Tin mới
4
Sống lại vì xe cứu thương vấp ổ gà
Ông Darshan Singh Brar, 80 tuổi, ở bang Haryana bị đột quỵ rồi hôn mê và được tuyên bố đã trút hơi thở cuối cùng tại bệnh viện hôm 11/1.
Ảnh

sunwin | sunwin

Sống lại vì xe cứu thương vấp ổ gà

Ông Darshan Singh Brar, 80 tuổi, ở bang Haryana bị đột quỵ rồi hôn mê và được tuyên bố đã trút hơi thở cuối cùng tại bệnh viện hôm 11/1.

Ngỡ ngàng hóa thạch khủng long 110 triệu năm trông như chỉ đang ngủ

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2017-05-14 11:05

Có người bảo nó trông như một bức tượng điêu khắc công phu, có người lại cho là trông nó chỉ như đang ngủ và có thể tỉnh dậy bất cứ lúc nào.

Hôm 12/5, một hóa thạch khủng long 4 chân nodosaur được bảo quản tự nhiên tốt đến mức trông không khác gì lúc còn sống đã được đưa ra trưng bày tại một bảo tàng ở Canada. Mẫu hóa thạch có niên đại 110 triệu năm này có biệt danh là "xe tăng 4 chân" được phát hiện bởi một thợ mỏ và là một khám phá cực kỳ hiếm gặp, đến mức nhiều người gọi đây chẳng khác nào việc trúng số bạc tỷ.

Theo các báo cáo của National Geographic, hóa thạch khủng long ăn cỏ này là mẫu hóa thạch được bảo quản tốt nhất từng được phát hiện.

Con khủng long nodosaur này có thể đã sống vào giữa kỷ Phấn trắng, cách nay khoảng 110-112 triệu năm.
Con khủng long nodosaur này có thể đã sống vào giữa kỷ Phấn trắng, cách nay khoảng 110-112 triệu năm.

Người phát hiện ra hóa thạch là thợ mỏ Shawn Funk tại khu mỏ Millenium gần Fort McMurray ở miền bắc Alberta, Canada vào ngày 21/3/2011. Anh cho biết trong lúc đang đào thì đụng trúng một vật thể trông khác biệt hoàn toàn với khung cảnh xung quanh và quyết định xem xét kỹ càng hơn. Ngay sau khi xác định nó chính là hóa thạch khủng long, các nhà khảo cổ đã gửi nó đến Bảo tàng Cổ sinh vật học Royal Tyrrell và dành ra 6 năm liền "khai quật" con quái vật bị bao quanh bởi 1100kg đất cát.

Theo viện bảo tàng cho hay, đây là con khủng long bọc giáp được bảo quản toàn vẹn nhất trên thế giới, bao gồm cả phần da và phần giáp ngoài, cũng như hoàn thiện từ phần mũi cho đến hông. Các nhân viên cũng phải mất hơn 7000 tiếng đồng hồ mới sửa soạn xong cho mẫu vật này để đem nó đi nghiên cứu và trưng bày. Và sau bao nhiêu vất vả ấy, cuối cùng thì nhân loại cũng được chứng kiến kết quả làm việc của các nhà khảo cổ.

Trò chuyện với National Geographic, nhà cổ sinh vật học Jakob Vinther, thuộc Đại học Bristol, cho hay: "Trông nó cứ như thể vẫn còn sống khỏe mạnh mới vài tuần trước vậy. Tôi chưa từng được thấy thứ gì như thế này."

Được biết con nodosaur này là một loài mới được phát hiện, dài khoảng 5 mét và nặng khoảng 1300kg. Trên vai nó mọc ra hai cái gai dài khoảng 50cm.

Ảnh dựng 3D của loài khủng long nodosaur mới được phát hiện
Ảnh dựng 3D của loài khủng long nodosaur mới được phát hiện

Trông mẫu hóa thạch này, ai cũng phải ngỡ ngàng tưởng như con khủng long vẫn đang còn sống.
Trông mẫu hóa thạch này, ai cũng phải ngỡ ngàng tưởng như con khủng long vẫn đang còn sống.

Các nhà nghiên cứu tin rằng loài khủng long bọc giáp này đã lang thang khắp miền tây Canada hiện nay cho đến khi một trận lụt do nước sông dâng cao quét nó ra biển lớn. Và tại nơi an nghỉ cuối cùng ấy, xác con khủng long đã được bảo quản nguyên vẹn đến ngày nay. Không những thế, mẫu hóa thạch này còn hoàn hảo đến mức một số mẩu da vẫn còn dính liền trên các tấm giáp gồ lên dọc theo xương sọ con quái vật.

Mẫu hóa thạch hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Royal Tyrrell ở Canada.
Mẫu hóa thạch hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Royal Tyrrell ở Canada.

Michael Greshko đã viết cho National Geographic rằng: "Càng nhìn nó tôi càng không thể tin vào mắt mình. Những mẩu da hóa thạch vẫn còn dính vào các tấm giáp gồ lên trên xương sọ con vật. Chân trước phải của nó đặt ngay bên cạnh đầu và năm ngón còn xòe ra trước. Tôi có thể đếm được cả số lớp vảy trên bàn chân nó."

Caleb Brown, một nhà nghiên cứu sau tiến sĩ tại bảo tàng, thì nói rằng: "Chúng ta không chỉ tìm được một bộ xương mà là một con khủng long nguyên vẹn như khi nó còn sống."

Phải mất đến 7000 giờ đồng hồ miệt mài "sửa soạn", các nhà nghiên cứu mới có thể mang mẫu hóa thạch đi nghiên cứu và trưng bày.
Phải mất đến 7000 giờ đồng hồ miệt mài "sửa soạn", các nhà nghiên cứu mới có thể mang mẫu hóa thạch đi nghiên cứu và trưng bày.

Các nhà khoa học cho biết họ còn có thể khám phá thêm rất nhiều điều từ mẫu hóa thạch này, đặc biệt là từ khung xương của nó. Tuy nhiên vì lớp giáp và da bên ngoài quá dày nên họ đã không thể khám phá thêm được gì nhiều từ việc chụp CT con vật. Nếu muốn tìm hiểu kỹ càng hơn, các nhà khảo cổ buộc phải phá húy lớp da bên ngoài của mẫu hóa thạch hoàn hảo này.

Theo yan.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận