Tin mới
4
Sự thật về hai cậu bé đạp xe tìm mẹ
Chiều 21/4, hai cậu bé người Mông đạp xe qua huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình được công an đưa về gia đình tại bản Dền Thàng B, xã Dào San, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu
5
Những trạm cứu hộ chó mèo bị xua đuổi
Khi Trần Tâm thấy tấm biển "đề nghị dẹp hết chó mèo" người hàng xóm treo trước cổng nhà, anh thở dài biết mình thêm một lần nữa phải chuyển đi
Ảnh

sunwin | sunwin

Sự thật về hai cậu bé đạp xe tìm mẹ

Chiều 21/4, hai cậu bé người Mông đạp xe qua huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình được công an đưa về gia đình tại bản Dền Thàng B, xã Dào San, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu

Người phụ nữ nuôi hàng chục công nhân thất nghiệp do dịch Covid-19

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2020-04-23 10:04
Hơn 20 công nhân là thợ làm đá, cửa nhôm kính, thợ hồ... không có việc làm sau khi dịch Covid-19 bùng phát đã được bà Nguyễn Thị Kim Hưởng lo ăn, ở miễn phí gần 3 tháng nay.

Nguoi phu nu nuoi hang chuc cong nhan that nghiep do dich Covid-19 hinh anh 1 H1_zing.jpg
Hơn 20 công nhân làm xây dựng sống trong căn nhà rộng chừng 40 m2 ở hẻm nhỏ trên đường Mai Xuân Thưởng, phường Vĩnh Hải, TP Nha Trang, Khánh Hòa gần 3 tháng nay không có việc làm vì dịch Covid-19.

Nguoi phu nu nuoi hang chuc cong nhan that nghiep do dich Covid-19 hinh anh 2 H2_zing.jpg
"Từ khi dịch bệnh bùng phát, các công trình ngưng xây dựng nên công nhân như bọn tôi không có việc làm. Tính bụng chỉ ít ngày là hết dịch, nhưng dịch kéo dài nên kẹt lại đây luôn, may nhờ chị Hưởng nuôi ăn ở", anh Nguyễn Minh Chánh (nằm võng), quê Đồng Tháp, cho biết.

Nguoi phu nu nuoi hang chuc cong nhan that nghiep do dich Covid-19 hinh anh 3 H4_zing.jpg
Công trình ngưng hơn 2 tháng nay nên anh Nguyễn Minh Trinh không có thu nhập. "3 tháng nay chưa gửi đồng nào về quê cho gia đình vì không có việc làm. May mắn có chị Hưởng nuôi ăn ở, chứ không cũng ra công viên, bãi biển ngủ rồi", anh Trinh nói.

Nguoi phu nu nuoi hang chuc cong nhan that nghiep do dich Covid-19 hinh anh 4 H5_zing.jpg
Từ Kiên Giang ra Nha Trang làm công nhân xây dựng được 4 năm, chưa bao giờ anh Hồ Thanh Giao bí bách như mấy tháng qua. "Lúc đầu định bụng ráng ở lại ít hôm hết dịch đi làm, sau đó thì cách ly xã hội nên muốn về quê cũng không được. Nhờ chị Hưởng nuôi ăn, ở mấy tháng nay rồi", anh Giao cho biết.

Nguoi phu nu nuoi hang chuc cong nhan that nghiep do dich Covid-19 hinh anh 5 H6_zing.jpg
Được em gái giao nhiệm vụ nấu ăn ngày 2 bữa, chị Nguyễn Thị Kim Dung thấu hiểu khó khăn của các công nhân khi không có việc làm. "Em gái bảo giúp được ai mình cứ giúp, họ gặp khó khăn cũng như lúc mình bị hoạn nạn thôi. Cũng mong dịch bệnh qua nhanh, chứ kéo dài chắc không trụ nổi vì em gái cũng không khá giả gì", bà Dung nói.

Nguoi phu nu nuoi hang chuc cong nhan that nghiep do dich Covid-19 hinh anh 6 H7_zing.jpg
Sáng nấu mì tôm, trưa và chiều chị Dung nấu cơm, canh, cá đủ món. Đến giờ ăn mỗi người một chân một tay. Tiếng cười trong bữa cơm mùa dịch chưa bao giờ thiếu trong căn nhà trọ 40 m2 này.

Nguoi phu nu nuoi hang chuc cong nhan that nghiep do dich Covid-19 hinh anh 7 H8_zing.jpg
"Từ khi không có việc bữa cơm ít thức ăn hơn, nhưng vẫn đảm bảo no cho các em. Em gái nói sẽ cố gắng hết sức để không ai bị đói hay phải bất chấp lệnh cách ly của chính quyền ra đường tìm việc", bà Dung nói.

Nguoi phu nu nuoi hang chuc cong nhan that nghiep do dich Covid-19 hinh anh 8 H9_zing.jpg
"Không việc làm, không lương mà được ăn no, bọn mình còn may mắn hơn rất nhiều người ngoài kia", anh Lê Văn Huy, quê Hậu Giang, nói.

Nguoi phu nu nuoi hang chuc cong nhan that nghiep do dich Covid-19 hinh anh 9 H10_zing.jpg
Bữa cơm đạm bạc, ít thức ăn nhưng trong căn nhà trọ rộng 40 m2 lúc nào cũng đầy ắp tiếng cười. "Có qua những ngày khó khăn như thế này mới thấu hiểu hết lòng tốt của con người", anh Nguyễn Minh Chánh vui vẻ nói.

Nguoi phu nu nuoi hang chuc cong nhan that nghiep do dich Covid-19 hinh anh 10 H11_zing.jpg
Bữa cơm chiều 22/4 vắng vẻ nhiều người. Họ đang đi đến các công trình hỏi xem ngày mai công việc đã bắt đầu trở lại hay chưa. "Ai cũng mong dịch bệnh nhanh qua để đi làm gửi tiền về cho gia đình và bớt gánh nặng cho chị Hưởng", anh Nguyễn Văn Tình, quê Bình Định nói.

Chị Nguyễn Thị Kim Hưởng (37 tuổi, quê Hậu Giang), theo chồng ra Nha Trang được hơn 10 năm nay. Hai vợ chồng thầu lại các hạng mục công trình xây dựng và thường có từ 20-30 công nhân. Những người này chủ yếu ở các tỉnh miền Tây, nên chị phải thuê nhà trọ cho họ ăn, ở hàng ngày.

Chị Hưởng đang thuê 2 nhà trọ trong hẻm đường Mai Xuân Thưởng (một căn 5 triệu, một căn 1 triệu) cho hơn 20 công nhân ở. Chị cho biết lúc có việc làm thì không sao, nhưng mấy tháng nay công trình ngưng hết nên khó khăn.

"Chi phí sinh hoạt của hơn 20 người mất khoảng 500.000 đồng mỗi ngày đều do tôi bỏ tiền túi. Nếu dịch bệnh kéo dài chắc tôi không trụ nổi vì tiền gia đình dự trữ cũng sắp hết", chị Hưởng tâm sự.

Theo zing.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...