Tin mới
4
Sự thật về hai cậu bé đạp xe tìm mẹ
Chiều 21/4, hai cậu bé người Mông đạp xe qua huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình được công an đưa về gia đình tại bản Dền Thàng B, xã Dào San, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu
5
Những trạm cứu hộ chó mèo bị xua đuổi
Khi Trần Tâm thấy tấm biển "đề nghị dẹp hết chó mèo" người hàng xóm treo trước cổng nhà, anh thở dài biết mình thêm một lần nữa phải chuyển đi
Ảnh

sunwin | sunwin

Sự thật về hai cậu bé đạp xe tìm mẹ

Chiều 21/4, hai cậu bé người Mông đạp xe qua huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình được công an đưa về gia đình tại bản Dền Thàng B, xã Dào San, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu

Người chuyển giới phải đổi việc vì bị kỳ thị

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2020-11-06 10:11
Không được chào đón ở các ngành nghề phổ thông, nhiều người chuyển giới lựa chọn làm việc trong lĩnh vực công nghệ để tránh bị kỳ thị, ghẻ lạnh.

Là một người chuyển giới nữ tại Nga - đất nước vốn bài xích cộng đồng LGBT, Golovleva ví cuộc sống của mình như "thú nhốt trong lồng". "Nơi này không chấp nhận tôi", người phụ nữ 40 tuổi trải lòng với Reuters.

2 năm trước, Golovleva rời bỏ quê hương, xin tị nạn tại Argentina để được bảo hộ tốt hơn về pháp lý. Tuy nhiên, cô không thể hoàn toàn hòa nhập với cộng đồng và thường bị ghẻ lạnh ở chỗ làm.

"Rất khó để bắt đầu cuộc sống mới khi sự kỳ thị đối với người đồng tính, song tính và chuyển giới tồn tại ở mọi nơi", Golovleva nói. Cô không phải người duy nhất trong cộng đồng phải đấu tranh với định kiến xã hội tại nơi sinh sống và làm việc.

nguoi chuyen gioi anh 1
Người lao động là LGBT nói chung và người chuyển giới nói riêng không được chào đón trong các ngành nghề phổ thông. Ảnh: Getty.

Dù là một quốc gia cởi mở, xã hội Mỹ vẫn có xu hướng coi nhẹ sự hiện diện của nhóm "T" trong cụm "LGBT". Trên thị trường lao động, họ không được chào đón ở các lĩnh vực truyền thống như tài chính, ngân hàng... dù có bằng cấp và khả năng phù hợp.

Vì thế, một số tổ chức xã hội đã hợp tác cùng các doanh nghiệp công nghệ nhằm đào tạo, giới thiệu việc làm trong ngành cho các lao động thuộc cộng đồng LGBT.

"Với mức lương hấp dẫn, thái độ tôn trọng sự khác biệt, lĩnh vực này đang mở ra nhiều cơ hội cho các lao động trong cộng đồng", doanh nhân công nghệ người Mỹ Kortney Ziegler nói.

Khẳng định sự hiện diện

Ở một số quốc gia như Mỹ, Brazil và Argentina, quyền LGBT đang dần được nhìn nhận đúng đắn, bất chấp sự chỉ trích của các nhóm phản đối.

Tháng 6/2020, Tòa án Tối cao Hoa Kỳ đưa ra phán quyết không được phân biệt đối xử với người lao động vì xu hướng tính dục, bản dạng giới của họ.

Tháng 9 vừa qua, Argentina thiết lập hạn ngạch, dành ít nhất 1% vị trí tại các khu vực công cho nhân viên là người chuyển giới. Năm ngoái, tòa án cấp cao nhất của Brazil cũng tuyên bố rằng kỳ thị LGBT là một tội ác ở nước này.

Dù được luật pháp bảo vệ, người chuyển giới vẫn chịu nhiều định kiến xã hội. Theo Trung tâm Quốc gia về Bình đẳng chuyển giới, 16% lao động tại Mỹ thuộc nhóm này mất việc vì "bản dạng giới khác biệt". Còn ở Brazil, 90% phụ nữ chuyển giới hành nghề mại dâm do không có việc làm.

nguoi chuyen gioi anh 2
Đa số người chuyển giới gặp khó khăn khi tìm kiếm công việc trong các ngành nghề phổ thông như tài chính, ngân hàng... Ảnh: Pride at Work Canada.

Thế nhưng, tại các trung tâm công nghệ cao như San Francisco (Mỹ) hay Buenos Aires (Argentina), sự hiện diện của cộng đồng LGBT lại được chào đón. Theo Vivienne Ming, doanh nhân người Mỹ, khoảng 7% lao động trong lĩnh vực công nghệ ở xứ cờ hoa là người đồng tính, song tính và chuyển giới.

"Lĩnh vực này cởi mở hơn rất nhiều so với các ngành nghề lâu đời, phổ thông khác", cô cho biết.

Trước khi trở thành một doanh nhân công nghệ thành đạt, Kortney Ziegler từng chật vật xin việc vì là người chuyển giới da đen. Dù có bằng tiến sĩ, anh vẫn bị nhiều công ty từ chối vì màu da và bản dạng giới của mình.

Năm 2013, Ziegler thành lập Trans*H4CK, tổ chức đào tạo và hỗ trợ việc làm cho người chuyển giới và phi nhị giới (PV: người không xác định là nam hay nữ) trong ngành công nghệ. 3 năm qua, tổ chức này đã giúp hơn 100 nhà phát triển tạo ra các ứng dụng di động tìm việc làm cho lao động thuộc cộng đồng LGBT.

"Tôi muốn xây dựng một môi trường lành mạnh, tích cực, nơi những người khác nhau về xuất thân, bản dạng giới và xu hướng tính dục được làm việc cùng nhau", anh nói.

nguoi chuyen gioi anh 3
Kortney Ziegler mong muốn xây dựng môi trường làm việc lành mạnh, tích cực, hội tụ những người khác nhau về xuất thân, bản dạng giới và xu hướng tính dục. Ảnh: Trans*H4CK.

Ảnh hưởng mạnh mẽ

Nhờ hiệu ứng của Trans*H4CK, ngày càng nhiều sáng kiến tương tự được hiện thực hóa. Năm 2014, diễn viên kiêm doanh nhân chuyển giới người Mỹ Angelica Ross thành lập TransTech, chuyên đào tạo và giới thiệu việc làm ngành công nghệ cho người chuyển giới.

"Tôi muốn đảm bảo rằng mọi người trong cộng đồng đều có cơ hội hòa nhập và ổn định nghề nghiệp", nữ diễn viên chia sẻ.

Tại Brazil, Noah Scheffel điều hành tổ chức tìm kiếm nhân lực tiềm năng là người chuyển giới cho lĩnh vực công nghệ thông tin EducaTRANSforma. Kể từ khi thành lập năm 2019, đơn vị này đã thực hiện nhiều khóa đào tạo chuyên sâu, giúp các học viên tìm được việc làm.

nguoi chuyen gioi anh 4
Các khóa học của EducaTRANSforma tập trung trang bị kiến thức, kỹ năng về ngành công nghệ thông tin cho các học viên thuộc cộng đồng LGBT. Ảnh: UniRitter.

Đến tháng 8/2021, EducaTRANSforma đặt mục tiêu trang bị kỹ năng cho 200 lao động chuyển giới, giúp họ ổn định cuộc sống và công việc. "Tôi muốn đem đến cho nhiều người trong cộng đồng mình cơ hội họ chưa từng có trong đời", Scheffel, người chuyển giới nam, nói.

Tại Argentina, Daniel Coletti là người sáng lập công ty Trans-TI, cung cấp dịch vụ đào tạo cho những người chuyển giới trong ngành IT. "Chúng tôi không làm từ thiện mà đang giúp họ tìm việc để tự nuôi sống mình", anh nói.

Cô gái người Nga Golovleva là một trong số những người chuyển giới được Trans-TI tuyển dụng. Cô sẽ bắt đầu làm việc tại đây từ tháng 3 năm sau. Chặng đường không hề dễ dàng, song cô cảm thấy vui mừng khi tìm được nơi chốn thuộc về mình.

"Cuối cùng, tôi cũng tìm được một công việc đàng hoàng mà không cần sợ cảnh bị kỳ thị. Tôi cảm thấy thật hạnh phúc", cô nói.

Theo zing.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận