Tin mới
2
Đàn ông Trung Quốc tìm cơ hội ở rể
Li Jiyan nuối tiếc từ chối hai chàng trai đôi mươi bởi hồ sơ họ không đủ yếu tố để tìm được nhà vợ có khối tài sản khoảng 4,4 triệu USD
4
'Idol TikTok' trong viện dưỡng lão
Hàng chục năm sau khi nghỉ hưu bà Yu Youfang, 90 tuổi, trở lại bục giảng với học sinh có độ tuổi trung bình 75 ở trung tâm dưỡng lão Jingya ở TP Thiên Tân
Ảnh

sunwin | sunwin

Đàn ông Trung Quốc tìm cơ hội ở rể

Li Jiyan nuối tiếc từ chối hai chàng trai đôi mươi bởi hồ sơ họ không đủ yếu tố để tìm được nhà vợ có khối tài sản khoảng 4,4 triệu USD
'Idol TikTok' trong viện dưỡng lão

Hàng chục năm sau khi nghỉ hưu bà Yu Youfang, 90 tuổi, trở lại bục giảng với học sinh có độ tuổi trung bình 75 ở trung tâm dưỡng lão Jingya ở TP Thiên Tân

Nghiêng mình trước những gì người đàn ông mù suýt bị giết này đã làm

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2016-08-06 12:08

Bất hạnh và quá khứ đen tối không cản được bước chân của anh đến với một tương lai tươi sáng.

Không phải ai cũng may mắn được sinh ra với một hình hài toàn vẹn, và anh Srikanth Bolla là một trong số những đứa trẻ không may mắn ấy. Anh không thể nhìn thấy mặt cha mẹ, người thân, ánh mặt trời hay cuộc sống xung quanh, bởi từ khi sinh ra, anh đã là một ca khiếm thị bẩm sinh.

Từng là nạn nhân của sự chối bỏ, Srikanth đã chứng tỏ cho cả thế giới thấy tài năng của mình. (Ảnh: Internet)
Từng là nạn nhân của sự chối bỏ, Srikanth đã chứng tỏ cho cả thế giới thấy tài năng của mình. (Ảnh: Internet)

Ngay thời điểm đó, rất nhiều người “khuyên” cha mẹ anh nên ban cho anh “ân huệ cuối cùng” để không phải sống một cuộc đời tăm tối, khổ cực về sau. Nhưng họ đã không làm điều đó, dẫu họ không giàu có. Họ quyết định giữ lại mạng sống quý giá của Srikanth, chăm sóc và tạo mọi điều kiện tốt nhất để anh phát triển như bao đứa trẻ khác.

Và giờ đây, Srikanth đã chứng tỏ với cả thế giới rằng anh không hề là “sản phẩm lỗi” của tạo hóa khi đang nắm trong tay một công ty trị giá hàng triệu đô la Mỹ!

Srikanth đang nắm trong tay một công ty trị giá hàng triệu đô la Mỹ. (Ảnh: Internet)
Srikanth đang nắm trong tay một công ty trị giá hàng triệu đô la Mỹ. (Ảnh: Internet)

Tại Bollant Industries – tên công ty của Srikanth, nhân viên hầu hết là những người không được đi học hoặc là người khuyết tật để sản xuất ra các loại giấy gói, bao bì sản phẩm thân thiện với môi trường từ các nguyên liệu như lá cây, giấy tái chế. Công ty anh còn kết hợp với một số đơn vị sản xuất khác ở Andhra Pradesh, Telangana và Karnataka.

Chưa dừng lại ở đó, Srikanth còn gây ấn tượng với Ratan Tata, khiến ông này quyết định đầu tư một khoản tiền lớn vào công ty. Ngoài ra, công ty của anh còn thu hút sự đầu tư của nhiều nhà đầu tư “sừng sỏ” của Ấn Độ.  

Và tất nhiên, con đường đến với đỉnh vinh quang không bao giờ trơn tru, với một người khiếm thị như anh thì những gian nan, vất vả lại càng tăng lên gấp bội. Từ những năm ở trường phổ thông, anh đã rất vất vả để chứng minh rằng mình làm được và vượt qua rào cản của sự chối bỏ.

Srikanth là cựu sinh viên Học viện Công nghệ Massachusetts hàng đầu thế giới. (Ảnh: Internet)
Srikanth là cựu sinh viên Học viện Công nghệ Massachusetts hàng đầu thế giới. (Ảnh: Internet)

Srikanth theo học ngôi trường dành cho đối tượng đặc biệt như anh và luôn dẫn đầu lớp suốt nhiều năm liền. Cậu học trò Srikanth còn tham gia một số hoạt động ngoại khóa như thi đấu cờ vui và khúc côn cầu. Anh còn tham gia dự án Lead India – một chiến dịch nhằm bồi dưỡng, hỗ trợ cho giới trẻ Ấn Độ thông qua giáo dục dựa trên những giá trị.

Tuy là một học sinh có điểm Toán đạt 90% nhưng Srikanth phải phấn đấu không ngừng nghỉ suốt 6 tháng liền để đăng kí vào lớp khoa học. May mắn thay, được sự hỗ trợ của một giáo viên có tâm – người đã chuyển toàn bộ bài học thành các tập tin âm thanh, Srikanth đã xuất sắc đạt 98% trong bài thi cuối kì.

Anh là nguồn động lực cho hàng triệu thanh niên Ấn Độ nói riêng và người khuyết tật trên toàn thế giới nói chung. (Ảnh: Internet)
Anh là nguồn động lực cho hàng triệu thanh niên Ấn Độ nói riêng và người khuyết tật trên toàn thế giới nói chung. (Ảnh: Internet)

Nhưng sự khước từ do khiếm khuyết vẫn chưa dừng lại ở đó khi anh không được nhận vào Viện công nghệ Ấn Độ (IIT) vào năm 2009 chỉ vì lí do anh là người khiếm thị. Không bỏ cuộc, Srikanth tiếp tục nộp hồ sơ vào các trường Đại học khác và cuối cùng được Học viện công nghệ Massachusetts danh giá hàng đầu thế giới chấp nhận.

Sau khi tốt nghiệp vào năm 2012, Srikanth quay trở về quê hương, thành lập Bollant Industries và ngày nay đã trở thành mái nhà của 450 con người. Nhìn lại quãng đường dài và chông gai của mình,Srikanth chia sẻ: “Lòng trắc ẩn không chỉ là việc cho người ăn xin vài đồng lẻ, mà nó còn là việc ta chỉ cho người khác cách sống thế nào và cho họ cơ hội để bộc lộ hết khả năng”.

Thật vậy, ta sinh ra là ai, không quan trọng bằng việc ta phấn đấu để trở thành người như thế nào. Mỗi chúng ta, không ai là sản phẩm lỗi của tạo hóa, bởi trong mỗi người đều tiềm ẩn sức mạnh không ai ngờ đến. Vì thế, đừng mải tập trung vào những khiếm khuyết nhỏ của bản thân mà vô tình để những năng lực tiềm tàng khác bị ngủ quên.

Theo thegioitre.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận