Tin mới
3
Miền Bắc có mưa giông, Trung Bộ nắng nóng 'đổ lửa'
Dự báo thời tiết ngày 22/4/2024, miền Bắc ngày nắng, riêng khu Tây Bắc có nắng nóng; chiều tối mưa giông. Trung Bộ có nắng nóng đến đặc biệt gay gắt, Tây Nguyên và Nam Bộ cường độ nắng nóng giảm hơn
Ảnh
Bản làng tan hoang sau lũ quét
Hàng chục ngôi nhà ở xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải bị lũ quét cuốn sập, đường sá ngập đất đá, quốc lộ chia cắt

sunwin | sunwin

Miền Bắc có mưa giông, Trung Bộ nắng nóng 'đổ lửa'

Dự báo thời tiết ngày 22/4/2024, miền Bắc ngày nắng, riêng khu Tây Bắc có nắng nóng; chiều tối mưa giông. Trung Bộ có nắng nóng đến đặc biệt gay gắt, Tây Nguyên và Nam Bộ cường độ nắng nóng giảm hơn

Người TP.HCM chi tiền triệu vào kit test Covid-19

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2022-03-09 09:03
Chị Lan Vy bỏ ra hàng triệu đồng mua sẵn hộp kit test để tự kiểm tra tại nhà mỗi ngày "cho chắc". Còn Bảo Duy chi gần 3 triệu mua kit test lẻ khi liên tục tiếp xúc với F0.

"Đỉnh điểm trong một ngày, tôi tự test nhanh Covid-19 3 lần, trung bình mỗi tháng tôi test 9-12 lần. Tiền mua kit test đến nay đã hơn 3,5 triệu đồng", chị Lê Thanh Lan Vy (26 tuổi, nhân viên văn phòng, ngụ quận Bình Thạnh, TP.HCM) chia sẻ.

Chị Vy không phải là người duy nhất rơi vào tình trạng tốn bạc triệu để mua kit test. Với tâm lý lo lắng, nhiều người sử dụng kit test hàng ngày chỉ để chắc chắn mình không mắc bệnh. Thậm chí, có những gia đình đông người đã chi gần chục triệu đồng để mua kit test từ đầu đợt dịch Covid-19.

Đau mũi vì test liên tục trong một tháng

Vy thừa nhận bản thân có thói quen tự test tại nhà mỗi ngày "cho chắc" khi tiếp xúc với nhiều người. Sau đợt giãn cách của đợt dịch thứ 4, trung bình mỗi tuần, chị test 5-7 lần. Sau nhiều lần mua bộ test lẻ (150.000 đồng/kit), Vy chọn mua hộp 25 kit với giá 3 triệu đồng.

"Tôi chỉ gặp F1 là về nhà test ngay. Dù đã tiêm chủng 3 mũi, với thể chất ốm yếu, tôi sợ nếu không may mắc bệnh sẽ rất nghiêm trọng. Tôi còn có suy nghĩ kit test có thể nhạy với virus đến mức nếu trên người mình có virus vẫn có thể test ra 2 vạch", chị Vy nói.

Tuy nhiên, trải qua một tháng tự test thường xuyên, Vy đã phải tạm ngưng vì quá đau mũi.

Nguoi dan test moi ngay anh 1
Chị Lê Thanh Lan Vy test liên tục đến ngày thứ 5 trong tuần thì phát hiện mắc Covid-19. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Thế nhưng không dừng ở đó, một tuần trước, cô gái này đều đặn test tại nhà (từ 28/2 đến 3/3), kết quả vẫn âm tính. "Đến hôm 4/3, ngồi test chơi như thói quen thì lại dương tính thật", Vy cười và cho biết sau 4 ngày mắc Covid-19, chị đã ngừng test và chờ khi khỏi triệu chứng mới test lại.

Anh Nguyễn Bảo Duy (27 tuổi, nhân viên thiết kế cơ khí, ngụ quận 8, TP.HCM), thường xuyên làm việc nhóm và giao lưu nhiều đối tác. Duy cho biết cũng chi nhiều tiền vào mua test nhanh.

"Cứ cách một đến hai ngày, tôi lại nghe một hoặc vài trong số những người mình đã ăn uống, tiếp xúc dương tính. Để không phải thấp thỏm, tôi lập tức mua que test. Đôi khi cảm thấy hơi đau họng, tôi cũng nghi ngờ mình mắc bệnh nên phải test liên tục", anh Duy nói.

Theo anh, số tiền chi hàng tháng cho kit test hiện chiếm gần 1/3 thu nhập hàng tháng. Hiện tại, anh đã giảm tần suất test tại nhà lại vì cảm thấy lãng phí. Tuy nhiên tháng vừa qua, anh đã mua gần 3 triệu tiền kit test lẻ, giá mỗi kit từ 90.000 đồng đến 135.000 đồng.

Chi tiền triệu mua kit test để yên tâm

Chị Lê Thị Hồng Nhung (35 tuổi, nhân viên ngân hàng, ngụ TP Thủ Đức, TP.HCM) cho biết từ đầu đợt dịch thứ 4 đến nay, gia đình 3 thế hệ với 6 người lớn nhỏ của chị tiêu tốn cả chục triệu đồng sắm kit test.

"Mỗi lần nghi ngờ mắc Covid-19 hoặc biết mình tiếp xúc F0, cả nhà đều phải test. Đúng là có phần lãng phí nhưng đã là sinh phẩm thì đâu thể dùng tiết kiệm được", chị Nhung chia sẻ.

Thời gian tốn kém đỉnh điểm nhất mà gia đình chị Nhung phải trải qua là khi 2 con của chị quay lại trường. Chị cho biết rất áp lực khi gánh thêm khoản chi trả mua kit test, chưa kể các vật tư y tế cần thiết khác trong mùa dịch. Do nhà có người lớn tuổi, vợ chồng chị Nhung cẩn thận test định kỳ 3 lần/tuần để yên tâm hơn.

Nguoi dan test moi ngay anh 2
Giá kit test mua lẻ dao động từ 80-135.000 đồng tại các hiệu thuốc. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Dù đã tham khảo nhiều bài quảng cáo kit test trên mạng xã hội, chị Nhung cuối cùng vẫn chọn ra hiệu thuốc mua 85.000 đồng/kit để đảm bảo chất lượng. Trung bình mỗi tuần, gia đình chị tiêu tốn hơn 1,5 triệu đồng mua test nhanh. Mỗi tháng, số tiền đó có thể hơn 4-5 triệu đồng.

"Con tôi giờ thấy que test là bỏ chạy, mỗi lần test là các con khóc la vì đau mũi. Thế nhưng gia đình lại đông người nên càng cần biết sớm để chuẩn bị", người phụ nữ này nói.

Tương tự, với Hà Thanh Thủy (27 tuổi, lễ tân khách sạn, ngụ quận Bình Thạnh, TP.HCM), trong ba tháng trở lại, chị tốn gần chục triệu đồng để mua kit test vì liên tục gặp F0. Ban đầu, Thủy mua kit lẻ tại tiệm thuốc, giá 90.000-110.000 đồng/kit. Sau đó, đó, chị chuyển sang mua hộp 25 kit, giá dao động 2,4 triệu đồng đến 3 triệu đồng tùy loại.

"Tôi có phần lo lắng quá mức nên test mỗi ngày. Bạn bè vừa gặp thông báo F0 là tôi test ngay, lỡ như phát hiện sớm thì chữa trị kịp thời, lại không ảnh hưởng người xung quanh. Thế nhưng sau một thời gian, do test liên tục, tôi thấy đau mũi nên dừng lại", chị Thủy nói.

Nguoi dan test moi ngay anh 3
Nhiều loại kit test được bày bán trên sàn thương mại điện tử với các mức giá khác nhau. Ảnh: Duy Hiệu.

Theo TS.BS Trần Nam Trung, chuyên gia Dịch tễ học - sống và làm việc tại Maryland (Mỹ), không phải ai cũng cần làm test nhanh. Người dân cũng không nên làm hàng ngày khi chưa có triệu chứng vì rất ít giá trị.

Theo bác sĩ, nồng độ virus càng cao thì test nhanh càng dễ phát hiện nhiễm (dương tính), nhất là khi người bệnh có triệu chứng. Nếu bệnh nhân mới nhiễm virus, chưa đủ thời gian virus nhân lên đủ tới ngưỡng test phát hiện được, thì kết quả vẫn cho âm tính.

Vị chuyên gia cũng đưa ra 3 thời điểm cần thực hiện test nhanh để tránh lãng phí. Thứ nhất là khi có triệu chứng, thứ 2 là khi tiếp xúc F0 và không có triệu chứng. Thời điểm cuối cùng là sắp tham gia tụ tập đông người, đi làm, thăm người ốm/già, suy giảm miễn dịch…

ThS.BS Nguyễn Quốc Thái, Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), cũng khuyến cáo người dân xét nghiệm nhanh nhiều lần nhưng không đúng cách thì vẫn không phát hiện được virus mà còn gây lãng phí và tốn kém. Bên cạnh đó, việc này còn tạo cảm giác an toàn giả, dễ buông lỏng các biện pháp phòng bệnh.

Theo zing.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận