Tin mới
2
Đàn ông Trung Quốc tìm cơ hội ở rể
Li Jiyan nuối tiếc từ chối hai chàng trai đôi mươi bởi hồ sơ họ không đủ yếu tố để tìm được nhà vợ có khối tài sản khoảng 4,4 triệu USD
4
'Idol TikTok' trong viện dưỡng lão
Hàng chục năm sau khi nghỉ hưu bà Yu Youfang, 90 tuổi, trở lại bục giảng với học sinh có độ tuổi trung bình 75 ở trung tâm dưỡng lão Jingya ở TP Thiên Tân
Ảnh

sunwin | sunwin

Đàn ông Trung Quốc tìm cơ hội ở rể

Li Jiyan nuối tiếc từ chối hai chàng trai đôi mươi bởi hồ sơ họ không đủ yếu tố để tìm được nhà vợ có khối tài sản khoảng 4,4 triệu USD
'Idol TikTok' trong viện dưỡng lão

Hàng chục năm sau khi nghỉ hưu bà Yu Youfang, 90 tuổi, trở lại bục giảng với học sinh có độ tuổi trung bình 75 ở trung tâm dưỡng lão Jingya ở TP Thiên Tân

"Mẹ làm được mà": Khi giới trẻ cổ vũ mẹ sống cho chính mình dịp 8/3

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2018-03-08 01:03

Mẹ là câu thần chú cho tất cả mọi nghĩa vụ trong gia đình, nhưng vì những trách nhiệm không tên ấy, rất hiếm khi mẹ tự vun đắp cho ước mơ của chính mình. “Mẹ làm được mà” là một chiến dịch mà ở đó chính những người con và cộng đồng trở thành lời cổ vũ, để mẹ một lần sống cho bản thân.

Chiến dịch “Mẹ làm được mà” bắt đầu từ ngày 7/2 đến 7/3, được tổ chức bởi Wequal - một nhóm hoạt động trong chương trình về công lý giới của Viện Nghiên cứu Kinh tế, Xã hội và Môi trường (iSEE) cùng Tổ chức Oxfam.

'Me lam duoc ma': Khi gioi tre co vu me song cho chinh minh dip 8/3 hinh anh 3

“Nếu bỗng dưng có 10 triệu bà/cô/chị sẽ làm gì?” Trong những cuộc phỏng vấn nhanh trên phố, khi đưa ra cùng một câu hỏi với chừng 20 bà mẹ, nhóm thực thiện nhận được những câu trả lời gần giống nhau: “Cô sẽ mua nồi niêu xoong chảo”, “Tôi sẽ mua quần áo cho chồng và mấy đứa con”, “Tôi sẽ mua đồ ăn thật ngon cho gia đình”…

Sự giống nhau, không đáng ngạc nhiên, chẳng hẹn mà gặp là 2 chữ gia đình. Nếu tiếp tục câu hỏi: “Sao không dành tiền đi du lịch hay mua sắm gì cho riêng mình?”, câu trả lời của hầu hết bà mẹ sẽ là: “Thế gia đình ai lo?”. Nhưng cũng câu hỏi đó, các bạn trẻ hầu hết lựa chọn: đi du lịch, mua cái này cái khác cho bản thân…

Từ khi nào, những người phụ nữ đã tự nguyện hoặc bị bắt buộc gắn chặt với công việc nội trợ gia đình? Với nhiều hình thức khác nhau hoặc dưới những từ ngữ mỹ miều như “thiên chức”, “hy sinh”, “chịu thương chịu khó”, mọi thứ họ làm trở thành đương nhiên. Từ lúc nào, họ tự tước bỏ hết các nhu cầu cho riêng bản thân? Và từ lúc nào những người xung quanh họ chỉ mặc nhiên đón nhận?

Những người mẹ có thể cũng muốn đi làm, đi du lịch, tham gia hội nhóm, nhưng trách nhiệm như những dây trói kéo họ lại. Họ rất thường xuyên sẽ quyết định dẹp đi ước muốn của bản thân vì "không có mình thì ai lo cho cái nhà này". Họ có thể sẽ không bao giờ đủ can đảm để bỏ đi những bổn phận với chồng với con mà một người mẹ, người vợ luôn được cho là phải mang. Và những người trong gia đình, có khi nào sẽ quên mất không hỏi mẹ “mẹ muốn làm gì, mẹ mơ ước gì?”.

Nếu có sự cổ vũ của gia đình, mọi chuyện có thể sẽ khác?

Đó chính là lý do dự án “Mẹ làm được mà” ra đời. Hơn 20 bạn trẻ tham gia dự án đã được yêu cầu quan sát, tìm hiểu để thấy mẹ ở những vai trò khác hơn ngoài phạm vi gia đình. Các bạn trẻ đã có những trải nghiệm khác biệt khi chấp nhận thử thách để đến gần hơn với mẹ.

Các bạn được yêu cầu quan sát một ngày của mẹ rồi lắng nghe, trò chuyện cùng mẹ để tìm ra điều gì mẹ muốn làm ước mơ. Những cuộc hẹn hò với mẹ được thiết kế để cả 2 cùng ngồi xuống, con tìm hiểu mẹ qua những câu hỏi như:

“Hồi bằng tuổi con mẹ thế nào?”, “Mẹ có thần tượng không?”, “Mẹ có bao giờ đi ăn trộm quả của nhà hàng xóm chưa?”, “Mẹ có bị ông bà đánh không?”, “Mẹ có thích ai trước bố không?”, “Có ai yêu đơn phương mẹ không?”…

Cuối cùng là tìm cách khuyến khích và kêu gọi mọi người trong gia đình cùng ủng hộ mẹ thực hiện điều mẹ muốn.

Kết thúc chiến dịch, không phải hành trình nào cũng dẫn đến một sự thay đổi dễ thấy ở một người mẹ. Nhưng có rất nhiều câu chuyện đã được kể, nhiều cuộc đối thoại mẹ - con đã được bắt đầu, nhiều tâm tình đã được trút ra, lần đầu tiên.

'Me lam duoc ma': Khi gioi tre co vu me song cho chinh minh dip 8/3 hinh anh 5

Câu chuyện của Phương Linh, 23 tuổi, quận Gò Vấp, TP.HCM là một ví dụ điển hình cho sự thay đổi tích cực được tạo nên từ “Mẹ làm được mà”.

Hành trình “thay đổi” mẹ bắt đầu từ một cuộc điện thoại vào buổi chiều chủ nhật: "Linh ơi, mấy dì mấy cậu đang rủ mẹ đi hành hương thăm mấy nhà thờ ở miền Trung. Mẹ cũng chẳng muốn đi đâu nhưng mà mọi người năn nỉ quá. Nhưng mà mẹ đi thì ai ở nhà với cha con bây giờ, anh chị con bận đi làm hết."

"Dạ mẹ cứ đi đi để con về với cha", Linh đã đáp như vậy mà không tốn một giây suy nghĩ. Cô giải thích: “Tôi quá rành tính mẹ. Khi mẹ bảo, mẹ cũng chẳng muốn đi đâu, nghĩa là mẹ rất muốn đi. Và một khi mẹ đã chủ động đề nghị tôi điều gì, tôi biết là mẹ muốn chuyện đó nhiều rất nhiều”.

Cha Linh năm nay đã ngoài 70, còn mẹ đã 60 tuổi. Từ sau một tai nạn giao thông, việc đi lại của cha cô ngày một khó khăn, các căn bệnh mạn tính đã theo cha cả nửa đời cũng ngày một trầm trọng hơn. Ngày nào ông cũng uống chục loại thuốc để trị bệnh tim, cao huyết áp, suy hô hấp, xương khớp, gout rồi xông mũi, dán miếng giãn phế quản…

Vì cha nhiều bệnh mà lại khó tính trong chuyện ăn uống vậy nên mẹ Linh không bao giờ yên tâm để ông ở nhà một mình, cái tính cầu toàn của mẹ lại càng không thích có người giúp việc trong nhà. Vậy nên để mẹ đi hành hương, một tuần sau Tết, cô gái 9X đã thực sự bước vào thử thách gần như lớn nhất đời mình cho đến nay.

Tuần trước khi đi, mẹ Linh dặn dò không ngơi nghỉ những điều cần làm, cần nhớ. Những món cha thích được viết ra giấy, tỉ mỉ hướng dẫn Linh lên thực đơn mỗi ngày hay chỗ để thuốc, cách xông mũi cho cha… Thậm chí lúc chuẩn bị bước lên xe, mẹ vẫn thấp thỏm ngoái lại dặn dò phải xông mũi cho cha mỗi tối.

Linh tâm sự: “Tôi coi thử thách này là lời hứa với mẹ và muốn thực hiện thật tốt. Tôi báo với bạn bè ngưng các cuộc đi chơi. Tôi khất deadline với đồng nghiệp, khách hàng. 7 ngày đóng vai mẹ bắt đầu: sáng mở mắt ra là quét sân, chuẩn bị bữa sáng cho cả nhà, nghĩ xem trưa và chiều ăn gì, đi chợ, nấu ăn trưa, rửa bát.

Nghỉ trưa một lúc xong bắt đầu phơi quần áo, pha nước cam cho bố, chuẩn bị nấu ăn tối, rồi lại rửa bát. Quét nhà, lau nhà. Cho chó, mèo và chim ăn. Tôi cố đến ngày thứ ba thì tôi stress, không còn thời gian làm việc gì khác”.

'Me lam duoc ma': Khi gioi tre co vu me song cho chinh minh dip 8/3 hinh anh 7

Thử thách của Linh còn ở việc cha cô khá kén ăn, chỉ thích một vài món cố định mà những món ấy rất khó làm. Thêm vào đó vì một số căn bệnh, cha Linh phải kiêng những món quá nhiều đạm và mỡ. Ông cũng không chịu được nhiều gia vị, không ăn hạt nêm và đường, nên Linh phải phải thay đổi cách nêm nếm thông thường.

“Ít gia vị thì lại hơi khó để ngon. Uống thuốc nhiều còn khiến giảm sự ngon miệng đi nữa, nên thực đơn mỗi ngày thực sự đòi hỏi nhiều chất xám. Những bữa ăn có đông người thì tôi phải nấu thêm món hoặc kho một nồi thịt bên có đường bên không, nấu một nồi canh chua bên cho rau thơm bên không”, Linh kể lại.

Nhưng cũng chính trải nghiệm ấy, khiến cô ngậm ngùi thấu hiểu hơn cho nỗi vất vả của mẹ. Các bữa ăn chỉ tươm tất khi được lên kế hoạch trước và làm thật tập trung.

Những tình huống dở khóc dở cười cũng không ít: “Mấy lần vừa nấu cơm vừa đọc email là thể nào món ăn cũng thất bại. Có lần bận buổi sáng không kịp đi chợ, quyết định hôm đó 2 cha con ăn mì. Nấu 2 bát mì với nào tôm nào mực nào rau xong bưng ra thì cha nhìn nó hết 30 giây, rồi từ tốn bảo ‘Nhà còn bánh tét không, chiên cho bố một miếng đi con’, tôi như kiểu dở khóc dở cười ấy”.

Một tuần vắng mẹ, kết nối trong nhà dường như tốt hơn, 2 anh chủ động hỏi thăm cơm nước thế nào, phụ giúp quét dọn nhà cửa. Ngày nào cả nhà cũng hỏi mẹ đi đến đâu rồi, hôm nay đến ngày mẹ về chưa nhỉ? Linh cho biết các thành viên thường không nói chuyện nhiều với nhau trong bữa cơm nhưng suốt 7 ngày ấy ai cũng lấy chuyện của mẹ, nơi mẹ đến, lời mẹ kể để mà bàn bạc.

Suốt chuyến đi, khi mẹ gọi điện về nhà mỗi ngày để kiểm tra tình hình, Linh đều cố giữ giọng thật ngầu “Tất cả đều ổn mẹ ạ”. Cô kể lại, tâm trạng của mẹ rất tốt, mẹ gọi cho cha báo hành trình trên từng cây số, mẹ thỉnh thoảng gọi cha là "người yêu". Mẹ nói líu lo trong điện thoại rằng ở đây đẹp lắm, mẹ muốn đi rất lâu rồi, mẹ thích lắm. "Mẹ thích lắm", thật ra là một câu mà mẹ khó nói ra vô cùng.

“Ngày mẹ về, tôi thấy như trút được gánh nặng ấy. Có mẹ là mọi thứ đâu vào đấy ngay. Ngẫm lại một ngày tôi mất 6 tiếng làm việc nhà nhưng nhà vẫn bẩn, quần áo lộn xộn, bếp dơ, cơm canh không tươm tất như lúc mẹ ở nhà.

Tôi nhớ có lần mình từng bĩu môi bảo mẹ ‘Mấy việc này đơn giản bỏ xừ sao mẹ làm lâu thế?’. Cho đến khi những việc ấy rơi vào tay tôi. Than ôi, với từng này công việc làm suốt 12-14 tiếng, đáng lẽ mẹ phải được trả lương tiền chục triệu một tháng mới xứng đáng. Tôi hiểu tại sao mẹ chẳng bao giờ có thời gian làm gì cho riêng mình”.

“Trong chuyến hành hương về miền Trung, mẹ đã tận hưởng được thật nhiều. Và đương nhiên, mẹ cũng ngộ ra nhiều điều thú vị từ cuộc sống sinh động ngoài kia. Còn tôi, sau 7 ngày loay hoay với công việc của mẹ, tôi hiểu và trân trọng mẹ hơn. Tôi cũng nhận ra rằng, không ai đáng phải hy sinh ngần ấy vì người khác, cho dù đó là mẹ. Và tôi sẽ còn động viên mẹ đi, mẹ chơi, mẹ hành hương nhiều hơn nữa. Còn tôi, cũng sẽ ‘hành hương’ nhiều hơn nữa trong ngôi nhà của chung này để sẻ chia cùng mẹ”, Linh ngậm ngùi.

'Me lam duoc ma': Khi gioi tre co vu me song cho chinh minh dip 8/3 hinh anh 10

Không chỉ riêng Linh, các bạn trẻ tham gia vào dự án đều có chung cảm nhận. Khi các con mải mê khám phá thế giới, xây đắp hoài bão cho bản thân, họ quên bẵng mất người phụ nữ kính yêu của mình đang lặng lẽ chăm chút gia đình.

Thời gian cứ trôi qua, một ngày nào đó ta bỗng giật mình: mẹ ơi, con thật vô tâm. Đừng lãng phí thêm một ngày nào nữa, bạn hãy mạnh mẽ nói với mẹ rằng: “Mẹ ơi, mẹ đã dành cả cuộc đời để yêu thương gia đình rồi, giờ mẹ hãy yêu thương và sống cho bản thân mình nữa nhé! Mẹ làm được mà”.

Theo zing.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận