Tin mới
Ảnh
Ca sĩ có thẻ đen quyền lực
Theo SCMP, để sở hữu thẻ đen nhiều đặc quyền, các ngôi sao Kpop phải có trong tay khối tài sản khoảng 16 triệu USD, chi tiêu trung bình 120.000 USD/năm.

sunwin | sunwin

MV thời YouTube: Cỗ máy luân chuyển âm nhạc đi khắp thế giới

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2017-08-11 06:08

Giai điệu không còn làm nên thành công cho một ca khúc nữa mà thay vào đó là hình ảnh - một tổ hợp của vũ đạo, phục trang, hiệu ứng...

Despacito - Luis Fonsi ft. Daddy Yankee Despacito là một trong những bài hát tiếng Tây Ban Nha thành công nhất mọi thời đại.

MV, tức music video, còn gọi là nhạc hình, đã chứng tỏ quyền lực tối thượng trong thời đại bùng nổ mạng xã hội, khi YouTube đang là kênh âm nhạc vượt trội MTV về mọi mặt.

Đặc biệt, trong top 10 video có lượt xem cao nhất mọi thời đại, hai sản phẩm Despacito và Gangnam Style là những MV đến từ hai quốc gia không nói tiếng Anh.

Âu Mỹ mất vị thế

Khi Lady Gaga và Justin Bieber "phát động" cuộc chiến trên YouTube vào năm 2010, với Bad Romance và Baby, có lẽ ít ai ngờ rằng chỉ hai năm sau, tiêu chuẩn "trăm triệu lượt xem" ngày nào đã tăng lên thành một tỷ lượt xem với Gangnam Style. 

Tại Hàn Quốc, quê nhà của rapper Psy, người ta gọi đây là thời kỳ Hallyu 2.0 - mang Kpop ra toàn thế giới với sự hỗ trợ của Internet. Các công ty giải trí hạn chế tập trung vào các hoạt động ký tặng, tổ chức showcase, concert ở nhiều quốc gia, có chăng chỉ để thu tiền từ người hâm mộ.

Sau Gangnam Style, Kpop luôn mơ về một bom tấn tương tự. Nhóm nhạc T-ara phát hành MV cho ca khúc Bunny Style, được xây dựng theo công thức từ Psy: giai điệu bắt tai, vũ đạo gây nghiện và phong cách hài hước. 

Năm 2012, tổng lượt xem trên YouTube của Kpop lên đến con số không tưởng: 7 tỷ trên toàn thế giới và 235 triệu tại Mỹ, chủ yếu nhờ công trạng của hai bản hit Gangnam Style khi ấy đạt 1,7 tỷ và Gentleman với 481 triệu.

MV thoi YouTube: Co may luan chuyen am nhac di khap the gioi hinh anh 1
Điệu nhảy ngựa của Psy từng gây ám ảnh một thời.

Trong tập 410 của series phim tài liệu Planet Money, nhà báo Zoa Chace đã giải thích về sự tăng trưởng thần kỳ của Kpop như sau: "Khác với Mỹ, khi ngành công nghiệp ghi âm được hình thành bởi hệ thống phát thanh và đĩa hát, thì tại Hàn Quốc lại phát triển từ MTV và rồi đến YouTube".

Sự tương quan này là minh chứng cho thấy âm nhạc đại chúng của đất nước 50 triệu dân, mới là thị trường tiên phong cho xu hướng nghe nhạc bằng hình ảnh. Nghệ sĩ thay vì đàm phát với các kênh truyền hình như trước, giờ đã chọn YouTube là sân khấu giới thiệu sản phẩm để phục vụ cho nhu cầu "xem nhạc" của khán giả.

Một ca khúc khi phát hành luôn được gắn kèm với video ca nhạc tương ứng. BTS đang là nhóm nhạc có tổng lượt xem cao nhất với 3,9 tỷ từ những MV có bản quyền. Ở vị trí thứ hai là Big Bang với 2,6 tỷ, xếp trên EXO với 2,5 tỷ và SNSD là 1,7 tỷ. 

Đây là lý do mà càng về sau, nền âm nhạc Hàn Quốc như "hổ mọc thêm cánh" nhờ sự trợ giúp của YouTube. Giai điệu không còn làm nên thành công cho một ca khúc nữa mà thay vào đó là hình ảnh - một tổ hợp của vũ đạo, phục trang, hiệu ứng...

Năm 2017, nhóm nhạc mới thành lập K.A.R.D đã thách thức toàn bộ kênh truyền hình, nhà đài tại Hàn Quốc khi xuất xưởng liên tiếp ba MV. Bốn thành viên trước khi debut chỉ xuất hiện trên YouTube nhưng cũng đủ mang về hàng chục triệu lượt xem, đi kèm hàng nghìn người hâm mộ quốc tế với Oh NaNaDon't Recall và Rumor

MV thoi YouTube: Co may luan chuyen am nhac di khap the gioi hinh anh 2
K.A.R.D là nhóm nhạc hiếm hoi chưa debut nhưng vẫn có lượng fan đông đảo khi phát hành trước ba MV. Ảnh: Pledis.

Trên Billboard, chuyên trang âm nhạc uy tín hàng đầu nước Mỹ, độc giả từng vài lần bắt gặp những mẩu tin về các nhóm nhạc Hàn Quốc mà đại diện là BTS. 7 chàng trai đến từ công ty Big Hit còn là nhóm nhạc đầu tiên thắng giải Billboard Music Awards vào năm 2017. 

Một số người yêu nhạc còn đặt nghi vấn, phải chăng truyền thông Mỹ đã bắt đầu xem BTS là người nhà tại thị trường âm nhạc nổi tiếng bảo thủ này nhờ lượt xem MV? Bằng chứng là vào tháng 7, khi Billboard đưa ra danh sách gợi ý nghệ sĩ sẽ trình diễn tại siêu cúp bóng bầu dục năm 2018, có cả BTS, điều hết sức vô lý với một sự kiện văn hoá tầm cỡ như Super Bowl Halftime Show. 

Việt Nam hãy cứ mơ 

Trên thực tế, những con số lượt xem của Hàn Quốc chỉ là bề nổi, vẫn không thể giúp nền âm nhạc phô trương này sánh bằng Mỹ, Anh hay Nhật, bởi doanh số tiêu thụ album và single mới là giá trị cốt lõi. 

Nhưng xét theo khía cạnh tích cực, cũng chẳng có gì sai khi YouTube ngày nay đã cung cấp cho nghệ sĩ những chất liệu để họ toả sáng và kiếm tiền. Giới quan sát gọi nó là âm nhạc viral, một sản phẩm kích thích sự tò mò và lan truyền của người xem. Viral đang là yếu tố quan trọng hàng đầu để một MV khuếch trương sự phổ biến.

MV thoi YouTube: Co may luan chuyen am nhac di khap the gioi hinh anh 3
The Fox (What Does The Fox Say) là sản phẩm điển hình của làn sóng viral trên YouTube.

Năm 2014, hai anh em Vegard Ylvisåker và Bård Ylvisåker dưới danh nghĩa nhóm hài YIvis, được xem hiện tượng toàn cầu khi cho ra mắt MV The Fox (What Does The Fox Say) với gần 700 triệu lượt xem. Không ai hiểu họ đang hát gì, nhưng người ta vẫn cứ nghe nó, xem nó, cũng như nghe và xem Gangnam Style dù chỉ có 100 triệu người biết tiếng Hàn. 

Tại Việt Nam, Mỹ Tâm và Sơn Tùng cũng hai nghệ sĩ trong năm vừa qua áp dụng thành công yếu tố viral với Đâu chỉ riêng em và Nơi này có anh.

Nếu khán giả bất ngờ trước một Mỹ Tâm lần đầu hát thẳng, khóc thật trong MV một góc máy thì Sơn Tùng lại thể hiện thành công sự ngọt ngào, lãng mạn trong MV dành cho ngày lễ tình nhân. 

Hay với Yêu là phải tha thu, tha thu là nghĩa là gì không quan trọng. Quan trọng là nó được bắt nguồn bởi sự cố phát âm sai từ "tatoo" của Sơn Tùng. Qua bàn tay sáng tác của Only C, ca khúc này trở thành là hit lớn với MV đạt 72 triệu lượt xem.

MV thoi YouTube: Co may luan chuyen am nhac di khap the gioi hinh anh 4
Sơn Tùng sở hữu số lượt xem trong mơ tại Vpop. Ảnh: Chụp màn hình.

Vậy đâu là sự khác biệt giữa Ưng Hoàng Phúc và Sơn Tùng, hai hiện tượng Vpop cách nhau 15 năm? Câu trả lời chính là doanh số album và lượt xem MV. Một thao tác "click chuột" dĩ nhiên đơn giản, đỡ tốn kém hơn nhiều so với ra cửa hàng mua đĩa CD theo cách truyền thống. Theo thống kê từ YouTube, kênh Sơn Tùng M-TP Official đang có tổng số lượt xem 612 triệu. 

Tại Việt Nam, ngày càng nhiều nghệ sĩ gửi đi thông điệp rằng nếu muốn nghe nhạc, cứ lên YouTube. Tái bút anh yêu em của Hà Anh Tuấn chính là ví dụ điển hình khi vẫn chưa có bản audio truyền thống. MV của nam ca sĩ 33 tuổi dài 7 phút, như một bộ phim ngắn với đầy đủ tình tiết, lớp lang. 

Với sự đầu tư như vậy, có lẽ Hà Anh Tuấn đang muốn khán giả tạm thời hãy xem MV để giúp anh trụ trong top thịnh hành của YouTube vài ngày tiếp theo, trước khi bản audio được tung ra để thực hiện nốt cho "tròn vị" một sản phẩm âm nhạc.

Đẳng cấp được tính bằng con số trên 8 chữ?

Vpop đang trong thời kỳ đốt cháy giai đoạn khi doanh số album, single bị lãng quên để tập trung vào lượt xem. Trong khi đó, YouTube lại không có chức năng cân đo, đong đếm giá trị thật sự của sản phẩm.

Mạng xã hội chia sẻ video lớn nhất hành tinh này chỉ đơn giản là "mở rộng vòng tay" chào đón các MV. Tại đây, đẳng cấp sẽ được quyết định thông qua 8 con số hoặc hơn. 

Không giống Hàn Quốc, nơi vẫn có sự kiểm soát của nhà đài, các đơn vị kiểm toán số liệu doanh số, doanh thu độc lập và thói quen mua nhạc, lượt xem tại Việt Nam đang nắm trong tay quyền lực quá lớn để phân loại thành bại của nghệ sĩ. "Nó là chuyện sống còn: sĩ diện, tiền bạc, nhà tài trợ và nhiều thứ khác" - một nhà sản xuất âm nhạc giấu tên chia sẻ.

 

 

Theo zing.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận