Tin mới
5
Sự thật về hai cậu bé đạp xe tìm mẹ
Chiều 21/4, hai cậu bé người Mông đạp xe qua huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình được công an đưa về gia đình tại bản Dền Thàng B, xã Dào San, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu
Ảnh

sunwin | sunwin

Một phần ba giới trẻ đang bị bắt nạt trên mạng

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2019-09-05 05:09

Theo khảo sát được thực hiện bởi quỹ trẻ em của Liên Hợp Quốc tại 30 quốc gia, một phần ba những người trẻ tuổi cho rằng họ đã từng bị bắt nạt trên internet.

Hơn 170.000 người trong độ tuổi từ 13 đến 24 đã tham cuộc gia khảo sát ẩn danh của UNICEF. Kết quả cuộc thăm dò được công bố vào ngày 04/09/2019, được trang News của Úc đăng tải, cũng đã chỉ ra rằng một phần năm thanh niên đã từng phải nghỉ các buổi học do bị bắt nạt trên mạng internet.

Cuộc khảo sát được thực hiện bằng cách sử dụng một nền tảng kỹ thuật số và có sự tham gia của những người trẻ tuổi từ các quốc gia và khu vực rất khác nhau như: Bangladesh, Pháp, Bolivia, Brazil, Ghana, I-rắc, Mali, Romania, Ukraina và Việt Nam.

 
Đa số người được hỏi cho rằng các mạng xã hội bao gồm Facebook, Instagram, Snapchat và Twitter là những trang web có tình trạng bắt nạt trực tuyến xảy ra phổ biến nhất. Ảnh: Internet
Đa số người được hỏi cho rằng các mạng xã hội bao gồm Facebook, Instagram, Snapchat và Twitter là những trang web có tình trạng bắt nạt trực tuyến xảy ra phổ biến nhất. Ảnh: Internet

Theo khảo sát, khoảng 32% số người được hỏi đưa ý kiến rằng các cơ quan chức năng cần phải chấm dứt tình trạng trên, trong khi 31% khác lại nghĩ rằng bản thân thanh niên nên là người chủ động giải quyết và 29% còn lại quy trách nhiệm nằm ở các công ty internet, buộc họ phải kết thúc tình trạng tiêu cực này.

 
Bắt nạt trực tuyến đang ngày càng trở thành một vấn nạn toàn cầu. Ảnh: Internet
Bắt nạt trực tuyến đang ngày càng trở thành một vấn nạn toàn cầu. Ảnh: Internet

UNICEF nhấn mạnh rằng bắt nạt trên internet là một hiện tượng toàn cầu, không chỉ giới hạn ở các nước phát triển. Trong đó, 34% số người được hỏi ở vùng cận Sahara, châu Phi cho biết họ cũng là nạn nhân của kiểu lạm dụng này. Bên cạnh đó, suy nghĩ phổ biến cho rằng việc đe doạ trực tuyến giữa các bạn cùng lớp chỉ gây ảnh hưởng chủ yếu đến các học sinh có thu nhập cao là một quan niệm sai lầm. Khoảng 39% người tham dự nói rằng họ biết các nhóm trực tuyến trong cộng đồng nhà trường chia sẻ thông tin có mục đích bắt nạt."Các lớp học có sự kết nối giữa các thành viên là lớp học mà nơi đó sẽ không bao giờ có việc một học sinh nào đó bị bỏ lại cuối cùng sau giờ học và dĩ nhiên cũng là nơi không bao giờ có nạn bạo lực học đường xảy ra" - Giám đốc điều hành của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc, Henrietta H. Fore nói.

UNICEF đang kêu gọi thực hiện các chính sách bảo vệ học sinh để hỗ trợ những người bị ảnh hưởng từ mạng xã hội nhằm nâng cao ý thức, cải thiện các tiêu chuẩn đạo đức người dùng. Ngoài ra, UNICEF cũng muốn trang bị thêm kiến thức cho giáo viên cũng như phụ huynh về việc ngăn chặn và giải quyết kịp thời các hành vi bắt nạt trực tuyến.

 
Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc - UNICEF.
Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc - UNICEF.

Theo yan.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...