Tin mới
1
Phát hiện thi thể ngư dân mất tích 9 ngày trên biển
Ngư dân Dương Thái Bình (xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) trong lúc đi câu mực đã nhìn thấy thi thể trôi dạt biển nên đã trình báo lực lượng chức năng hỗ trợ tìm vớt thi thể này
3
Cháy bãi cỏ ở TP HCM, bụi than lan xa 10 km
Bãi cỏ, lau sậy rộng hơn 5.000 m2 ở khu công nghệ cao TP Thủ Đức bốc cháy, bụi than phát tán đến nhiều chung cư, làng đại học cách đó khoảng 10 km,
Ảnh
Bản làng tan hoang sau lũ quét
Hàng chục ngôi nhà ở xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải bị lũ quét cuốn sập, đường sá ngập đất đá, quốc lộ chia cắt

sunwin | sunwin

Phát hiện thi thể ngư dân mất tích 9 ngày trên biển

Ngư dân Dương Thái Bình (xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) trong lúc đi câu mực đã nhìn thấy thi thể trôi dạt biển nên đã trình báo lực lượng chức năng hỗ trợ tìm vớt thi thể này
Cháy bãi cỏ ở TP HCM, bụi than lan xa 10 km

Bãi cỏ, lau sậy rộng hơn 5.000 m2 ở khu công nghệ cao TP Thủ Đức bốc cháy, bụi than phát tán đến nhiều chung cư, làng đại học cách đó khoảng 10 km,

Nghi vấn "độc dược thôi miên" là hoa loa kèn ở Đà Lạt

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2015-03-10 08:03

Trồng tràn lan ở Đà Lạt, cây hoa loa kèn có hình dáng y hệt loài cây Borrachero chế ra độc dược thôi miên.

Như đã đưa tin, loại độc dược không màu, không mùi, không vị có tên "Hơi thở của quỷ", làm từ chất Scopolamine, có nguồn gốc từ cây Borrachero - một loại cây dại mọc phổ biến ở Bogota, Colombia. Đây là loại thuốc mà bọn tội phạm thường dùng để xóa trí nhớ và làm mất ý thức tạm thời của nạn nhân.

Trong tự nhiên, cây Borrachero này tự sản sinh và phát tán chất Scopolamine. Chúng có hình dáng gần giống hoa loa kèn rủ xuống, có màu trắng hoặc vàng rất đẹp, phấn hoa có thể gây ảo giác.


Cây Borrachero ở Colombia.

Ở Đà Lạt, chỉ tính riêng trên đường Trần Quốc Toản - đoạn từ Vườn hoa Thành phố đến đầu đường Đinh Tiên Hoàng - đã có hàng trăm cây mà người dân nơi đây hay gọi là loa kèn, có hình dáng giống như Borrachero, được trồng cách đây từ vài năm đến cả chục năm và đang cho ra hoa trắng xóa.

Đây là loại cây thân mềm, chiều cao thân cây tối đa khoảng 5m, hoa có chiều dài trung bình 25cm, mùi thơm nhẹ, lá có vị đắng và lợ, hình thức giống lá thuốc lá. Điều đặc biệt, tất cả các bông hoa khi nở đều cắm đầu xuống đất, y hệt Borrachero.


Cây hoa loa kèn tại Đà Lạt chính là cây Borrachero ở Colombia?

Nhà sinh vật học Lương Văn Dũng, phó Trưởng khoa Sinh học, Đại học Đà Lạt cho biết, tên Borrachero không phải là tên khoa học của loài cây này mà chỉ là tên gọi địa phương tại Colombia nên ông chưa dám khẳng định cây Borrochero ở Colombia và cây người Đà Lạt thường gọi là hoa loa kèn có phải là một hay không. Tuy nhiên, ông Lương Văn Dũng khẳng định cây Borrochero ở Colombia và cây hoa loa kèn tại Đà Lạt là cùng thuộc họ Cà – Solanaceae và cùng chi.


Ông Lương Văn Dũng đang so sánh những đặc điểm của cây Borrachero ở Colombia và cây hoa loa kèn tại Đà Lạt.

“Hai cây có hình thức rất giống nhau nhưng hợp chất trong cây có giống nhau hay không thì chưa thể khẳng định. Bởi trong những môi trường sống khác nhau chúng có thể chứa những hợp chất khác nhau trong cùng loại cây. Chẳng hạn, nghệ ở miền Bắc nước ta thường có màu vàng trong khi nghệ được trồng miền Nam lại có màu đỏ” – ông Lương Văn Dũng phân tích.


Loài cây "họ hàng" của Borrachero ở Đà Lạt.

Trong cuốn sách “Cây cỏ Việt Nam” của tác giả Phạm Hoàng Hộ (quyển 2), xuất bản năm 2003 viết về cây hoa loa kèn Đà Lạt là cây Brugmansia suaveolens (Wild) như sau: Tiểu mộc, vạm vỡ, cao đến 4 – 5m; cành trăng trắng. Lá có phiến dạng như lá thuốc lá, to, dài 15 – 20cm, đáy bất xứng, đầu nhọn; cuống dài 2 – 3cm. Hoa thòng, trắng, to, dài đến 30cm; đài là ống suông có 5 răng, có lông; vành hình kèn; nhụy đực gắn trên ống vành và có bao phấn dính nhau; quả không gai; hột dẹp, to 1cm. Trồng nhiều ở Đà Lạt vì hoa đẹp; I – XII; gốc Trung Mỹ. Lá chứa nhiều alcaloid, in vitro, chống siêu khuẩn measles.

Về việc một số nguồn tin cho rằng cây Borrachero chính là cây cà độc dược, thì theo trang 701 của sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của GS. TS Đỗ Tất Lợi (cuốn sách Đông y được giới nghiên cứu trong nước đánh giá là uy tín nhất Việt Nam hiện nay), hoa của cây cà độc dược lại ngỏng lên trời, lá có gai và quả màu vàng. Như vậy, chắc chắn cây Borrachero không thể là cây cà độc dược.

Tạm kết lại, so sánh cây Borrachero ở Colombia và cây người Đà Lạt thường gọi là hoa hoa kèn rất giống nhau. Nhà nghiên cứu sinh vật Lương Văn Dũng – Trường Đại học Đà Lạt – cũng đã xác nhận giữa chúng là cùng họ, cùng chi nhưng ông vẫn chưa khẳng định là cùng một loại cây.

* Bài viết có sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: Reuteurs, NewYorkTimes...

 Theo MASK Online

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận