Tin mới
Ảnh
Ca sĩ có thẻ đen quyền lực
Theo SCMP, để sở hữu thẻ đen nhiều đặc quyền, các ngôi sao Kpop phải có trong tay khối tài sản khoảng 16 triệu USD, chi tiêu trung bình 120.000 USD/năm.

sunwin | sunwin

Nhạc sĩ Quốc Trung: Còn rất xa để nhạc Việt tấn công thị trường Mỹ

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2023-05-10 09:05

Nhạc sĩ Quốc Trung cho biết Mỹ tiến là mục tiêu khó khăn và cần thời gian dài chuẩn bị, phát triển từ không chỉ một cá nhân mà toàn bộ thị trường âm nhạc Việt.

Trong cuộc họp báo giới thiệu Lễ hội âm nhạc Gió mùa - Monsoon Music Festival, nhạc sĩ Quốc Trung chia sẻ năm nay anh mời tới biểu diễn các nghệ sĩ, nhóm nhạc trẻ ở cả Việt Nam lẫn thế giới. Giới thiệu những nhân tố mới, tài năng và luôn nỗ lực là một trong những mục đích của anh khi làm giám đốc chương trình.

Quốc Trung giải thích thị trường nhạc Việt còn quá nhiều hạn chế và rào cản. Do đó, anh muốn tạo sân chơi cho các nghệ sĩ trẻ, đồng thời tạo ra lễ hội âm nhạc thường niên và tầm cỡ khu vực.

Rào cản khiến nghệ sĩ trẻ loay hoay

Theo nhạc sĩ Quốc Trung, mô hình biểu diễn của Việt Nam gần đây đã có sự thay đổi khá nhiều. Tuy nhiên, cả đơn vị tổ chức và khán giả vẫn quá quen thuộc với việc tới xem một chương trình ca nhạc tổng hợp gồm những ca sĩ đã nổi tiếng. Đây là mô hình phổ biến nhất và rất ít nhà tổ chức thay đổi việc đó. Họ chọn hướng đi an toàn thay vì tạo nên sân chơi cá tính. Do đó, cơ hội để nghệ sĩ, nhóm nhạc trẻ biểu diễn, thể hiện bản thân gần như không có.

Nhạc sĩ nhấn mạnh việc đó cần thay đổi. Những nước phát triển dành sự ưu tiên cho các nhóm nhạc và nghệ sĩ trẻ. Bởi không có sự ưu tiên, rất khó để xây dựng ngôi sao từ những tài năng mới. Giám đốc chương trình chỉ ra các thị trường âm nhạc lớn như Anh, Mỹ, Pháp… có rất nhiều mô hình biểu diễn khác nhau. Từ đó, họ tạo cho khán giả thói quen tìm đến gương mặt mới trong khi Vpop vẫn còn khá an toàn.

Cùng thời điểm, câu chuyện Mỹ tiến cũng rất được công chúng và giới chuyên môn quan tâm. Xuất phát từ tuyên bố muốn đưa âm nhạc Việt ra thế giới, đặc biệt qua dự án Making My Way, Sơn Tùng đặt ra nhiều câu hỏi, hoài nghi và cả những hy vọng.

Được hỏi về vấn đề này, nhạc sĩ Quốc Trung cho rằng tham vọng đưa nhạc Việt đến khán giả quốc tế là tích cực, đáng ghi nhận. Bản thân nhà sản xuất cũng luôn mong muốn đưa nghệ sĩ quốc tế tới Việt Nam biểu diễn thông qua Monsoon để có sự giao lưu, học hỏi. Tuy nhiên, vẫn phải nhìn nhận thực tế, để Mỹ tiến, nghệ sĩ Việt cần hành trình rất dài với sự chuẩn bị kỹ lưỡng.

"Để tiến ra thị trường âm nhạc mới và đứng hàng đầu thế giới như Âu Mỹ, không đơn giản bạn chỉ có khát vọng hay đặt ra một kế hoạch. Chúng ta đã có nhiều nghệ sĩ tham vọng đưa âm nhạc Việt Nam ra nước ngoài. Bản thân tôi và ca sĩ Thanh Lam cũng vậy. Nhưng tôi hiểu khoảng cách về trình độ giữa các thị trường vẫn còn xa và bên cạnh đó là nhiều yếu tố khác đòi hỏi sự cố gắng từ không chỉ một cá nhân", nhạc sĩ chỉ ra.

Anh lấy ví dụ từ Kpop - thị trường âm nhạc nổi tiếng rất lâu nhưng gần đây mới thâm nhập thành công Âu Mỹ. Việc đó cho thấy, thành công khó có thể đến từ một cá nhân mà cần sự nỗ lực của tập thể, các tập đoàn lớn, sự hậu thuẫn của Chính phủ.

“Còn rất xa để chúng ta phát triển tại thị trường âm nhạc tiên tiến hàng đầu. Nghệ sĩ của chúng ta ít khi biểu diễn hoàn toàn bằng tiếng Anh. Do đó, không có lý do gì để các thị trường lớn tìm tới nghệ sĩ của chúng ta, đặc biệt ở các sự kiện bán vé. Với Lễ hội âm nhạc Gió mùa, chúng tôi mời về nhiều ban nhạc từ Campuchia, Thái Lan… Nhưng các bạn thử đặt câu hỏi đã có ban nhạc nào của nước ta biểu diễn ở những nước kể trên chưa. Nhu cầu của khán giả các nước kể trên với nghệ sĩ mình là chưa có. Họ đang ‘xâm chiếm’ thị trường của chúng ta chứ không phải ngược lại”, nhạc sĩ nhấn mạnh.

Do đó, để tiến tới thị trường khác, Vpop cần sự phát triển bền vững, chuẩn bị trong khoảng thời gian tương đối dài của rất nhiều người và ở tầm vĩ mô chứ không phải dễ dàng thành công ngay lập tức.

“Khi tiếp xúc với các bạn trẻ, tôi nhận thấy điều đáng lo là các bạn thậm chí không có khát vọng đi ra thị trường quốc tế. Bởi họ không biết bắt đầu từ đâu, liên hệ với ai, chuẩn bị gì. Việc xâm nhập thị trường âm nhạc bình thường đã khó khăn chứ chưa nói tới Mỹ, Anh. Nghệ sĩ ở các nước lân cận như Thái Lan, Singapore có thị trường vượt lên chúng ta nhiều năm mà còn chưa làm được”, nhà sản xuất nhận định.

Nhạc sĩ cho biết các nước lớn như Hàn Quốc, Anh… đều có chính sách hỗ trợ, chẳng hạn tài trợ vé máy bay cho nghệ sĩ nước họ tới Việt Nam tham dự Monsoon. Do đó, nghệ sĩ nước ta gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát triển ra thế giới.

Không thể chủ quan sau thành công của một bài hát

Khi được hỏi thành công của See tình (Hoàng Thùy Linh) liệu có phải tín hiệu tích cực của nhạc Việt trên thị trường quốc tế, nhạc sĩ Quốc Trung chia sẻ: “Thời thế giới phẳng, tôi nghĩ chúng ta có nhiều cơ hội để tạo ra những bất ngờ trong âm nhạc. Nhưng trong nền công nghiệp âm nhạc như vậy, không thể chỉ qua một thành công, chúng ta đã ảo tưởng. Có thể đó là tiền đề nhưng để đánh giá nghệ sĩ Việt có đủ tài năng, sức hút với khán giả quốc tế hay không, chúng ta cần nhìn nhận cẩn thận nếu không muốn rơi vào ảo tưởng. Những người làm trong ngành công nghiệp âm nhạc chuyên nghiệp sẽ hiểu khoảng cách đó còn rất xa”.


See tình của Hoàng Thùy Linh thời gian qua gây sốt tại nhiều quốc gia.

Hiện tại, Vpop có lợi thế từ các nền tảng âm nhạc. Nhưng nhạc sĩ cho rằng nền tảng video ngắn như TikTok thuộc tập đoàn đa quốc gia. Do đó, họ có những kỹ thuật để khoanh vùng ảnh hưởng tới người nghe và gia tăng kinh doanh theo từng khu vực. Ở đất nước A, video có thể có hàng triệu lượt xem, nhưng tới nơi khác, thành tích không được như vậy. Qua đó, nhạc sĩ nhấn mạnh, các nền tảng đang khai thác thị trường của chúng ta chứ không phải đem âm nhạc Vpop đến với thị trường khác.

Còn các nền tảng nhạc số rất tích cực, tạo ra thế giới phẳng để chúng ta có thể nghe nhạc ở khắp nơi trên thế giới. Nhưng điều đó đồng thời tạo ra sự cạnh tranh rất lớn. Các bạn phải khác biệt, độc đáo để được khán giả biết tới.

Theo nhạc sĩ, trước tiên, để phát triển nhạc Việt, cả giới sản xuất lẫn khán giả đều cần có sự thay đổi. Sự thay đổi trước tiên là về thói quen nghe nhạc. Giám đốc chương trình cho rằng âm nhạc cần sự đa dạng. Các nghệ sĩ, nhà sản xuất cứ mạnh dạn thử thách bản thân với những thể nghiệm mới.

Những thể nghiệm đó hôm nay không thành công và có thể không bao giờ thành công. Nhưng nó có đóng góp lớn trong âm nhạc và luôn tạo cảm hứng cho nghệ sĩ phát triển. Nếu không có sự thể nghiệm và thiếu tính đa dạng, âm nhạc Việt sẽ mãi dừng lại ở những đêm nhạc tổng hợp với vài chục nghệ sĩ lên hát 2, 3 bài quen thuộc rồi xuống.

Nhạc sĩ cũng hy vọng từ khán giả sự đón nhận với bất kỳ thể loại nhạc nào. Nhà sản xuất nói: “Ở các nước phát triển, khán giả không phản ứng gay gắt với những thể nghiệm âm nhạc đôi khi hơi kỳ dị của nghệ sĩ. Có thể các bạn không thích nhưng chúng ta không phản ứng một cách sỗ sàng, vùi dập. Sự vùi dập khiến nghệ sĩ chùn bước. Đời sống hiện tại có rất nhiều bạn nghệ sĩ trẻ dám thể hiện cá tính riêng và tôi cảm thấy đó là điều thú vị”.

Theo zing.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận