Tin mới
5
Dòng người nhích từng bước ở chợ Viềng
Dòng người ùn ùn đổ về chợ Viềng ở Nam Định lúc nửa đêm để mua bán, lễ lạt cầu tài lộc trong năm mới khiến mọi ngả đường dẫn vào khu vực này đều tắc kín.
Ảnh
​Chào năm mới 2024
Biển người đổ về các khu vực trung tâm ở Hà Nội, Huế, TP HCM, Cần Thơ... đón thời khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới, với mong ước đất nước ngày càng hưng thịnh.

sunwin | sunwin

Lễ hội dùng vồ đập đầu trâu đến chết: "Tàn ác, khiếp, kinh quá"!

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2015-03-01 08:03

Đại diện tổ chức động vật châu Á cho rằng, lễ hội dùng vồ đập vào đầu trâu đến chết ở Phú Thọ có lối đối xử tàn ác, phi nhân đạo đối với động vật.

Kịch liệt phản đối

Lễ hội Cầu Trâu (xã Hương Nha, Tam Nông, Phú Thọ) mới được khôi phục lại và được tổ chức thường niên vào đêm mùng 9, rạng sáng mùng 10 tháng Giêng hàng năm.

Trong lễ hội, 12 thanh niên thực hiện lễ cầu. Họ dùng vồ đập đất thay phiên nhau nện vào đầu trâu cho đến khi trâu lễ gục xuống, chết mới thôi.

Ngay sau khi nhận được thông tin này, trao đổi với chúng tôi vào chiều tối 28/2, ông Nguyễn Tam Thanh, cán bộ phúc lợi động vật, Tổ chức động vật châu Á đã bày tỏ sự kịch liệt phản đối nghi lễ mang tính tàn ác đối với động vật trong lễ hội Cầu Trâu.

"Cũng giống như lễ chém lợn ở Bắc Ninh, lễ hội Cầu Trâu có lối đối xử tàn ác, phi nhân đạo đối với động vật. Những lễ hội này đều có ảnh hưởng tới xã hội về nhiều mặt và không nên được tiếp tục.

Tổ chức động vật châu Á kịch liệt phản đối và kêu gọi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng các cơ quan có thẩm quyền can thiệp nhằm chấm dứt những lễ hội phản cảm này" , ông Thanh nhấn mạnh.


Lễ cầu Trâu bắt đầu, 12 thanh niên thực hiện lễ cầu. Họ dùng vồ đập đất thay phiên nhau nện vào đầu trâu cho đến khi trâu lễ gục xuống đất mới thôi.

Cũng theo ông Thanh, những hành động sát sinh và hành hạ động vật như ở lễ hội Cầu Trâu này là hoàn toàn trái ngược với bản chất truyền thống đạo lý của người Việt Nam, từ xa xưa tới nay là luôn vị tha, nhân đạo.

"Đầu xuân, năm mới là dịp để mỗi người nhớ về công ơn cha mẹ, tổ tiên, ôn lại truyền thống gia đình, trao nhau những lời chúc, những mong ước cho một năm mới an lành, may mắn.

Việc tập trung người hành hạ và tàn sát động vật, dù dưới bất kỳ danh nghĩa nào, không phải là cách để khởi đầu một năm mới an lành.

Và do đó, không thể coi đó là nét đẹp hay là văn hóa của người Việt Nam nhân đạo, vị tha, chuộng hòa bình", ông Thanh bày tỏ.

Theo ông Thanh, cũng như lễ hội chém lợn, lễ hội Cầu Trâu không chỉ gây đau đớn cho con vật, cho những người chứng kiến mà còn có tác động tiêu cực tới toàn xã hội.

"Nó gửi đi thông điệp rằng, động vật chỉ là một dạng đồ vật để con người sử dụng thay vì nhìn nhận chúng như những sinh mệnh sống có tri giác, có khả năng nhận biết những điều đang diễn ra.

Những lễ hội sử dụng động vật theo những hình thức như Cầu Trâu quả thực rất phản cảm và phi đạo đức ", ông Thanh chia sẻ.

Cũng theo ông Thanh, lễ hội nào cũng phải gắn liền với bản sắc của địa phương và văn hóa của dân tộc để truyền bá tính nhân văn cho thế hệ sau.

Nhưng lễ hội này, mặc dù chỉ diễn ra trong một khu vực, xong lại có tác động tiêu cực tới toàn thể xã hội và hoàn toàn không phải là văn hóa hay truyền thống của người Việt.

"Hành động chém giết và hành hạ những con vật, vốn rất gần gũi trong cuộc sống hàng ngày, trước sự chứng kiến của nhiều người, trong đó có cả trẻ em hoàn toàn trái ngược với bản chất truyền thống đạo lý của người Việt Nam.

Đây cũng không thể gọi là văn hóa sống của con người, do đó cần sớm được chấm dứt", ông Thanh nói.

Ông Thanh cũng nhấn mạnh thêm, việc để trẻ em chứng kiến những hành vi ngược đãi động vật trong các lễ hội như thế này sẽ mang lại những hậu quả khó lường.

"Chúng tôi kêu gọi các cơ quan chức năng hãy chấm dứt những lễ hội phản cảm và tàn bạo này đồng thời sớm ban hành luật phúc lợi động vật quy định việc đối xử nhân đạo đối với động vật", ông Thanh đề nghị.

Hành vi của thời nguyên thủy

Còn nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền (Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam) đã liên tục dùng từ "khiếp, kinh quá" khi được chúng tôi thông tin về lễ hội dùng búa đập đầu trâu đến chết.


Nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền

"Ngày nay, khi chúng ta phục dựng những giá trị được cho là di sản văn hóa phi vật thể của cha ông, chúng ta đã làm sống lại những hành vi như chém lợn, đập búa vào đầu trâu đến chết, cướp lộc, đánh nhau… Trong nền văn minh phát triển của loài người, rõ ràng những hành vi đó phản cảm nhưng khi phán xét thì cần biết rằng đó là những hành vi nguyên thủy".

Ông Hiền cũng chia sẻ, khoa học ngày nay đã lý giải mọi thứ.

Xưa quan niệm mây mưa sấm chớp là thần nên mới có tục thờ tứ pháp; ngày nay thì ta thấy rõ đó là hiện tượng vật lý, hiện tượng thiên nhiên nhưng người ta vẫn thờ bởi thấy đó là những di sản quá khứ cần được phục dựng.

"Đặc biệt, khi các nhà khoa học đều cổ xúy phải tôn trọng ý kiến của chủ thể văn hóa, của cộng đồng thì còn gì để nói nữa!

Xã hội buộc phải chấp nhận những hành vi vốn cực kỳ thịnh hành ở thời trung cổ, thời phong kiến", ông Hiền nhấn mạnh.

Cũng theo ông Hiền, ở đây, phải nhìn nhận từ nhiều phía. Đúng hay sai thuộc về góc nhìn mỗi người.

Chúng ta đã phục dựng quá nhiều lễ hội không còn phù hợp với ngày nay nữa nhưng đã trót phục dựng rồi, bảo cấm thì không thể cấm ngay được.

Về phía cộng đồng, người ta thấy rõ ràng như thế là thiêng, là đặc tính độc đáo của lễ hội nên tự hào về sự độc đáo ấy và không muốn bỏ.

Nhưng vi phạm thân thể, đả thương người khác thì không thể coi là hành động văn minh. Sẽ có nhiều thứ ngụy biện cho điều đó. Đó là những thứ náo loạn của xã hội thời nay mà chúng ta buộc phải chấp nhận.

"Tôi cho rằng rất đáng tiếc vì đã phục dựng quá nhiều những giá trị thời trung cổ mà vốn nó đã chết từ lâu rồi. Người ta đang quay lại tín ngưỡng “mọi vật hữu linh”, coi hòn đá, gốc cây là thiêng rồi thắp hương, khấn vái", ông Hiền nhấn mạnh.

Lễ hội Cầu Trâu (xã Hương Nha, Tam Nông, Phú Thọ) mới được khôi phục lại và được tổ chức thường niên vào đêm mùng 9, rạng sáng mùng 10 tháng Giêng hàng năm.

Những năm trước đây, lễ hội được tổ chức từ tối mùng 2 đến rạng sáng mùng 3 tháng Giêng.

Hiện nay, sau khi phục hồi lại lễ hội thì thời gian tổ chức lễ hội diễn ra từ tối mùng 9 đến rạng sáng mùng 10 tháng Giêng.

Theo lệ tục, trâu được chọn phải là trâu đực béo khỏe. Người được chọn nuôi trâu gọi là chứa lềnh. Chủ chứa lềnh nhất thiết phải ăn chay từ khi rước trâu về.

Lán của trâu phải làm bằng vật liệu mới, mỗi buổi chiều chủ chứa lềnh phải đem trâu ra bến tắm sau đó tự tắm cho mình.

19h ngày mùng 2 tháng Giêng (nay là tối mùng 9 tháng Giêng), nhà chứa lềnh phải làm một cỗ gà và một cỗ chay gồm củ mài, mía ngọt, chè lam, chè kho và hoa quả cùng một hũ rượu.

Tối đến, chủ tế và dân làng cùng 12 “con chùa” (12 trai tân trẻ khỏe với 12 vồ (búa gỗ) để khảo trâu - cầu trâu) đến nhà chứa lềnh rước trâu ra đền Hạ.

Trước khi làm lễ cầu trâu, người ta đốt bên cạnh cột buộc trâu hai bó đuốc bằng nứa khô.

Sau đó, nhà sát làm lễ mật xin "âm dương". Tiếp đó, 12 con chùa múa, cúng trước cửa đền trước khi cầu trâu.

Khi trâu ngã gục và chết, nhà sát phải thử lửa vào bộ phận “sinh thực khí” là bộ phận nhạy cảm nhất của trâu xem trâu đã chết chưa.

Nếu trâu chưa chết nhà sát cho các con chùa đánh tiếp đến khi trâu chết hẳn thì nhà sát mới được mổ.

Sau khi trâu được lột da, người ta chôn 4 chiếc cọc rồi căng da trâu làm “nồi da nấu thịt” tái hiện việc mổ trâu khao quân của nữ tướng Xuân Nương.

Người ta còn cắt 12 miếng thịt trâu ngon ở bắp làm 12 quả đài xinh để tế thần. Sáng mùng 3 tháng Giêng (nay là sáng mùng 10) người dân tổ chức lễ “chạy chài”.

Lễ gồm thịt và lòng trâu đặt trên mâm tre. Sau đó, nhà sát đội ra bến Gềnh để cúng.

Trên đường đi lễ về, người dân thi nhau tranh cướp lễ vật.

Theo quan niệm từ xưa, nếu ai cướp được lễ vật thì năm đó làm ăn phát đạt, con cháu thuận hòa làm ăn gặp nhiều may mắn.

Theo Soha/Trí Thức Trẻ

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận