Tin mới
3
Dòng người nhích từng bước ở chợ Viềng
Dòng người ùn ùn đổ về chợ Viềng ở Nam Định lúc nửa đêm để mua bán, lễ lạt cầu tài lộc trong năm mới khiến mọi ngả đường dẫn vào khu vực này đều tắc kín.
4
Chào xuân Giáp Thìn
Bước sang năm Giáp Thìn 2024, khi pháo hoa vụt sáng trên bầu trời, biển người ở các đô thị lớn reo hò, chúc cho đất nước phồn thịnh, mọi người ấm no, hạnh phúc
Ảnh
​Chào năm mới 2024
Biển người đổ về các khu vực trung tâm ở Hà Nội, Huế, TP HCM, Cần Thơ... đón thời khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới, với mong ước đất nước ngày càng hưng thịnh.
Băng bao phủ đỉnh Fansipan
Nhiệt độ ngoài trời xuống âm 3 độ C, đỉnh núi Fansipan cao 3.143 m so với mực nước biển được băng phủ trắng xóa.

sunwin | sunwin

Dòng người nhích từng bước ở chợ Viềng

Dòng người ùn ùn đổ về chợ Viềng ở Nam Định lúc nửa đêm để mua bán, lễ lạt cầu tài lộc trong năm mới khiến mọi ngả đường dẫn vào khu vực này đều tắc kín.

Nguồn gốc ngày Thất Tịch, tục ăn chè đậu đỏ

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2020-08-26 10:08
Lễ Thất Tịch gắn liền với truyền thuyết Ngưu Lang - Chức Nữ. Vào ngày này, các đôi uyên ương thường đến chùa cầu mong cho tình duyên bền lâu.
ngay that tich anh 1
TS Trần Long (Giảng viên khoa Văn hóa học, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TP.HCM) cho biết các tài liệu về phong tục dân gian, văn hóa Việt Nam không nhắc đến lễ Thất Tịch. Đây là ngày lễ có nguồn gốc từ Trung Quốc, gắn liền với câu chuyện Ngưu Lang - Chức Nữ. Tương truyền rằng, Ngưu Lang là chàng chăn trâu nghèo, thiện lương nhận được tình cảm của nàng tiên dệt vải Chức Nữ, con gái út của Ngọc Hoàng. Hai người kết duyên vợ chồng.
ngay that tich anh 2
Trải qua những năm tháng hạnh phúc, Chức Nữ trở về thiên đình theo lệnh của Ngọc Đế. Ngưu Lang đau khổ đuổi theo, nhưng bị chặn lại bởi con sông Thiên Hà, ranh giới giữa hai cõi phàm tiên. Thế rồi Ngưu Lang nhất định ở đó chờ đợi, mãi không chịu rời đi. Từ đó, bên cạnh sông Thiên Hà có thêm một vì sao, mọi người gọi đó là sao Ngưu Lang. Vương Mẫu vì cảm thương tấm chân tình, đã đồng ý cho họ mỗi năm vào ngày Thất Tịch (7 tháng 7 âm lịch) được gặp nhau một lần. Ảnh: Pinterest.
ngay that tich anh 3
Ở Trung Quốc, lễ Thất Tịch còn có tên gọi khác là ngày Khất Xảo Tiết, ngày Thất Thư Đản, ngày Xảo Tịch. Theo đó, vào đêm mùng 7 tháng 7 âm lịch, những người phụ nữ thường cầu nguyện để có đôi bàn tay khéo léo. Các cô gái trưng bày vật dụng tự tay làm ra để xin sớm tìm được đức lang quân. Ảnh: Milanpham.
ngay that tich anh 4
Ở Việt Nam, lễ Thất Tịch hay còn gọi là ngày “ông Ngâu, bà Ngâu”. Các đôi yêu nhau thường đến chùa làm lễ và cầu mong cho tình duyên bền vững, son sắt. Vào ngày này trời thường mưa, người ta gọi là mưa ngâu, mưa là nước mắt của Ngưu Lang và Chức Nữ khi gặp nhau. Nếu trời không mưa, các đôi thường cùng nhau ngắm sao Ngưu Lang - Chức Nữ và thề hẹn. Ảnh: Pinterest.
ngay that tich anh 5
Cũng trong dịp này, nhiều bạn trẻ còn độc thân thường ăn chè đậu đỏ để sớm tìm được ý trung nhân. Với người đã có đôi có cặp sẽ bên nhau mãi mãi. Theo TS Trần Long, việc rủ nhau ăn đậu đỏ vào ngày Thất Tịch có thể giải thích ở hai lý do. Thứ nhất, màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn, những điều tốt đẹp. Thứ hai, chọn đậu đỏ vì đây là loại đậu có tính ấm, phù hợp với tiết trời mưa ngâu, lạnh giá.
ngay that tich anh 6
Ở Nhật Bản, ngày Thất Tịch được gọi là lễ Tanabata. Vào ngày này, người Nhật viết mong ước của mình vào những mảnh giấy nhiều màu sắc rồi treo lên cành trúc trước cửa nhà để cầu khấn mùa màng bội thu. Ngoài ra, nhiều bạn trẻ tới đền thờ để cầu nguyện, mong tìm được ý trung nhân. Ảnh: Pixta.
ngay that tich anh 7
Ngày Thất Tịch của Hàn Quốc còn được gọi là lễ ChilseokVào ngày này, người dân xứ sở kim chi sẽ tắm dưới nước mưa để cầu mong sức khỏe tốt. Ảnh: Pixta.

Theo zing.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...