĩ cứu chữa ở bên trong. Cứ hễ có tiếng lạch cạch phát ra từ cửa phòng mổ, hàng loạt người nằm dài ở cầu thang liền ngồi bật dậy, hướng ánh nhìn về phía bên trong để chờ nghe tin người thân của mình.

 
Khu vực cầu thang đặc biệt của Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E Hà Nội
Khu vực cầu thang đặc biệt của Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E Hà Nội

Người nhà bệnh nhân với khuôn mặt lo âu, thấp thỏm chờ người thân bên trong phòng mổ 
Người nhà bệnh nhân với khuôn mặt lo âu, thấp thỏm chờ người thân bên trong phòng mổ 

"Người nhà bệnh nhân T. đâu! Ca mổ thành công, bệnh nhân được chuyển xuống khoa Hồi sức tích cực rồi nhé", tiếng của một bác sĩ nói lớn lên thông báo tới người nhà bệnh nhân, rồi lại quay trở vào đóng sập cửa lại.

Cùng lúc đó, một người đàn ông tên T. vội vàng chạy đến tầng 2, cố nhòm qua ô cửa kính nhưng vẫn chẳng thấy người thân đâu. Hóa ra, theo quy định của bệnh viện thì tới 6h chiều cùng ngày người nhà mới được vào thăm bệnh nhân, mà mỗi lần gặp chỉ được vài phút để tránh cho bệnh nhân bị nhiễm khuẩn sau mổ.

 
Với nhiều người, khu vực cầu thang này chẳng khác gì "nhà trọ" của họ 
Với nhiều người, khu vực cầu thang này chẳng khác gì "nhà trọ" của họ 

Với nhiều người, khu vực cầu thang tầng 2 và 3 như một nơi quen thuộc với họ. Có những người thậm chí đã có mặt và ở đây suốt 2 tháng trời. Khi được hỏi, họ cho biết dù bệnh viện có phòng lưu trú, họ cũng có đủ khả năng để thuê phòng bên ngoài, nhưng nghĩ tới người thân đang "chiến đấu" với bệnh tật từng giây phút thì họ lại chẳng muốn đi đâu khác.

Mặc dù không có bất cứ một quy định nào về vấn đề vệ sinh, tuy nhiên khu vực cầu thang này luôn được mọi người giữ gìn rất sạch sẽ. Mọi người luôn tự giác để giày dép ở dưới trước khi bước lên tầng 2, tầng 3, nơi mà có những người thân bệnh nhân đang ngồi, nằm la liệt. 

Bức tường đặc biệt của Trung tâm Tim mạch 

Một điều đặc biệt thu hút ánh nhìn của mọi người mỗi khi bước tới khu vực cầu thang này của Trung tâm Tim mạch chính là bức tường với loang lổ, ngang dọc nhưng dấu chữ viết tay, chất chứa đầy những tâm tư, ước nguyện của người nhà dành cho người thân của mình.

Có những dòng chữ được viết một cách vô cùng nắn nót, cẩn thận như một sự cầu thị. Cũng có những dòng chữ được viết vội, nguệch ngoạc với những nội dung khác nhau. Những dòng chữ dù đẹp, dù xấu, dù nhỏ, dù to cũng đều để nói lên tâm tư của những người cha, người mẹ hay người con gửi gắm tới người thân đang nằm trong phòng bệnh. Tất cả mọi người đều hy vọng ca mổ sẽ thành công, ước mong cho người thân của mình nhanh khỏe lại để trở về cùng gia đình.

 
Những dòng chữ được viết chằng chịt trên bức tường trắng
Những dòng chữ được viết chằng chịt trên bức tường trắng

 
Dòng tâm sự của các bậc cha mẹ cầu mong con mình khỏe mạnh
Dòng tâm sự của các bậc cha mẹ cầu mong con mình khỏe mạnh

"Minh Quân cố gắng lên con nhé, bố mẹ biết con mạnh mẽ lắm, cố gắng lên con để về chơi với anh Huy, anh ấy đang chờ con ở nhà. Bố mẹ tin ở con, con sẽ làm được mà".

"Vậy là 4 lần mẹ phải ở đây để chờ con rồi Linh Chi ơi".

"Nghĩa à! Cố lên con trai, bố mẹ luôn mong con khỏe mạnh để gia đình mình được đoàn tụ với nhau. Bố mẹ đặt hết mọi hy vọng ở con đấy, giá như bố mẹ có thể giúp con gánh một phần nào đó bệnh tật thì tốt quá. Bố mẹ yêu con nhiều lắm",... là những dòng tâm sự được các bậc cha mẹ gửi gắm lại nơi bức tường bệnh viện.

 
Lần thứ tư nhìn con được đưa vào phòng mổ, điều mà người mẹ này vẫn luôn hi vọng chính là con mình sẽ mau chóng khỏi bệnh
Lần thứ tư nhìn con được đưa vào phòng mổ, điều mà người mẹ này vẫn luôn hi vọng chính là con mình sẽ mau chóng khỏi bệnh

 
Lời động viên cho con, hay chính là lời tự cổ vũ tinh thần của những người cha, người mẹ 
Lời động viên cho con, hay chính là lời tự cổ vũ tinh thần của những người cha, người mẹ 

Theo Bác sĩ Đoàn Thị Hoài Thu, Khoa Tim mạch trẻ em, Bệnh viện E, mỗi ca mổ tim rất khó xác định được thời gian ca mổ kết thúc, do vậy trong thời gian chờ đợi người nhà thường rất lo lắng, sốt ruột chờ đợi. Có thể, cùng một dị tật, một bệnh nhưng mỗi người có những nguy cơ, rủi ro trong quá trình phẫu thuật khác nhau. Có những ca mổ có thể kéo dài từ sáng đến đêm vẫn chưa xong.

Những dòng chữ đầy cảm xúc trên bức tường bên ngoài phòng mổ bệnh viện

Những dòng chữ đầy cảm xúc trên bức tường bên ngoài phòng mổ bệnh viện

 
Những dòng chữ nắn nót có, nguệch ngoạc có, nhưng đều có điểm chung là sự mong ước những người thân của mình sẽ nhanh chóng khỏi bệnh
Những dòng chữ nắn nót có, nguệch ngoạc có, nhưng đều có điểm chung là sự mong ước những người thân của mình sẽ nhanh chóng khỏi bệnh

Những dòng chữ đầy cảm xúc trên bức tường bên ngoài phòng mổ bệnh viện

 
Bức tường ngày càng dày thêm bởi những dòng chữ, cũng là những mong ước nhỏ bé của các bậc làm cha, làm mẹ, mong con mình nhanh được khỏi bệnh 
Bức tường ngày càng dày thêm bởi những dòng chữ, cũng là những mong ước nhỏ bé của các bậc làm cha, làm mẹ, mong con mình nhanh được khỏi bệnh 

Ngồi chờ người thân đang chiến đấu giành giật sự sống với Tử thần từng giây một ở bên trong phòng mổ, những người bên ngoài chỉ còn biết tựa đầu vào bức tường lạnh ngắt, cầu nguyện mọi điều tốt đẹp sẽ tới, mong cho người thân của mình được bình an, khỏe mạnh.

Cứ thế, những dòng chữ được viết vội trên khoảng tường trắng ngày càng dày lên theo năm tháng, với đủ những câu chuyện, những mảnh đời khác nhau. Bức tường ấy được ví von như một cuốn "sổ nhật ký", lưu lại biết bao tâm tư, tình cảm của người nhà bệnh nhân, mong ước cho tất cả đều được khỏe mạnh, mau chóng trở về đoàn tụ cùng gia đình.

Theo yan.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận