Tin mới
Ảnh
Ca sĩ có thẻ đen quyền lực
Theo SCMP, để sở hữu thẻ đen nhiều đặc quyền, các ngôi sao Kpop phải có trong tay khối tài sản khoảng 16 triệu USD, chi tiêu trung bình 120.000 USD/năm.

sunwin | sunwin

Nguy cơ của ca sĩ ảo

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2023-03-19 03:03

Ở Nhật Bản, Trung Quốc hay Hàn Quốc, các ca sĩ ảo có lượng khán giả lớn, được săn đón thời gian đầu. Tuy nhiên, họ vẫn đối diện nguy cơ lụi tàn vì nhiều bất cập.

Tại Việt Nam, Ann - nữ ca sĩ ảo đầu tiên - vừa được ra mắt với MV riêng một cách bài bản. Sự xuất hiện của thần tượng ảo này gây tranh cãi cho khán giả, bởi đây là mô hình khá mới lạ đối với đa số người Việt.

Trong khi đó, ở Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và các nước phát triển nền công nghiệp giải trí, mô hình này đã hoạt động từ lâu và được đón nhận thời gian đầu. Sau đó, thần tượng ảo khó tồn tại vì hiệu quả không cao.

Nở rộ thời gian đầu

Ca sĩ ảo được ra đời dưới cơ chế kết hợp giữa công nghệ AI và âm thanh thật. Nó phát triển mạnh mẽ, thu hút nhiều sự quan tâm từ khi ra mắt. Ở các quốc gia châu Á, ca sĩ ảo nổi tiếng, được săn đón như thần tượng thực thụ trong thời gian đầu.

Tại Trung Quốc, Luo Tianyi (Lạc Thiên Y) được debut năm 2012 dựa trên công cụ tổng hợp giọng nói Vocaloid 3, sản xuất bởi công ty Yamaha. Đến nay, cô được xem là một trong những ca sĩ ảo thành công nhất thị trường.

Với dáng vẻ của thiếu nữ 15 tuổi dịu dàng, tóc dài màu bạc và đôi mắt xanh lục đặc trưng, thần tượng ảo khiến khán giả mê mẩn. Thậm chí, tính cách của ca sĩ ảo cũng được trình lập một cách chỉn chu, tạo câu chuyện hoàn cảnh, gia thế như thật.


Ca sĩ ảo Lạc Thiên Y.

Lạc Thiên Y từng "làm mưa làm gió" từ khi ra mắt khán giả. Theo Zhuanlan, buổi hòa nhạc của cô vào năm 2017 từng bán sạch lô vé SVIP đầu tiên với giá 1.280 NDT (khoảng hơn 4,3 triệu đồng) mỗi vé.

Ca sĩ ảo này cũng được phủ sóng, xuất hiện trên TV, nhận hợp đồng quảng cáo, thường biểu diễn trước hàng chục nghìn người. Cô là ca sĩ ảo đầu tiên kết hợp với nghệ sĩ thật trong concert của Lang Lang năm 2019. Sau sức hút của Lạc Thiên Y, nhiều ca sĩ ảo khác đã ra đời tại Trung Quốc.

Theo báo cáo nghiên cứu ngành thần tượng ảo Trung Quốc năm 2022 do iResearch phát hành, quy mô thị trường duy trì tốc độ tăng trưởng cao. Trong 4 năm liên tiếp (từ 2019 đến 2022), ca sĩ ảo đóng góp nguồn thu khá tốt, phục vụ nhu cầu giải trí của nhiều gia đình, đặc biệt ở thời kỳ dịch bệnh.

Tại Nhật Bản, Hatsune Miku là ca sĩ ảo nổi tiếng nhất. Ra mắt vào năm 2007, cô ghi dấu ấn không chỉ trong nước mà còn "xuất ngoại". Trả lời Wochi Kochi, người sáng lập Hatsune Miku cho biết ca sĩ ảo đã nhận về loạt lời mời biểu diễn tại nhiều nơi trên thế giới.

Năm 2011, buổi hòa nhạc quốc tế đầu tiên của Hatsune Miku được tổ chức tại Nhà hát Nokia, Los Angeles, Mỹ, thuộc khuôn khổ Anime Expo 2011. Vé show được bán sạch trong vòng hai tuần, thậm chí phải bổ sung thêm ghế, tổng 5.000 chỗ ngồi được lấp đầy.

Theo Wayback Machine, doanh thu đĩa đơn ban đầu của Hatsune Miku cao đến mức Crypton không thể theo kịp nhu cầu. Trong 12 ngày, đã có 30.000 bản được bán ra, đây là con số không tưởng đối với ca sĩ ảo.

Ở thị trường Hàn Quốc, ca sĩ ảo Adam ra mắt năm 1988. Theo MK News, vào thời điểm đó, album đầu tay của cô với ca khúc chủ đề Love not in this world đã bán được 200.000 bản.


Mô hình ca sĩ ảo được áp dụng phổ biến ở các nước châu Á.

Gần đây, tại đất nước này, nữ nghệ sĩ ảo Rosy cũng được debut. MK News đưa tin từ khi chào sân, Rosy đã nhận về nhiều sự ủng hộ. Trong danh sách top tác phẩm và diễn viên đáng xem năm 2022, do tạp chí điện ảnh Cine 21 thực hiện dành cho 62 người trong ngành giải trí Hàn Quốc, Rosy có tên.

Nguy cơ nhanh tàn

Tuy là một hình thức mới lạ, mang lại những trải nghiệm độc đáo cho khán giả, mô hình ca sĩ ảo cũng bị đánh giá sẽ nhanh chóng lụi tàn. Bởi nó không có tính khả thi về đường dài, còn nhiều bất cập.

Dù các nhà sáng lập đã cố gắng kết hợp các âm thanh thật, sống động để giọng của ca sĩ ảo chân thật nhất có thể, các thần tượng này vẫn không thể đáp ứng tính cảm xúc trong âm nhạc. Và với nhiều khán giả, cảm xúc là yếu tố tiên quyết tạo nên sự thành công và chỗ đứng lâu bền cho ca sĩ.

Theo trang Naver, nhóm nhạc ảo MAVE, được tạo bởi Netmarble và Kako Entertainment, khi mới ra mắt đã nhận nhiều chỉ trích bởi những “hạt sạn". Vì là công nghệ ảo, MAVE bị đánh giá xử lý đồ hoạ vụng về, chuyển động không tự nhiên, làm người xem tụt cảm xúc.

Nhà phê bình âm nhạc Cha Woo-jin chỉ ra: “Âm nhạc hiện tại không chỉ là tạo ra một bài hát nổi tiếng mà còn là cảm xúc. Sự chân thật từ phần nghe lẫn phần nhìn, nếu muốn công nghệ AI đáp ứng được mọi thứ giống một idol thật, thì cần phải tạo ra hướng đi và cấu trúc mới".

Ngoài ra, điểm yếu khiến ca sĩ ảo khó phát triển là việc trình diễn, giao lưu một cách sống động. Với văn hóa thần tượng hiện nay, các khán giả thích gặp nghệ sĩ, được giao lưu, trò chuyện cùng họ hơn. Trong khi, điều này là hạn chế lớn của các ca sĩ ảo.

Được đón nhận thời gian đầu, mang về thu nhập cao cho công ty quản lý, song hầu hết ca sĩ ảo được cho là khó đi đường dài. Trong thời đại ca sĩ trình diễn phổ biến và được săn đón, thần tượng ảo tuy có nhiều ưu điểm vẫn nằm ngoài dòng chảy âm nhạc và cơ chế thị trường.

Theo zing.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận