Tin mới
1
Nuôi búp bê làm con
Thay vì kết hôn hay làm mẹ, nhiều phụ nữ ở Trung Quốc gia nhập cộng đồng nuôi búp bê làm con vì thấy không phiền phức và tốn kém như nuôi một đứa trẻ
Ảnh

sunwin | sunwin

Nuôi búp bê làm con

Thay vì kết hôn hay làm mẹ, nhiều phụ nữ ở Trung Quốc gia nhập cộng đồng nuôi búp bê làm con vì thấy không phiền phức và tốn kém như nuôi một đứa trẻ

Người bạch tạng ở châu Phi bị săn nội tạng, đổ là mầm bệnh Covid-19

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2020-06-21 08:06
Ngoài đối mặt với nạn săn nội tạng, người mắc bệnh bạch tạng ở châu Phi còn có cuộc sống khốn khổ vì bị cho là nguồn mang bệnh truyền nhiễm và bị tẩy chay khỏi cộng đồng.

Khi đại dịch Covid-19 tấn công lục địa đen, không chỉ người lao động nghèo bị ảnh hưởng nặng nề mà những người mắc bệnh bạch tạng ở châu Phi cũng đang đối mặt với sự kỳ thị, phân biệt chủng tộc vì màu da của mình.

Họ bị đổ lỗi là nguồn mang dịch bệnh và bị xua đuổi, đe dọa dù đi đến bất cứ đâu.

“Chúng tôi nhận được nhiều báo cáo về việc những người mắc bệnh bạch tạng bị gắn mác là corona và Covid-19 ở một số quốc gia. Nhiều người cho rằng họ là nguồn gốc của đại dịch và tẩy chay họ trong cộng đồng", bà Michelle Bachelet, Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc, cho biết.

Nguoi bach tang o chau Phi bi nguyen rua la mam benh Covid-19 anh 1
Baraka Lusambo (7 tuổi, Tanzania) bị chặt cánh tay trong một cuộc tấn công do pháp sư điều khiển. Hiện cậu bé được điều trị tại Bệnh viện Shriners ở Philadelphia.

Gần đây, giới truyền thông Kenya đã ghi nhận nhiều trường hợp người bạch tạng phải tìm nơi ẩn náu để tránh bị đánh đập. Trên mạng xã hội, các bình luận tiêu cực có xu hướng nhắm vào người bạch tạng cao hơn nhiều so với trước đây.

Tiến sĩ Charlotte Baker, Giám đốc Dự án về Người bạch tạng trong mạng lưới Châu Phi có trụ sở tại Vương quốc Anh, cho hay các hệ thống tín ngưỡng ở châu Phi luôn tin rằng những người mắc bệnh bạch tạng là người bị dính lời nguyền truyền nhiễm. Covid-19 chỉ là một cách khác để họ duy trì niềm tin này.

"Tất cả điều này xuất phát từ làn da trắng bệch của người bạch tạng. Người ta hiểu rằng đó là người mang mầm bệnh của người da trắng. Đại dịch đến từ Trung Quốc - nơi con người có nước da trắng theo tư duy của người châu Phi. Vì vậy, họ bị coi là mầm bệnh mang Covid-19 đến đây. Đó là một khía cạnh khác của sự kỳ thị gắn liền với bệnh bạch tạng", cô nói với Business Insider.

Nguoi bach tang o chau Phi bi nguyen rua la mam benh Covid-19 anh 2
Người bạch tạng bị xa lánh vì màu da khác biệt.

Theo tiến sĩ Baker, những niềm tin này có thể kích động các cuộc tấn công tàn bạo nhắm vào cộng đồng người bạch tạng. Một em bé sinh ra mắc bệnh bạch tạng có thể bị coi là một lời nguyền và bị giết.

"Trong xã hội châu Phi, người sinh ra đứa trẻ da trắng buộc phải giải thích điều khác thường này với cộng đồng. Nhiều người có thể chấp nhận điều này do di truyền nhưng đồng thời, đó cũng là một xã hội có nhiều tầng lớp niềm tin khác nhau", tiến sĩ Baker nói thêm.

Các pháp sự lợi dụng sự thiếu hiểu biết và mê tín để thúc đẩy niềm tin mù quáng rằng người mắc bệnh bạch tạng có sức mạnh ma thuật hoặc các bộ phận cơ thể của họ có thể được sử dụng như bùa chú, thuốc độc để mang lại sự giàu có, quyền lực và may mắn.

Niềm tin này đã thúc đẩy những giao dịch nghiệt ngã bằng tóc, chân tay hoặc toàn bộ cơ thể của người mắc bệnh bạch tạng. Con số được đưa ra cho cơ thể của một người bạch tạng là khoảng 75.000 USD. Khách hàng mua các bộ phận cơ thể này thường là những nhân vật hàng đầu trong xã hội châu Phi.

Nguoi bach tang o chau Phi bi nguyen rua la mam benh Covid-19 anh 3

Nguoi bach tang o chau Phi bi nguyen rua la mam benh Covid-19 anh 4
Cuộc sống vật vã của những đứa trẻ sinh ra bị xem là mầm bệnh.

Theo Under the Same Sun, những năm bầu cử là thời gian đặc biệt không an toàn với người bạch tạng. Nhu cầu “săn” các bộ phận cơ thể tăng lên trong dịp này khi những người chạy chọt chức vụ sẵn sàng trả hàng nghìn USD để đạt được tham vọng chính trị.

"Họ sẽ hỏi ý kiến pháp sư và ông ta sẽ cho họ biết cần cánh tay hoặc tóc của một người bạch tạng. Sau đó, có một nhóm người khác liên quan đến việc thu thập các bộ phận cơ thể này và giao dịch chúng. Thường người mắc bệnh bạch tạng sẽ được xác định trước, bởi một thành viên trong gia đình hoặc một thành viên sống trong cộng đồng", bà Baker nói.

Theo thống kê của Under the Same Sun từ năm 2006, đã có hơn 520 cuộc tấn công vào những người mắc bệnh bạch tạng ở 28 quốc gia châu Phi. Tiến sĩ Baker cho biết thêm nhiều cuộc tấn công khác vẫn diễn ra hàng ngày mà không được báo cáo lại.

“Ví dụ, số trẻ em được ghi nhận sinh ra mắc bệnh bạch tạng thường ít hơn mức trung bình thống kê. Điều này chỉ ra rằng những em bé này có thể đã bị giết khi sinh”, tiến sĩ Baker nói.

Nguoi bach tang o chau Phi bi nguyen rua la mam benh Covid-19 anh 5
Amidu (17 tuổi) sống sót sau một cuộc săn lùng vào năm 2017. Cô phải sử dụng chuông bảo vệ bên trong căn nhà của mình ở Machinga, Malawi.

Trong khi ở châu Âu và Bắc Mỹ có khoảng 1/20.000 người mắc bệnh bạch tạng thì tỷ lệ này cao hơn nhiều ở châu Phi, với khoảng 1/1.400 ở Tanzania và cao nhất là 1/1.000 ở Zimbabwe.

Theo văn phòng thống kê quốc gia năm 2018, tại Malawi có hơn 134.000 người mắc bệnh bạch tạng, chiếm 0,8% tổng dân số.

Đối với nhiều người mắc bệnh bạch tạng, cuộc sống của họ là một chuỗi ngày đấu tranh không ngừng nghỉ để chống lại việc bị bắt nạt, ngược đãi và bị gạt ra khỏi cộng đồng.

Khi đại dịch Covid-19 lan rộng đến châu Phi, những tổn thương mà người bạch tạng phải hứng chịu ngày càng gay gắt và thậm tệ hơn.

Nguoi bach tang o chau Phi bi nguyen rua la mam benh Covid-19 anh 6
Những người mắc bệnh bạch tạng ở một số quốc gia châu Phi luôn sống trong nỗi sợ bị bắt cóc và giết chết.

Ikponwosa Ero, một chuyên gia độc lập của Liên Hợp Quốc về bệnh bạch tạng, cho biết ngoài việc phải đấu tranh với sự săn lùng, nhiều người bạch tạng đang thiếu khả năng tiếp cận các nhu yếu phẩm cơ bản như thực phẩm, kem chống nắng và thiết bị cứu sinh khác. Họ cũng không được tiếp cận các thông tin chính xác về dịch bệnh.

Kem chống nắng là vấn đề sống còn đối với những người mắc bệnh bạch tạng hơn cả mối lo ngại về vấn nạn cướp bộ phận cơ thể. “Người mắc bệnh này có nguy cơ chết sớm vì họ bị ung thư da sau nhiều năm da bị tổn thương và không được điều trị”, Ero nói.

Trước những khó khăn hiện tại, người bạch tạng chỉ biết trông chờ vào sự góp sức của các tổ chức phi chính phủ, mạng xã hội và chính sách bảo vệ đến từ các nhà chức trách trong việc đẩy lùi sự kỳ thị với căn bệnh này.

Theo zing.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...