Tin mới
2
Đàn ông Trung Quốc tìm cơ hội ở rể
Li Jiyan nuối tiếc từ chối hai chàng trai đôi mươi bởi hồ sơ họ không đủ yếu tố để tìm được nhà vợ có khối tài sản khoảng 4,4 triệu USD
4
'Idol TikTok' trong viện dưỡng lão
Hàng chục năm sau khi nghỉ hưu bà Yu Youfang, 90 tuổi, trở lại bục giảng với học sinh có độ tuổi trung bình 75 ở trung tâm dưỡng lão Jingya ở TP Thiên Tân
Ảnh

sunwin | sunwin

Đàn ông Trung Quốc tìm cơ hội ở rể

Li Jiyan nuối tiếc từ chối hai chàng trai đôi mươi bởi hồ sơ họ không đủ yếu tố để tìm được nhà vợ có khối tài sản khoảng 4,4 triệu USD
'Idol TikTok' trong viện dưỡng lão

Hàng chục năm sau khi nghỉ hưu bà Yu Youfang, 90 tuổi, trở lại bục giảng với học sinh có độ tuổi trung bình 75 ở trung tâm dưỡng lão Jingya ở TP Thiên Tân

Những chàng trai khuyết 
tật không đầu hàng số phận

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2015-05-24 04:05

Hàng trăm chiếc xe ba bánh được sản xuất ra cung cấp cho những người khuyết tật khắp miền Bắc. Làm ra những chiếc xe đó là 4 anh em khuyết tật.

Sau khi xuất ngũ trở về, ông Diêm Trọng Thách (ở khu Khả Lễ 2, phường Võ Cường, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh) kết hôn với người con gái cùng làng Nguyễn Thị Ý. Ông và người thân trong gia đình chào đón bốn người con: Tiến, Toàn, Thắng, Thịnh bụ bẫm lần lượt chào đời.

Nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang, khi mà không hiểu sao đến độ tuổi 12 - 13 lần lượt chân tay mỗi anh em đều bị teo đi, hai má dần hóp lại. Bệnh viện Nhi T.Ư, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) đưa ra kết quả chẩn đoán khiến vợ chồng ông đau đớn: Cả bốn người con đều nhiễm chất độc dioxin.

Từ đó trở đi, bốn anh em không thể giúp được gì cho cha mẹ, mọi việc sinh hoạt cũng cần sự giúp đỡ của gia đình. Mặc dù rất hiếu học nhưng vì sức khỏe và hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn nên hai người con cả chỉ theo học đến lớp 5, còn hai người sau học đến lớp 9.

Những chàng trai 
tật nguyền không đầu hàng số phận
Chế tạo xe ba bánh cho người khuyết tật. Ảnh: Tuổi Trẻ.

Với mong muốn giúp các con có phương tiện đi lại dễ dàng hơn trong sinh hoạt hằng ngày, vợ chồng ông Thách đã gửi tiền vào Trà Vinh nhờ mua chiếc xe ba bánh với giá 5,5 triệu đồng. Từ ngày có chiếc xe ba bánh, mấy anh em trở nên mạnh dạn hơn.

Năm 2004, qua sự giới thiệu của bạn bè, ông Thách gửi mấy người con trai vào trường Kỹ nghệ 1 ở Sơn Tây nhưng bị từ chối. Do tình trạng sức khỏe không đủ tiêu chuẩn, chỉ còn 1% khả năng lao động và chưa có bằng THPT, vì vậy trường từ chối không nhận vào học.

Việc này khiến anh em họ Diêm vô cùng thất vọng và phải mất một thời gian rất lâu họ mới lấy lại được tinh thần.

Không đi học nghề, không có việc làm, mấy anh em chỉ quanh quẩn ở nhà. Chiếc xe điện ba bánh mà cha mua cho đi được một thời gian thì bộc lộ một số khuyết điểm và hỏng. Thắng  bàn với anh em trong nhà tự chế chiếc xe ba bánh mới từ chiếc xe máy cũ.

Ý tưởng mạo hiểm này của mấy anh em bị cả gia đình phản đối. Dẫu bị cản ngăn, bốn anh em vẫn cứ bắt tay vào làm.

Điều khó khăn nhất với bốn anh em không phải là vấn đề sức khỏe mà là không có nghề, không am hiểu kỹ thuật. Nhờ sự trợ giúp của một bác làm cơ khí trong làng, mấy anh em học được cách hàn cơ bản rồi tự mày mò, tìm hiểu kỹ thuật.

Cuối cùng mất gần một năm ròng, bốn anh em cũng tự chế được cho mình chiếc xe ba bánh chạy bằng xăng như ý. Thắng và Thịnh chạy thử nghiệm từ nhà lên Lạng Sơn, Móng Cái và quay ngược về trên đoạn đường 1.000km.

Chiếc xe chạy rất tốt, khắc phục được nhược điểm của chiếc xe cha mua cho, mấy anh em bắt đầu có ý định mở xưởng, xin giấy phép kinh doanh. 

Nhờ công việc này mà họ nuôi sống được mình, gia đình, được thấy mình có đóng góp cho xã hội. Sau nhiều năm phấn đấu, bây giờ tại xưởng của gia đình đang sản xuất hai loại xe ba bánh là xe yên bè và xe yên liền với hai dạng chạy bằng xăng và chạy bằng điện.

Không chỉ dừng lại ở đó, mấy anh  em còn lập hẳn một website để giới thiệu và bán xe ba bánh cho người khuyết tật với tên miền là xebabanh.vn. Anh Diêm Trọng Thịnh chia sẻ: “Mỗi tháng cơ sở chúng tôi sản xuất được 3 - 5 chiếc xe ba bánh chạy bằng xăng và 2 - 3 chiếc xe ba bánh chạy bằng điện”.

Còn anh Diêm Trọng Thắng nói: “Chúng tôi cảm thấy rất tự hào vì công việc này đã giúp chúng tôi tìm thấy niềm tin từ cuộc sống, giảm mặc cảm với mọi người xung quanh”.

Theo Tuổi trẻ

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận