Tin mới
4
Sự thật về hai cậu bé đạp xe tìm mẹ
Chiều 21/4, hai cậu bé người Mông đạp xe qua huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình được công an đưa về gia đình tại bản Dền Thàng B, xã Dào San, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu
5
Những trạm cứu hộ chó mèo bị xua đuổi
Khi Trần Tâm thấy tấm biển "đề nghị dẹp hết chó mèo" người hàng xóm treo trước cổng nhà, anh thở dài biết mình thêm một lần nữa phải chuyển đi
Ảnh

sunwin | sunwin

Sự thật về hai cậu bé đạp xe tìm mẹ

Chiều 21/4, hai cậu bé người Mông đạp xe qua huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình được công an đưa về gia đình tại bản Dền Thàng B, xã Dào San, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu

Like vô cảm, share vô tội vạ và những cú sốc trên mạng xã hội

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2017-07-12 08:07

Chính nút like/share đầy dễ dãi và lãnh cảm của bạn, của tôi, của những người dùng mạng, đã vô tình tiếp tay cho những việc làm ngày càng bớt đi tính người.

Từ quan tâm đến lãnh cảm – ranh giới mong manh của nút like và share trên MXH

Phải chăng vì nút like, share là “miễn phí” nên chúng ta đang sử dụng nó quá phóng khoáng và dễ dãi cho bất cứ điều gì mà mình thấy mỗi ngày trên Facebook? Sau nút like, nhà Mark còn sáng tạo thêm các biểu tượng cảm xúc khác như yêu thích, ngạc nhiên, haha, phẫn nộ,… để giúp người dùng sử dụng đúng hơn với cảm xúc của mình trên “thế giới ảo”.

Những biểu tượng cảm xúc của Facebook đang được nhiều người sử dụng một cách vô cảm. (Ảnh: Internet)
Những biểu tượng cảm xúc của Facebook đang được nhiều người sử dụng một cách vô cảm. (Ảnh: Internet)

Vốn được “sinh ra” để thể hiện sự tương tác giữa những người thân quen với nhau khi sử dụng Facebook, xuất phát điểm của nút like hoàn toàn được dùng với mục đích “quan tâm”. Nhưng đó cũng chính là mặt trái của nút like đến từ ứng dụng mạng xã hội được dùng nhiều nhất Việt Nam này.

Đánh vào sự tò mò hiếu kì, lòng tốt, niềm tin mù quáng,… của người dùng mạng, không ít đối tượng đua nhau chia sẻ, đăng tải những vấn đề “nóng” của xã hội thu hút sự quan tâm từ cộng đồng mạng. Thậm chí, khi cuộc sống quá bình yên, nhiều người còn tự tạo dựng những sự việc không có thật mang tình giật gân để “câu like” rẻ tiền. Lâu dần, những chiêu trò câu like với mục đích xấu lan nhanh như một con “virus” của mạng xã hội.

Và chính nút like/share đầy dễ dãi và lãnh cảm của bạn, của tôi, của những người dùng mạng, đã vô tình tiếp tay cho những việc làm ngày càng bớt đi tính người?

Giết người không dao

Mỗi ngày bạn bấm like bao nhiêu lần, share bao nhiêu tin, tất cả đều thật sự có ý nghĩa chứ? Đã bao giờ bạn nghĩ đến điều đó khi đang dành một khối lượng lớn thời gian của mình để sử dụng Facebook.

Có một sự thật rằng, chúng ta quá dễ dàng like/share bất cứ thông tin nào xuất hiện trên mạng xã hội mà không cần biết điều đó có thật sự chính xác hay không. Thậm chí, bạn có thể thả like khi lướt qua một bài đăng dù không biết nội dung của nó là gì. Lâu dần, từ sự quan tâm, nút like trở thành phản xạ, quán tính của một thói quen đầy vô cảm mà không phải ai cũng nhận ra.

Một nam thanh niên nhảy cầu, một thiếu nữ đốt cháy xe máy giá trị lớn, thậm chí, nữ sinh đốt cả trường học,… vì con số “1 triệu like sẽ làm” không chỉ đủ chỉ tiêu mà còn vượt ngoài sức tưởng tượng. Đó chính là minh chứng rõ nhất sức mạnh của đám đông và cả sự kích động đáng sợ đến từ mạng xã hội. Hàng triệu người sẵn sàng “ban tặng” like cho người khác để thách thức bản lĩnh của nhau ở một nơi mà chúng ta vẫn gọi là thế giới ảo.

Nữ sinh đốt trường vì... "đủ like". (Ảnh: Internet)
Nữ sinh đốt trường vì... "đủ like". (Ảnh: Internet)

Gần 300 nghìn lượt xem cho đoạn clip sex bị phát tán của nữ sinh 15 tuổi. (Ảnh: Internet)
Gần 300 nghìn lượt xem cho đoạn clip sex bị phát tán của nữ sinh 15 tuổi. (Ảnh: Internet)

Từng có một nữ sinh ở Thạch Thất (Hà Nội) đã chọn cái chết ngay trước ngày thi tốt nghiệp THPT năm 2013, vì em bị bạn cùng lớp lấy mặt ghép vào hình một cô gái mặc áo cổ rộng. Rồi cái chết thương tâm của nữ sinh A.T (15 tuổi, ngụ Xuân Đông, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai), khi em uống thuốt diệt cỏ khi bị bạn trai tung clip sex lên mạng xã hội cũng là sự việc đau lòng. Tất cả đều gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự nguy hiểm khôn lường của việc lạm dụng mạng xã hội.

Chỉ trong hai ngày, có gần 300.000 lượt xem, 18.000 lượt like, hơn 4000 lượt share cùng hàng nghìn bình luận cho đoạn clip nhạy cảm của nữ sinh 15 tuổi nói trên. Chính những con số đó khiến các nạn nhân của mạng xã hội tìm đến cái chết để trốn tránh thực tại vì quá áp lực tâm lí.

Mới đây nhất, là câu chuyện hai nữ sinh bị sử dụng hình ảnh cá nhân để gán ghép vào một thông tin bịa đặt có nội dung nhạy cảm. Trong khi nạn nhân của trò đùa ác ý này chưa biết chuyện gì đang xảy ra, thì có hàng triệu nút like đã được gửi đi cùng hàng ngàn lượt chia sẻ của cư dân mạng giúp một thông tin không có thật được lan truyền với tốc độ chóng mặt. Người ta cứ vô tư like/share với những lời chú thích, bình luận đầy phản cảm, trong khi hai nữ sinh rơi vào trạng thái suy sụp tinh thần, suy nghĩ tiêu cực đòi tự tử.

Hai nữ sinh bị sử dụng hình ảnh cá nhân gán ghép vào nội dung xấu. (Ảnh: Internet)
Hai nữ sinh bị sử dụng hình ảnh cá nhân gán ghép vào nội dung xấu. (Ảnh: Internet)

Thấy vô nghĩa, xin đừng ấn like, đừng bấm share!

Việc sử dụng những công cụ tương tác của mạng xã hội một cách có tâm và có tình, là bạn đang tự tạo cho chính mình một môi trường mạng lành mạnh. Hãy nhìn nhận sự việc một cách rõ ràng, khách quan từ nhiều phía và ngừng like, share và bình luận trước những điều vô nghĩa, bởi mạng xã hội có nút xóa tương tác - nhưng não thì không.

Ngừng bấm like vô cảm cho những điều vô nghĩa! (Ảnh: Internet)
Ngừng bấm like vô cảm cho những điều vô nghĩa! (Ảnh: Internet)

Những gì bạn đã viết ra có thể xóa, nhấn like có thể bỏ like, bấm share thì bỏ share, nhưng những gì đã in sâu vào tiềm thức của người khác, cả những vết thương lòng của họ không thể nào xóa đi hoặc xoa dịu chỉ bằng một nút xóa. Chúng ta cần xây dựng một xã hội nhân văn ngay từ trong thế giới ảo mạng xã hội, đừng ép người khác đi đến đường cùng chỉ vì một lần ấn bàn phím.

Cuối cùng, đừng để sự cả tin và vô tâm của chính mình thành miếng mồi ngon của những kẻ câu like bất nhân tính. Mạng xã hội tuy rộng, nhưng nó sẽ được thu gọn lại bằng chính sự tỉnh táo của mỗi người chơi mạng.

Theo Thethaovanhoa.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...