Tin mới
5
Sự thật về hai cậu bé đạp xe tìm mẹ
Chiều 21/4, hai cậu bé người Mông đạp xe qua huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình được công an đưa về gia đình tại bản Dền Thàng B, xã Dào San, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu
Ảnh

sunwin | sunwin

Mặt tối nghề livestream ở Trung Quốc

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2022-05-25 11:05
Một nữ streamer thân thiết với fan nam, thường xuyên nhờ họ donate để thắng thử thách. Kết quả, cô bị vợ của người này đánh ghen và phải đổi nền tảng phát trực tiếp.

Đầu tháng 5, cơ quan quản lý của Trung Quốc ra quy định các nền tảng trực tuyến phải hủy bỏ danh sách phần thưởng, không được dùng mức quà tặng làm thước đo độ hot của streamer hay để xếp hạng người xem.

Theo The Paper, đây là thời điểm khủng hoảng của những người làm nghề phát sóng trực tuyến: ngày càng ít người xem mạnh tay donate (ủng hộ tiền, tặng quà), thu nhập của streamer tụt dốc không phanh.

"Bây giờ thu nhập của tôi giảm tới 90%", Amy, một người làm nghề livestream chuyên nghiệp, ngậm ngùi nói.


Các streamer ở Trung Quốc đang rơi vào khủng hoảng khi có nhiều quy định mới từ chính quyền.

Lần gần đây nhất Amy chứng kiến ngành phát trực tiếp chấn động là khi sự việc "nữ hoàng livestream" Vi Á bị xử phạt vì tội trốn thuế vào cuối năm 2021.

Tuy nhiên, phương thức hoạt động của những người livestream bán hàng như Vi Á và người livestream trò chuyện như Amy rất khác nhau. Những người cùng lĩnh vực với cô từng chỉ xem vụ án chấn động là câu chuyện phiếm bên bàn ăn, nghĩ sẽ chẳng ảnh hưởng gì tới mình.

Cho đến khi các nhà quản lý đưa ra hàng loạt quy định siết chặt ngành livestream nói chung vào tháng 5, và nhiều mặt tối của nghề này lộ rõ, cô mới bắt đầu lo lắng: "Ngành công nghiệp phát trực tiếp thực sự sắp thay đổi".

Hết mơ thu nhập 'khủng'

Công ty Huya nơi Amy làm việc chưa thực hiện các quy định mới ngay lập tức. Tuy nhiên, một số nền tảng nhỏ hơn đã hủy danh sách nhận thưởng sớm để tự bảo vệ mình.

Huang Xiaoyun, một nữ streamer, là một trong những người bị ảnh hưởng. Từ tháng 5, thu nhập của cô giảm đi đáng kể, chỉ bằng 40% trước đây. Nhưng Xiaoyun không phải trường hợp tệ nhất, một người bạn của cô đã bị giảm tới 90% thu nhập trong tháng này.

Thông thường, những "anh lớn" - người đứng đầu trong danh sách khán giả donate của nền tảng - là nguồn thưởng quan trọng của các streamer. Làm nghề lâu năm, Amy biết lý do các "anh lớn" điên cuồng tặng quà.

"Không phải vì họ rất thích mình, mà bởi họ muốn thể hiện bản thân và thỏa mãn cái tôi. Biết được tâm lý này, các nền tảng sẽ đưa ra nhiều danh hiệu phù phiếm để kích họ tặng nhiều quà hơn. Để giữ vững vị trí đầu danh sách, nhiều người bất chấp tặng ngày càng nhiều".


Với nhiều streamer, tiền và quà từ fan là nguồn thu nhập chính.

Sau khi quy định cấm đưa danh sách khán giả tặng quà, nhiều streamer sợ rằng sẽ không còn ai mạnh tay chi tiền, bởi họ không còn được nhận danh hiệu nào nữa.

Nhiều streamer cũng đang lan truyền tin đồn rằng hình thức PK (thách đấu trực tiếp giữa các streamer) cũng sẽ bị cấm. PK là hình thức thử thách, nơi người nào nhận được nhiều quà hơn từ người hâm mộ sẽ thắng, người thua phải thực hiện hình phạt.

Tâm lý ganh đua thường kích thích khán giả của các streamer liên tục tặng quà để ủng hộ thần tượng của mình trong thời gian ngắn. Điều này cũng làm tăng lưu lượng và mức độ phổ biến cho streamer.

Theo quy định mới được đưa ra hôm 7/5, trong khung giờ vàng 20h-22h hàng ngày, số lượt PK của một tài khoản không được quá 2 lần. Như vậy, hình thức kiếm tiền chính của nhiều streamer sẽ mất.

Lùm xùm streamer yêu fan

Helen, một streamer trên Douyu Live, nói rằng chế độ PK là "cách hợp lý nhất cho phép khán giả tặng quà và tiền cho các streamer". Không chỉ các "anh lớn" mà nhiều dân mạng lướt qua cũng thường gửi tiền với hy vọng streamer phe mình sẽ chiến thắng thử thách.

Helen cho biết giống nhiều người chuyên livestream khác, cô kiếm tiền chủ yếu qua PK với streamer khác.


Thu nhập giảm khiến nhiều người làm nghề livestream khốn đốn.

Một người bạn của cô thậm chí thường báo cho "anh lớn" trước mỗi buổi PK để người này vào ủng hộ quà. Nhờ sự hào phóng của vị fan trung thành, người bạn của Helen thường giành chiến thắng.

"Một ngày, vợ của 'anh lớn' biết chuyện và đòi ly hôn. Trước khi bạn tôi phát sóng, cô vợ đã thuê người đến gây rối ở phòng livestream. Cuối cùng, cô ấy không còn cách nào khác phải thay đổi ID lẫn nền tảng. 'Anh lớn' cũng cắt đứt liên lạc".

Theo Helen, những lùm xùm về chuyện "anh lớn" theo đuổi streamer không hề hiếm, những mối quan hệ nhập nhằng từng gây nhiều tranh cãi.

Huang Xiaoyun từng yêu hai "anh lớn" trong phòng phát sóng trực tiếp của mình. Trong công ty, đây là điều bị cấm.

Nhưng với Xiaoyun, một người lạ sẵn sàng chi số tiền lớn để ủng hộ streamer chưa từng gặp mặt đồng nghĩa với anh ta có tình cảm với cô. Hai "anh lớn" không những hào phóng tặng quà mà còn chưa từng bỏ lỡ buổi phát sóng nào của cô.

Theo quy định của công ty, streamer chỉ được tương tác với fan thông qua tài khoản do công ty quản lý. Tuy nhiên, cô đã lén nhờ bạn thân cho "anh lớn" biết tài khoản riêng của mình.


Các streamer ở Trung Quốc phải cố tìm hướng đi mới.

Từ năm 2018 đến 2021, doanh thu phát sóng trực tiếp của công ty Huya liên tục giảm. Cùng thời kỳ, doanh thu phát sóng trực tiếp của Douyu lại tăng nhanh. Đánh giá từ báo cáo kết quả hoạt động công khai của cả hai công ty, quà tặng từ fan là nguồn thu nhập chính của streamer lẫn công ty.

Từ năm 2021, khi chính quyền Trung Quốc liên tục đưa ra các quy định siết chặt việc tặng quà qua livestream, doanh thu của các công ty liên quan đều bị ảnh hưởng. Huya đạt lợi nhuận ròng 583,5 triệu nhân dân tệ, giảm 34,01% so với cùng kỳ năm 2020. Douyu lỗ 504,9 triệu nhân dân tệ vào năm 2021.

Không còn mơ có thu nhập khủng từ quà tặng, các streamer buộc phải chuyển đổi nội dung. Nhiều người chật vật tìm hướng đi mới.

"Đối với những người không thể nắm bắt cơ hội, đây có thể là một sự đào thải. Nếu ai nhìn ra tiềm năng mới, đó là một bước ngoặt để họ tiếp tục kiếm tiền", Helen bày tỏ.

Theo Zing.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận