Tin mới
2
Đàn ông Trung Quốc tìm cơ hội ở rể
Li Jiyan nuối tiếc từ chối hai chàng trai đôi mươi bởi hồ sơ họ không đủ yếu tố để tìm được nhà vợ có khối tài sản khoảng 4,4 triệu USD
4
'Idol TikTok' trong viện dưỡng lão
Hàng chục năm sau khi nghỉ hưu bà Yu Youfang, 90 tuổi, trở lại bục giảng với học sinh có độ tuổi trung bình 75 ở trung tâm dưỡng lão Jingya ở TP Thiên Tân
Ảnh

sunwin | sunwin

Đàn ông Trung Quốc tìm cơ hội ở rể

Li Jiyan nuối tiếc từ chối hai chàng trai đôi mươi bởi hồ sơ họ không đủ yếu tố để tìm được nhà vợ có khối tài sản khoảng 4,4 triệu USD
'Idol TikTok' trong viện dưỡng lão

Hàng chục năm sau khi nghỉ hưu bà Yu Youfang, 90 tuổi, trở lại bục giảng với học sinh có độ tuổi trung bình 75 ở trung tâm dưỡng lão Jingya ở TP Thiên Tân

Người ta chết rồi cũng không tha

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2015-05-14 06:05

Đằng sau việc đăng ảnh gợi dục, tin sốc, kích động... qua đó bán trang, mới đây người dùng Facebook còn đưa cả người chết lên làm phương tiện để câu like (thích).

Bắt nguồn từ thuật ngữ “like farming” (cày like) sử dụng phổ biến trên thế giới, câu like (thích) được cộng đồng mạng Việt Nam hiểu như một hình thức thu hút lượt like, quan tâm của người khác vào nội dung mình chia sẻ, càng nhiều càng tốt.

Tuy vậy, càng ngày câu like càng trở nên xấu xí bởi để có được nó, nhiều người đã bất chấp mọi việc không hay.

Fanpage “Like cho Duy Nhan song lai” thu hut hơn 3.600 lượt like.
Fanpage Like cho Duy Nhan song lai thu hút hơn 3.600 lượt like (thích).

Nhiều mục đích

Thanh Duy - sinh viên ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP HCM) được bạn bè biết đến như “vua săn thưởng online”. Duy cho biết, trong các cuộc thi, nhờ tích cực chia sẻ và câu lik, anh bạn may mắn giành được nhiều giải thưởng.

Hình thức các cuộc thi Duy nhắc đến thường có quy định xét giải dựa trên số lượt like, chia sẻ cho một bài viết, hình ảnh hoặc đoạn phim của tác giả. Vì vậy, bằng mọi cách, nếu tác giả vận động càng nhiều bạn bè, người thân like, chia sẻ thì càng có cơ hội nhận giải cao.

Duy cho biết: “Với hình thức này, các công ty, đơn vị tổ chức cũng được lợi vì thông qua việc like, chia sẻ của mọi người, hình ảnh của đơn vị đó sẽ xuất hiện trên new feed (nội dung nằm trong cột chính giữa trang chủ Facebook) của người dùng và được quảng cáo rầm rộ trên mạng xã hội”.

Tháng 11/2014, ngày hội Hoa hướng dương năm 2014 được cộng đồng mạng Việt Nam đón nhận và chia sẻ bằng việc đăng tải hình ảnh Cùng góp bàn tay với hashtag #cunggopbantay lên Facebook. Mỗi bàn tay được đăng tải, công ty CP Dược phẩm Eco sẽ ủng hộ 10.000 đồng cho các bệnh nhi ung thư.

Câu like cũng được nhiều người dùng Facebook sử dụng như hình thức để quảng cáo bản thân, thu hút sự quan tâm của người khác tới các hoạt động của mình. Thường thấy nhất là trường hợp của các thí sinh tham gia vào những cuộc thi âm nhạc, sắc đẹp, các ca sĩ, diễn viên…

Hình ảnh ghê sợ kèm dòng phụ chú: Không cần like, chỉ cần comment trái tim.
Hình ảnh ghê sợ kèm dòng phụ chú: "Không cần like, chỉ cần comment trái tim".

100.000 like để ca sĩ X, diễn viên Y, nhân vật Z… sống lại

Chị Nguyệt Minh - nhân viên PR (quận Bình Thạnh, TP HCM) - cho biết: “Mỗi ngày lên mạng xã hội, mình thấy rất nhiều kiểu câu like khác nhau”.

Theo chị Minh, có những hình thức câu like tạm chấp nhận như đăng ảnh bản thân lộng lẫy hơn thường ngày rồi kèm theo đó là dòng phụ chú như “Hôm nay mệt mỏi quá, làm một tấm xả stress…”.

Tuy nhiên, thực tế, đa phần các trường hợp khác lại chụp ảnh nhạy cảm, hở hang của bản thân để thu hút mọi người.

Anh Minh Tâm (quận 11, TP HCM) bức xúc: “Lướt Facebook, nhiều khi mình thấy những hình ảnh ghê rợn như u nang, hoại tử ở tay, chân, bụng, lở loét khắp người, gương mặt biến dạng… kèm theo lời kêu gọi rất lãng nhách: like, share và cho một biểu tượng trái tim để chia sẻ”.

Lợi dụng từ phong trào vẽ bàn tay ủng hộ chương trình Ước mơ của Thúy, nhiều đối tượng đã đăng tải những ảnh thương tâm và kêu gọi “một like = 10.000 đồng ủng hộ”. Không ai và không tổ chức nào xác nhận cho lời kêu gọi ấy.

Cũng khó chịu vì các chiêu trò này, anh Hoàng Minh (Đồng Tháp) cho biết: “Có những kiểu câu like như ra lệnh, thách thức mình: Không like thì ế cả đời, không like thì xui cả ngày, không like là nhẫn tâm…”.

Nghiêm trọng hơn, nhiều fanpage còn được lập ra với lời kêu gọi 10.000 like, 100.000 like để ca sĩ X, diễn viên Y, nhân vật Z… sống lại.

Thanh Ngân (ĐH Tôn Đức Thắng) cho rằng: “Quá nhảm nhí. Không biết các chủ fanpage kia có nghĩ đến cảm giác của người nhà nhân vật kia hay không? Lợi dụng gì mà đến người chết cũng không tha”.

Coi chừng bị lợi dụng

Theo ông Ngô Trần Vũ - Giám đốc điều hành Công ty bảo mật Nam Trường Sơn, có nhiều hình thức câu like khác nhau nhưng mục đích chung của việc này là thu hút những người có đồng quan điểm quan tâm và quáng bá cho hình ảnh bản thân, doanh nghiệp…

Ông Vũ cho biết: “Các đối tượng câu like rất lạnh lùng, không từ những trường hợp thương tâm hay người đã khuất. Chúng thường theo dõi sát sao các sự kiện chính trị - xã hội để khi có cơ hội là tìm cách lập fanpage ngay nhằm lợi dụng tấm lòng, sự nhiệt tình của người dùng trục lợi cho bản thân”.

Ông Vũ nhấn mạnh, các đối tượng xấu, hacker có thể bán lượt like của người dùng (member), dẫn họ đi vào các trang web khác do chủ fanpage lập ra nhằm thu lợi quảng cáo từ google hoặc thực hiện thủ đoạn lừa đảo.

Nguy hiểm hơn, bằng việc câu like, các đối tượng này dễ dàng lôi kéo dư luận vào những mục đích cá nhân, thậm chí là kích động quần chúng.

Về phía người dùng, khi cả tin like các trang này, các đối tượng xấu sẽ khéo léo phát tán mã độc vào những đường link chúng chia sẻ rồi theo dõi, lấy cắp thông tin đăng nhập, chiếm tài khoản, quyền riêng tư của khách hàng.

Trong nhiều trường hợp, với danh tính của người dùng, dựa trên danh sách bạn bè của họ, các đối tượng này sẽ tiếp tục hành vi lừa đảo.

Ông Vũ nhận định, sự thương cảm trước các hoàn cảnh khó khăn của những người bấm like đã vô tình tiếp tay cho những đối tượng xấu.

Theo Tuổi trẻ

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận